Cắt Amidan Có Đau Không? Phương Pháp Nào Ít Đau Nhất?
Cắt amidan có đau không là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Quá trình cắt amidan thực tế không đau vì người bệnh được sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê. Nhưng sau khi thuốc mê hết tác dụng, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau trong nhiều ngày. Vậy phương pháp nào cắt amidan ít đau nhất và khắc phục cơn đau sau phẫu thuật bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cắt amidan có đau không?
Việc cắt amidan đang ngày càng trở nên phổ biến. Bởi người bệnh thường chủ quan trong quá trình điều trị viêm amidan cấp dẫn đến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Lúc này bác sĩ phải đề nghị cắt bỏ amidan để loại bỏ ổ viêm hoàn toàn. Nếu không, người bệnh sẽ dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy cắt amidan có đau không và bao lâu thì khỏi?
Giải đáp cho vấn đề này, bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Khi cắt amidan, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây mê hoặc gây tê. Các loại thuốc này giúp người bệnh tê liệt cảm giác và mất ý thức tạm thời. Tuy nhiên, các chức năng của cơ thể sống như hệ tuần hoàn, hô hấp, tim mạch… vẫn hoạt động bình thường để thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ không có cảm giác đau đớn nào trong suốt quá trình cắt amidan.
Tuy nhiên, sau khi hết thuốc gây mê hoặc gây tê, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ngay. Việc đau ít hay đau nhiều, bao lâu mới hết đau còn phụ thuộc vào phương pháp cắt và khả năng hồi phục của người bệnh. Thực hiện cắt amidan bằng công nghệ mới sẽ đỡ đau hơn so với phương pháp truyền thống, vết mổ cũng nhanh lành hơn”.
Cụ thể về thời gian lành vết thương, bác sĩ Lê Phương cho biết, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt amidan, cảm giác đau, khó chịu sẽ diễn ra trong một vài ngày đầu. Sau đó khoảng 7-10 ngày vết thương bắt đầu hồi phục, cảm giác đau, sưng sẽ thuyên giảm dần. Tiếp đó khoảng 10-14 ngày, vết thương lành và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Và cuối cùng, sau 3 tuần vết mổ amidan sẽ lành hoàn toàn, không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp cắt amidan ít đau nhất
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, thời gian cắt amidan không chỉ được rút ngắn mà vết thương còn nhanh hồi phục. Hiện nay, các bệnh viện thường áp dụng cắt amidan bằng dao Laser, dao Plasma, siêu âm, máy Coblator. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:
- Cắt amidan bằng dao siêu âm: Phương pháp sử dụng sóng siêu âm với tần số 55.000 Hz và nhiệt độ dao động 50-100 độ C để loại bỏ ổ viêm. Phương pháp này ít gây đau nhưng quá trình hồi phục tương đối lâu.
- Cắt amidan bằng công nghệ Laser: Phương pháp sử dụng Laser có thời gian đốt rất nhanh và cầm máu tốt. Sau phẫu thuật cũng ít xảy ra tình trạng nhiễm trùng nhưng thời gian hồi phục khá lâu. Bác sĩ phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt trong xử lý Laser để tránh gây biến chứng.
- Cắt amidan bằng dao Plasma: Phương pháp này sử dụng loại dao mỏng với nhiệt độ thấp khoảng 80 độ C. Do đó ít gây tổn thương đến mô xung quanh, ít chảy máu và bị đau.
- Cắt amidan bằng máy Coblator: Phương pháp bóc tách amidan bị viêm nhiễm bằng sóng cao tần với nhiệt độ khoảng 67 độ C nên hầu như không gây tổn thương mô xung quanh. Người bệnh ít bị đau và vết thương rất mau lành. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí thực hiện cao nhất.
Biện pháp giảm đau sau cắt amidan
Sau khi cắt amidan, nếu người bệnh chăm sóc tốt thì sẽ khả năng gặp biến chứng thấp và hồi phục cũng nhanh hơn. Người bệnh cần tuân thủ những lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để giảm đau sau cắt amidan, người bệnh có thể tham khảo biện pháp dưới đây:
- Thuốc giảm đau: Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nhiễm trùng sau cắt amidan. Nếu người bệnh có cảm giác đau nhiều và bác sĩ không kê thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc này, tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi không được kê đơn. Người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Chườm lạnh: Khi nào cảm thấy cổ họng bị sưng đau nhiều, người bệnh có thể dùng khăn chườm lạnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nhiều có thể khiến cổ họng bị sưng viêm. Chỉ nên áp dụng trong 48 giờ đầu kể từ khi cắt amidan.
- Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể mà còn giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Bởi nước có thể giữ cho lớp vảy tại vết mổ amidan luôn ẩm. Người bệnh có thể sử dụng các loại trà thảo mộc giúp giảm sưng viêm để làm dịu cơn đau.
- Hạn chế vận động: Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được hồi phục sau một quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần hạn chế vận động mạnh để hạn chế rủi ro xuất huyết do rách vết mổ.
- Ăn thực phẩm mềm, lỏng: Các thức ăn mềm, lỏng sẽ giảm tối đa sự cọ xát và va chạm với vết thương. Người bệnh sau phẫu thuật có thể uống sữa, nước ép hoặc ăn cháo loãng, súp ấm để bổ sung dinh dưỡng.
Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Sau khi phẫu thuật cắt amidan, người bệnh nếu thấy những biểu hiện sau cần nhanh chóng báo cho bác sĩ và đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Sốt cao trên 38,5 độ, cơ thể không đáp ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
- Cơn đau cùng cổ họng không thuyên giảm.
- Nôn, buồn nôn sau 24 giờ.
- Cơ thể có dấu hiệu mất nước. Cụ thể người bệnh không có nước tiểu trong hơn 8 giờ, môi, lưỡi khô, mắt trũng sâu và không có nước mắt.
- Chảy máu nhiều hơn một vệt trong nước bọt, hoặc có màu đỏ tươi chảy không ngừng sau 2-3 phút.
- Chảy máu mũi hoặc nôn ra máu đỏ tươi.
Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề cắt amidan có đau không qua những chia sẻ trong bài viết. Ngoài ra, nếu người bệnh gặp các vấn đề xuất huyết và đau kéo dài sau 2 tuần kể từ ngày phẫu thuật, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để phòng ngừa biến chứng.
NÊN ĐỌC:
Nội dung chínhCắt amidan có đau không?Phương pháp cắt amidan ít đau nhấtBiện pháp giảm đau sau cắt amidanKhi nào nên gọi cho bác sĩ? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCắt amidan có đau không?Phương pháp cắt amidan ít đau nhấtBiện pháp giảm đau sau cắt amidanKhi nào nên gọi cho bác sĩ? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCắt amidan có đau không?Phương pháp cắt amidan ít đau nhấtBiện pháp giảm đau sau cắt amidanKhi nào nên gọi cho bác sĩ? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCắt amidan có đau không?Phương pháp cắt amidan ít đau nhấtBiện pháp giảm đau sau cắt amidanKhi nào nên gọi cho bác sĩ? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCắt amidan có đau không?Phương pháp cắt amidan ít đau nhấtBiện pháp giảm đau sau cắt amidanKhi nào nên gọi cho bác sĩ? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám […]
Xem chi tiết