Viêm amidan mủ ở trẻ em: Cảnh báo nguy hiểm nếu không phát hiện sớm!
Viêm amidan mủ ở trẻ em là hậu quả của tình trạng viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm. Đây một dạng bệnh mãn tính nặng. Các tổn thương do amidan hốc mủ ở trẻ em khá nghiêm trọng, có thể dẫn tới biến chứng tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp cha mẹ biết cách phòng ngừa và xử lý căn bệnh này ở trẻ em.
Viêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm amidan mủ hay viêm amidan hốc mủ ở trẻ em là một dạng mãn tính nặng của bệnh viêm amidan. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào vị trí ngã 3 hầu họng, từ đó hình thành mủ trắng ở xung quanh amidan, vòm họng và hốc amidan, có mùi hôi khó chịu. Bất cứ cá thể nào cũng có thể trở thành đối tượng của bệnh viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên, trẻ em thường là đối tượng phổ biến dễ mắc bệnh và dễ gặp biến chứng nhất.
Viêm amidan mủ ở trẻ em thường là biến chứng của bệnh viêm amidan cấp tính không được điều trị đúng cách, tái phát nhiều lần. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như khó thở, khàn tiếng, đau rát họng, nuốt vướng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Việc điều trị viêm amidan mủ ở trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy cha mẹ cần chủ động tìm hiểu, phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan mủ, cha mẹ cần xác định để có phương án điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ em:
- Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus
- Thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi
- Vệ sinh tai mũi họng không sạch sẽ hằng ngày.
- Bị các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng liên quan như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi vận mạch…
- Mắc bệnh gây suy giảm đề kháng, miễn dịch
- Môi trường sống, vui chơi của trẻ bị ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
- Trẻ bị viêm amidan cấp tính dài ngày, từ đó hình thành các hốc mủ tại amidan.
Các triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặp
Theo các chuyên gia, các triệu chứng bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em thường khá rõ ràng nhưng đôi khi dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư vòm họng. Điều này có thể dẫn tới những sai lầm trong điều trị, khiến bệnh không khỏi, thậm chí nặng hơn.
Cha mẹ cần nắm vững một số triệu chứng chung, điển hình của bệnh viêm amidan mủ ở trẻ em gồm:
- Khô họng, đau rát họng, đôi khi cơn đau có thể lan tới mang tai
- Miệng tăng tiết nước bọt
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao (có thể sốt lên tới 40 độ C)
- Xuất hiện các hạch cứng, đau ở 2 bên cổ hoặc bên dưới hàm
- Trẻ khó nuốt, đau khi nuốt hoặc có cảm giác nuốt vướng
- Soi họng có thể nhìn thấy các lớp mủ trắng, kích thước lớn, đóng thành khối như bã đậu.
- Bề mặt amidan xuất hiện những chấm mủ trắng, có mùi tanh, hôi khó chịu
- Khó thở, khàn tiếng, ho nhiều, có thể khạc ra mủ trắng.
Trẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?
Hầu hết các cơn sốt do viêm amidan mủ ở trẻ em thường kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể sốt kéo dài tới 10 ngày hoặc hơn. Thời gian và mức độ sốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (do virus hay vi khuẩn), đề kháng của trẻ cũng như cách chăm sóc và điều trị của cha mẹ.
Cần lưu ý, sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Sốt amidan mủ ở trẻ em thường không gây hại, trừ khi sốt quá cao. Do đó, cha mẹ cần chú ý hạ sốt cho trẻ song song với việc điều trị viêm amidan mủ để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm amidan mủ khá phổ biến ở trẻ, do vậy nhiều cha mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Những biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải gồm:
- Suy dinh dưỡng: Viêm amidan hốc mủ có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn tới tình trạng chán ăn, biếng ăn, suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
- Áp xe amidan
- Viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản: Do vi khuẩn di chuyển từ các hốc amidan tấn công sang các vùng lân cận trong khu vực Tai – Mũi – Họng.
- Viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp: Thường do liên cầu khuẩn gây ra
- Ung thư vòm họng
- Biến chứng ngưng thở, ngủ ngáy: Khoảng 1 – 4% trẻ bị viêm amidan hốc mủ gặp biến chứng này. Nguyên nhân do amidan sưng to dẫn đến chèn ép hệ thống hô hấp, gây áp lực cho phổi , khiến trẻ khó thở hoặc gây ra các cơn ngưng thở tạm thời. Ngưng thở thường xuất hiện vào buổi đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bé, khiến bé mệt mỏi và kém tập trung vào ban ngày.
- Nhiễm trùng máu: Có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời
Nguy cơ biến chứng viêm amidan mủ ở trẻ khá cao và rất nghiêm trọng. Do vậy, cha mẹ cần chú ý cảnh giác, không chủ quan bỏ qua các dấu hiệu khởi phát bệnh, đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh biến chứng.
Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ em
Viêm amidan mủ ở trẻ em có thể gây những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng viêm họng bất thường ở con nhỏ, cha mẹ cần chủ động đưa bé đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
Chữa viêm amidan mủ ở trẻ em có nhiều cách, tùy thuốc vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ khuyến cáo và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số cách chữa viêm amidan mủ trẻ nhỏ thường được sử dụng có thể kể đến như:
Điều trị viêm amidan mủ ở trẻ bằng thuốc Tây
Việc sử dụng thuốc Tây có tác dụng kiểm soát và cải thiện triệu chứng, ngừa các biến chứng xảy ra. Đối với viêm amidan mủ ở trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng kháng sinh nhóm Beta Lactam (Penicillin G, Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefixim…) và nhóm Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin…). Kháng sinh chỉ được dùng trong các trường hợp có nhiễm trùng vi khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
- Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin (Alpha Choay), Prednisolon, Methylprednisolon… giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề amidan.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Thường dùng Paracetamol (liều 10 – 15mg/kg, tối đa 75mg/kg/ngày) và Ibuprofen (trong trường hợp trẻ > 6 tháng tuổi dị ứng với paracetamol).
- Thuốc co mạch, giảm sung huyết, chống dị ứng: Pseudoephedrin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… nếu trẻ có triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Dextromethorphan, N – Acetylcystein, Bromhexin… Chỉ dùng trong trường hợp trẻ ho nhiều gây kiệt sức, mất ngủ, đờm đặc, khó khạc nhổ.
- Thuốc súc họng: Betadine, Lysopaine, Oropivalone…
Một vài lưu ý dành cho cha mẹ khi dùng thuốc điều trị viêm amidan mủ ở trẻ:
- Tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia Tai – Mũi – Họng Nhi trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào (kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn) cho trẻ.
- Dùng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cho trẻ tại nhà, đặc biệt là kháng sinh, các corticoid chống viêm và thuốc ho.
- Không sử dụng đơn thuốc cũ hoặc đơn thuốc của trẻ khác, không giảm liều hoặc ngừng thuốc khi triệu chứng bệnh của trẻ mới thuyên giảm
- Nếu trẻ có dấu hiệu phát ban, dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn… hoặc các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bằng thuốc tân dược, cha mẹ nên dừng thuốc và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trẻ nhỏ có nên cắt amidan không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phẫu thuật loại bỏ amidan, cha mẹ có thể tham khảo như:
- Phương pháp sử dụng dao mổ đơn cực và siêu âm
- Phương pháp bóc tách bằng dao
- Phương pháp sluder thường hoặc sluder điện
- Phương pháp Coblator
Trẻ nhỏ có nên cắt amidan không? – Không phải bất cứ trường hợp viêm amidan mủ nào cũng cần được cắt bỏ. Trên thực tế, chỉ định cắt amidan rất hạn chế. Đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, hầu như các bác sĩ khuyến cáo không nên cắt amidan vì có thể ảnh hưởng đến khả năng đề kháng, hệ miễn dịch và sức khỏe lâu dài của trẻ.
Cắt amidan chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm amidan tái phát 5-6 lần trong một năm
- Viêm amidan mủ có biến chứng
- Kích thước amidan quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở
- Viêm amidan mủ gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong ở trẻ do nhiều nguyên nhân: gây mê, kỹ thuật cắt, rối loạn đông máu… Sau phẫu thuật trẻ cần được hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt các quy định về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Mẹo chữa viêm amidan mủ ở trẻ tại nhà bằng dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa viêm amidan hốc mủ sử dụng các thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ lên cơ thể của trẻ như khi dùng thuốc tây. Một số bài thuốc dân gian chữa viêm amidan mủ ở trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo gồm:
- Bài thuốc từ mật ong: Lấy 3 – 5 quả quất (tắc) xanh, rửa sạch, cắt đôi, cho vào chén, chưng (hấp cách thủy) cùng 2 – 3 thìa mật ong trong khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước cho trẻ ngậm 3 lần/ngày, sau bữa ăn ít nhất 30 phút, liên tục trong nhiều ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Lưu ý, cha mẹ không dùng mật ong để chữa viêm amidan mủ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh gây ngộ độc.
- Bài thuốc từ lá hẹ: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ, cho vào bát chưng (hấp) cùng 3 thìa đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Cho trẻ ăn cả nước và cái, ngậm nuốt từ từ, mỗi ngày 2 – 3 lần, liên tục trong 1 tuần.
- Bài thuốc từ bột nghệ: Lấy 1 thìa bột nghệ, pha vào khoảng 200 – 250ml sữa ẩm của trẻ. Cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài những bài thuốc này, mẹ có thể tham khảo thêm các cách chữa từ rau diếp cá, lá đinh lăng, lá khế, cây lược vàng, hạt mướp đắng…. Hầu hết các cách chữa này đều khá đơn giản, dễ làm, tiết kiệm, an toàn và lành tính với trẻ.
Tuy nhiên, hiệu quả của các cách này chưa được khoa học kiểm chứng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của trẻ. Hơn nữa, chúng chỉ có hiệu quả cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị, phù hợp với các trường hợp viêm amidan mủ thể nhẹ. Những trường hợp vừa và nặng hơn, trẻ cần được điều trị bằng các phương pháp điều trị chính thống, khoa học hơn.
Chăm sóc và phòng bệnh cho bé
Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và ngừa bệnh tái phát, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động vui chơi cần nhiều thể lực.
- Để trẻ ngủ đủ giấc.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm, có thể bổ sung 1 số loại nước khác như sữa, canh, soup, nước trái cây tươi, trà thảo mộc…
- Chế biến thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, , bún, phở, thạch, bánh pudding….
- Sử dụng máy phun sương, máy cấp ẩm khi trẻ ngồi điều hòa nhiều hoặc trong thời tiết hanh khô.
- Hướng dẫn trẻ súc miệng/họng bằng nước muối ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn đúng cách
- Đeo khẩu trang và giữ ấm cơ thể trẻ khi ra ngoài
- Hạn chế đưa trẻ đến các khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hơi hóa chất độc hại…
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh lý viêm đường hô hấp khác.
- Tái khám đúng hẹn, khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng đúng, đủ loại.
Trên đây là những thông tin cơ bản, hữu ích về bệnh lý viêm amidan mủ ở trẻ em. Cha mẹ cần chủ động tìm hiểu và nắm vững những thông tin này để biết cách phòng ngừa, phát hiện và xử lý phù hợp khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh để tránh các biến chứng nguy hiểm.
XEM THÊM:
Nội dung chínhViêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủCác triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặpTrẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ emĐiều trị viêm amidan mủ ở […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủCác triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặpTrẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ emĐiều trị viêm amidan mủ ở […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủCác triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặpTrẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ emĐiều trị viêm amidan mủ ở […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủCác triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặpTrẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ emĐiều trị viêm amidan mủ ở […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm amidan mủ ở trẻ em là bệnh gì?Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủCác triệu chứng viêm amidan mủ trẻ em thường gặpTrẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ emĐiều trị viêm amidan mủ ở […]
Xem chi tiết