Cắt Amidan Bằng Phương Pháp Nào Tốt Nhất? Cần Lưu Ý Gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất? Hiện nay, có đến 8 phương pháp cắt amidan nên người bệnh có thể thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp nhất với tình hình tài chính của mình. Bài viết dưới đây sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp để người bệnh có thể đưa ra lựa chọn lý tưởng nhất.

Cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp viêm amidan đã tiến hành điều trị bằng thuốc nhưng không còn hiệu quả. Hiện nay, các bệnh viện chủ yếu triển khai 4 phương pháp phẫu thuật cắt amidan sau:

  • Cắt amidan bằng dao siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm với tần số 55.000 Hz để loại bỏ ổ viêm amidan. Nhiệt độ dao thấp nên ít gây tổn thương mô, ít đau đớn. Nhưng thời gian phẫu thuật lâu, khả năng cầm mạch máu kém và vết thương lâu lành. 
  • Cắt amidan bằng dao Laser: Sử dụng Laser Carbon dioxide để đốt mô amidan nên chỉ mất khoảng 10 – 15 phút phẫu thuật. Người bệnh ít bị nhiễm trùng khi sử dụng phương pháp này, khả năng cầm máu tương đối tốt. Nhưng thời gian bình phục lâu. Bác sĩ thực hiện cũng phải có tay nghề cao để điều khiển tia Laser sao cho không gây ảnh hưởng mô xung quanh.
Bạn có thể áp dụng cách lấy sỏi bằng Laser
Bạn có thể áp dụng cách lấy sỏi bằng Laser
  • Cắt amidan bằng dao Plasma: Sử dụng dao điện cao tần với nhiệt độ vừa phải, dao động khoảng 60 – 80 độ C nên không gây bỏng mô xung quanh. Dao mỏng nên có thể đi sâu vào các hốc amidan, thời gian thực hiện khoảng 30 – 45 phút, vết cắt đẹp, thời gian lành nhanh hơn 2 phương pháp trên. 
  • Cắt amidan bằng máy Coblator: Sử dụng sóng cao tần với nhiệt độ dao động 67 độ C nên hầu như không gây tổn thương, ít đau đớn, thời gian phẫu thuật nhanh. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nói được ngay trong vài giờ, vết thương nhanh lành và ít biến chứng. Tuy nhiên chi phí để thực hiện cao nhất.

Cắt amidan bằng dao siêu âm, Laser và Plasma có chi phí bằng nhau. Cắt amidan bằng máy Coblator sẽ chênh lệch so với các phương pháp còn lại từ 2 – 4 triệu đồng theo từng bệnh viện. Có thể thấy, việc dùng máy Coblator sẽ đem lại nhiều ích lợi cho người bệnh nhưng lại có chi phí cao nhất. Trên thực tế, việc dùng phương pháp nào đem lại hiệu quả tối ưu nhất còn phụ thuộc vào mức độ viêm amidan. 

Chẳng hạn cắt amidan hốc mủ bã đậu nên sử dụng phương pháp Laser để đảm bảo triệt tiêu hốc mủ tốt nhất, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật. Người bệnh không hẳn phải dùng đến phương pháp cắt Coblator đắt đỏ. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để đưa ra lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính của mình.

Cắt amidan là phương pháp cuối cùng mà y học hiện đại áp dụng khi thuốc không còn hiệu quả trong những lần tái viêm. Dù vậy, việc phẫu thuật luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật. Thay vì thực hiện các biện pháp xâm lấn tiềm ẩn rủi ro, người bệnh có thể điều trị viêm amidan triệt để và không lo tái phát bệnh trở lại với bài thuốc đông y.

Khi cắt amidan cần lưu ý những gì?

Trước khi cắt amidan, người bệnh cần đảm bảo đã thực hiện đầy đủ xét nghiệm sức khỏe tiêu chuẩn. Thông qua cuộc xét nghiệm này, bác sĩ có thể phán đoán bệnh nhân đủ sức thực hiện phẫu thuật hay không. Cũng như tỷ lệ gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Sau khi cắt amidan, người bệnh phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt 14 ngày. Theo đó, người bệnh nên:

  • Ngày đầu sau cắt: Không đánh răng trong vòng 24 giờ, uống sữa ấm vừa phải để duy trình dinh dưỡng.
  • Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bình thường, có thể ăn thức ăn loãng như cháo, súp, uống các loại trà, nước ép, sữa, ăn sữa chua…
  • Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14: Có thể ăn các đồ mềm, lỏng khác như bún, phở, bánh đa, cơm nhão…nhưng vẫn hạn chế nhai nuốt đồ dai, khô cứng.
  • Ngày thứ 14 trở đi: Có thể ăn uống như bình thường vì vết mổ đã bình phục.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục sau khi cắt amidan
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục sau khi cắt amidan

Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Người bệnh sau khi phẫu thuật sẽ mất khá nhiều máu nên cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt. Lúc này bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại. Tuy nhiên bạn vẫn nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh phục hồi hơn.
  • Hạn chế nói chuyện: Vết mổ sau khi phẫu thuật vẫn chưa liền hẳn, vì thế bạn nên hạn chế nói chuyện, nhất là 12-24 giờ đầu sau mổ. Với những người áp dụng phương pháp cắt amidan truyền thống nên kiêng nói đến khi vết thương lành hẳn.
  • Giữ họng luôn sạch sẽ: Sau khi mổ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nhiễm trùng cho bạn. Theo đó bạn nên uống thuốc đúng theo chỉ dẫn, đồng thời vệ sinh họng bằng cách súc miệng nhẹ nhàng với nước muối để kháng khuẩn.
  • Chảy máu nhiều cần tái khám ngay: Trường hợp máu chảy liên tục trong 5-10 phút bạn cần đến bệnh viện ngay để được khám chi tiết.

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất qua bài viết trên đây. Hãy nhớ cắt amidan luôn tiềm ẩn biến chứng cả trong và sau khi cắt. Vậy nên người bệnh không được lạm dụng phẫu thuật, chỉ được thực hiện trong trường hợp dùng thuốc không có hiệu quả và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Amidan Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Ra Sao?

Nội dung chínhCắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?Khi cắt amidan cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y […]

Xem chi tiết
Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Ai là người không nên cắt amidan?

Nội dung chínhCắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?Khi cắt amidan cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y […]

Xem chi tiết
Có nên cắt amidan cho người lớn không? Khi nào không nên cắt?

Nội dung chínhCắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?Khi cắt amidan cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y […]

Xem chi tiết
Sau Cắt Amidan Có Hết Viêm Họng Không? Lưu Ý Cho Người Bệnh

Nội dung chínhCắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?Khi cắt amidan cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y […]

Xem chi tiết
Sỏi Amidan Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Và Biện Pháp Phòng Tránh

Nội dung chínhCắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất?Khi cắt amidan cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?