Bệnh ho lao có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Ho lao là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và khó điều trị. Chính vì vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Bệnh ho lao có chữa được không? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh ho lao để giải đáp các thắc mắc trên.

Bệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnh

Trước khi tìm hiểu câu hỏi bệnh ho lao có chữa được không, bạn đọc cần hiểu rõ bệnh lo lao là gì? Những triệu chứng cụ thể của bệnh ho lao.

Theo đó, bệnh ho lao là bệnh lý do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn này có hình dạng giống que nhỏ. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, chúng bắt đầu sinh sôi, phát triển và gây nên bệnh ho lao.

Bệnh ho lao có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể như phổi, não, hay ruột… Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là lao phổi với tỷ lệ cao từ 80-85%. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lao phổi có thể lây thêm cho 10 người xung quanh.

Bệnh lao phổi là bệnh phổ biến nhất khi mắc ho lao
Bệnh lao phổi là bệnh phổ biến nhất khi mắc ho lao

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh ho lao là:

  • Ho khan, ho có đờm kéo dài trên 3 tuần. Ở một số trường hợp nặng hơn có thể ho ra máu
  • Người bệnh cảm thấy sốt nhẹ về chiều
  • Bệnh nhân có triệu chứng ra mồ hôi “trộm”
  • Sụt cân, chán ăn
  • Đau ngực, khó thở
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Nguyên nhân gây ra bệnh ho lao

Vi khuẩn lao chính là nguyên nhân gây ra bệnh ho lao. Vi khuẩn này thuộc họ Mycobacterium. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể người không mắc bệnh qua đường giọt nước bọt phát tán trong không khí. Hoặc chúng có thể thông qua các hạt bụi nhỏ từ môi trường ô nhiễm, ẩm thấp để xâm nhập vào người khác. Theo đó, khi người bị lao phổi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, vi khuẩn sẽ đi vào phổi những người tiếp xúc gần khiến phổi nhiễm bệnh.

Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra bệnh ho lao
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra bệnh ho lao

Từ phổi người nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Vi khuẩn tấn công thông qua máu hoặc bạch huyết, hủy hoại dần những bộ phận khác. Do đó, người bệnh có thể bị lao ở các bộ phận như xương, gan, thận…

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị vi khuẩn lao xâm nhập cũng mắc bệnh ho lao. Bệnh nhân có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch mạnh sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thời gian phát bệnh chậm, hoặc không phát bệnh. Ngược lại, khi người bệnh có hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát bệnh nhanh.

Bệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứng

Theo báo cáo do Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra, số lượng người mắc bệnh ho lao trên toàn cầu là khoảng 10 triệu ca/năm. Trong đó, số bệnh nhân tử vong đã lên tới 1,6 triệu ca. Do đó, rất nhiều người lo lắng trước câu hỏi Bệnh ho lao có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Như vậy, bệnh ho lao là một căn bệnh cực kỳ NGUY HIỂM. Nếu không được phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể dẫn tới tử vong (tỷ lệ này lên tới 51%). Thậm chí khi người bệnh đã được điều trị khỏi vẫn có nguy cơ tái phát bệnh và biến chứng.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân bị ho lao có thể gặp phải:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là tình trạng thành ngực và phổi của người bệnh bị ứ đọng khí. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không khí bị tràn vào quá nhiều. Hiện tượng này tạo áp lực lên phổi khiến phổi bị xẹp. Tràn dịch màng phổi là tình trạng khoang màng phổi của người bệnh bị ứ đọng quá nhiều chất lỏng. Bình thường chỉ một lượng chất lỏng đã có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả.

Khi mắc ho lao, vi khuẩn ho lao sẽ làm thông lối đi giữa phổi và các khoang màng phổi. Lúc này, dịch và khí tràn ra quá nhiều khiến cho phổi bị co ép lại gây nên hiện tượng khó thở, ngạt thở, tức ngực. Nếu người bệnh không được thông đường thở nhanh chóng rất có thể dẫn tới tử vong.

Ho ra máu

Triệu chứng này cảnh báo bệnh ho lao đã diễn tiến nặng. Lúc này, vi khuẩn lao đã tấn công và phá hủy phổi. Vi khuẩn sẽ phá vỡ các cấu trúc làm thủng mạch máu khiến cho máu chảy trong phổi.

Ban đầu vi khuẩn lao chỉ phá hủy những mạch máu nhỏ. Tuy nhiên theo thời gian, chúng tấn công những mạch máu lớn gây chảy máu trên diện rộng. Khi đó, người bệnh sẽ có triệu chứng ho ra máu. Lượng máu nhiều sẽ bịt kín các đường phế quản khiến người bệnh bị tắc thở dẫn tới tử vong.

U nấm Aspergillus phổi

Đây là biến chứng khi người bị ho lao đã được điều trị khỏi nhưng vẫn tồn tại nhưng hang lao. Hang lao nhỏ có thể không gây ra biến chứng hoặc xơ hóa dần sau đó biến mất. Ngược lại những hang lao lớn khó bị xơ hóa, thời gian tồn tại lâu tạo điều kiện thuận lợi để nấm Aspergillus fummigatus sinh sôi. Nấm Aspergillus fummigatus dần phát triển tạo cục lớn. Dấu hiệu nhanh nhất để phát hiện u nấm là khi người bệnh ho ra máu thường xuyên, dai dẳng.

Xơ phổi

Tình trạng này xuất hiện khi bệnh nhân từng chịu tổn thương ở phổi. Cụ thể do các bệnh như viêm phổi, nhồi máu phổi,… trong đó có bệnh ho lao.

Xơ phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh ho lao
Xơ phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh ho lao

Xơ phổi là hiện tượng các mô trong phổi bệnh nhân trở nên dày và cứng, không còn co giãn. Lâu dần, chúng tạo thành sẹo cản trở hoạt động đường hô hấp, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho khan.

Bệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quả

Rất nhiều bệnh nhân bị ho lao đã thắc mắc những câu hỏi chung như bệnh ho lao có chữa được không? Chữa trong bao lâu thì khỏi? Theo đó, hầu hết, những người bị bệnh ho lao có thể chữa khỏi nếu áp dụng phương pháp điều trị thích hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là những phương pháp trị ho lao đã được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

Điều trị ho lao theo phương pháp Tây y

Nhờ khoa học kĩ thuật hiện đại, Tây y giúp phát hiện sớm triệu chứng và những di chứng của bệnh ho lao. Từ đó, các bác sĩ xây dựng được phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Hiện nay, sử dụng thuốc kháng lao là một trong những phương pháp điều trị bệnh ho lao phổ biến, mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị lao:

  • Isoniazid (INH): Tác dụng chính là kìm khuẩn và diệt khuẩn
  • Rifampin (RIF): Diệt vi khuẩn lao trong và ngoài tế bào
  • Ethambutol (EMB): Ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao, tác dụng nhất ở thời kỳ nhân lên
  • Pyrazinamide (PZA): Diệt vi khuẩn lao, chủ yếu sử dụng trong giai đoạn điều trị lao mới và lao tái phát.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải dựa vào cơ thể của mỗi người. Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ đưa ra một phác đồ điều trị riêng. Phác đồ này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Cơ quan nhiễm lao
  • Độ tuổi
  • Mức độ đề kháng với thuốc

Bệnh ho lao thường có thời gian điều trị kéo dài trên 6 tháng hoặc hơn. Vì vậy, để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh ho lao, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Người bệnh cần uống thuốc đúng, đủ và đều đặn theo quy trình phác đồ đã đặt ra. Bệnh nhân cần tới các bệnh viện để tái khám định kỳ thường xuyên.

Bài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quả

Bài thuốc từ Đông y có tác dụng trị ho lao an toàn mà hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc bổ phổi, giảm ho, lưu thông máu mà người bệnh lao có thể tham khảo, áp dụng:

Bài thuốc 1 – Trị chứng đau ngực, sụt cân, chán ăn

Chuẩn bị các nguyên liệu: Sinh địa, thiết sắc thảo mỗi vị 16g, hủ trường, sa sâm, bạch hộ, mạch môn mỗi loại 12g. Kết hợp cùng huyền sâm, bách hợp mỗi loại thảo dược bạn chuẩn bị 12g. Cuối cùng là 8g bạch cập. Đem các loại thảo dược này sắc lên, uống mỗi ngày 1 thang từ 5-8 tháng.

Bài thuốc 2 – Trị chứng sốt về chiều, các triệu chứng ho

Chuẩn bị các thảo dược: Trọng đài, mạch môn, hoa mõm chó, sa sâm mỗi thứ 12g. Thêm vào dược liệu: A giao 8g, thiên môn 8g và cuối cùng bạch hộ 6g. Sắc thuốc trong vòng 30 phút, nên uống sau bữa ăn nửa tiếng.

Bài thuốc 3 – Giúp bổ phổi, giảm ho

Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Sa sâm, lộc trường, kỷ căn bách hộ mỗi loại 18g. Kết hợp với 18g sinh địa, 16g tích cú và cuối cùng là 6g xạ can. Đem sắc thuốc trong vòng 30 phút, uống ngày 3 lần.

Trị bệnh ho lao bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là một trong những phương pháp đơn giản mà hữu ích để chữa ho lao. Một số mẹo dân gian chữa ho lao bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng gạo lứt để trị ho lao

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Gạo lứt, cà rốt, đường trắng mỗi loại 100g; quả trám trắng 50g.
  • Cách thực hiện: Vo sạch gạo, bỏ vào nồi cùng 1 lít nước. Luộc chín quả trám rồi bỏ hạt, thái thật nhỏ. Rửa sạch cà rốt thái hạt lựu. Ninh đến khi gạo bung ra, rồi cho trám, cà rốt vào đun nhỏ lửa, khi chín nhừ thì tắt bếp.
Mẹo dân gian trị bệnh ho lao từ gạo lứt
Mẹo dân gian trị bệnh ho lao từ gạo lứt

Tác dụng của gạo lứt – mẹo dân gian giúp giảm ho do lao, thanh nhiệt giải độc.

Dùng mật ong để trị ho lao

  • Chuẩn bị: 120ml mật ong, 120ml nước cốt gừng tươi. Kết hợp cùng nước ép táo, nước ép lê, sữa tươi mỗi nguyên liệu 1 bát. Đem tất cả đun trên lửa nhỏ cho hòa vào nhau. Mỗi lần uống lấy ra 1-2 thìa pha với nước đun sôi.
  • Tác dụng chính: Giảm đờm, chống viêm cho người bị bệnh ho lao.

Trị ho lao từ cây diệp hạ châu

  • Chuẩn bị: Diệp hạ châu. Công dụng chính của diệp hạ châu là điều trị viêm gan, điều trị đường tiêu hóa… Trong đó, công dụng chống viêm, sát khuẩn của diệp hạ châu hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp.
  • Các thực hiện: Đem diệp hạ châu rửa sạch, đổ nước vào lá, đun dưới lửa nhỏ. Đến khi còn ⅓ nước thì bắc ra đổ vào chén, ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn 1 tiếng để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.

Các cách phòng bệnh ho lao hiệu quả

Nhằm tránh lây lan bệnh ho lao trong cộng đồng, đồng thời ngăn ngừa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Người bị ho lao khi ho, hắt hơi cần lấy tay che miệng
  • Không khạc nhổ đờm bừa bãi
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị
  • Hạn chế đến những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, nhiều bụi bẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn
  • Tuân thủ liệu trình, uống thuốc đúng, đủ và đều đặn theo phác đồ điều trị
  • Tái khám định kỳ mỗi tháng 1 lần
  • Tiêm phòng bệnh lao

Như vậy đáp án của câu hỏi bệnh ho lao có chữa được không đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Theo đó, khi thấy cơ thể có những triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được tư vấn điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ chính mình và người thân.

Array
Câu hỏi thường gặp
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Nội dung chínhBệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây ra bệnh ho laoBệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứngBệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quảĐiều trị ho lao theo phương pháp Tây yBài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quảTrị bệnh ho lao bằng […]

Xem chi tiết
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chínhBệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây ra bệnh ho laoBệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứngBệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quảĐiều trị ho lao theo phương pháp Tây yBài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quảTrị bệnh ho lao bằng […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho có tiêm phòng uốn ván được không và nên tiêm ở tháng thứ mấy?

Nội dung chínhBệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây ra bệnh ho laoBệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứngBệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quảĐiều trị ho lao theo phương pháp Tây yBài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quảTrị bệnh ho lao bằng […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho khám ở đâu tốt nhất? Top 6 địa chỉ uy tín hàng đầu

Nội dung chínhBệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây ra bệnh ho laoBệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứngBệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quảĐiều trị ho lao theo phương pháp Tây yBài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quảTrị bệnh ho lao bằng […]

Xem chi tiết
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Chuyên gia giải đáp cụ thể

Nội dung chínhBệnh ho lao là gì? Triệu chứng của bệnhNguyên nhân gây ra bệnh ho laoBệnh ho lao có nguy hiểm không? Biến chứngBệnh lao có chữa được không? Cách trị bệnh hiệu quảĐiều trị ho lao theo phương pháp Tây yBài thuốc Đông y trị ho lao hiệu quảTrị bệnh ho lao bằng […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?