9 tư thế Yoga trị viêm xoang hiệu quả, tăng cường sức đề kháng
Ngày càng có nhiều người tập Yoga để trị viêm xoang, cải thiện các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, Yoga cũng là bộ môn giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Vậy những động tác Yoga nào có lợi cho người bệnh viêm xoang và cần lưu ý những gì để tập thật hiệu quả và an toàn? Mời người bệnh cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Tại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?
Yoga là bộ môn có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm xoang rất hiệu quả. Tất cả là nhờ kết hợp kiểm soát hơi thở và chuyển động dẻo dai của cơ thể. Nó không chỉ giúp người bệnh thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng mà còn điều hòa khí huyết, loại bỏ độc tố có hại và nâng cao hệ miễn dịch.
Sở dĩ là Yoga trị viêm xoang được là nhờ khả năng tác động lên toàn bộ tuyến nội tiết trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của gan và thận cũng như cải thiện hệ tuần hoàn máu. Khi các cơ quan này hoạt động hiệu quả thì cơ thể cũng được thanh lọc, đường hô hấp được làm sạch. Sau khi tập Yoga, số lượng gen trong tế bào miễn dịch cũng tăng gấp 3 lần so với hoạt động đi bộ tự nhiên, từ đó ức chế sự phát triển của các tế bào có hại.
Trong điều trị viêm xoang, người ta thường kết hợp các bài tập Kriya (Thanh lọc) và Pranayama (Thở) với nhau. Nếu Kriya giúp điều hòa chất dịch trong cơ thể, làm giảm độ đặc quánh của dịch nhầy đường hô hấp thì Pranayama lại cải thiện quá trình đào thải chất dịch, làm mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả
Để tập Yoga thì người bệnh cần sử dụng một tấm thảm, mặc bộ đồ rộng rãi và có chất liệu co giãn để hoạt động dễ dàng. Trước khi bước vào những động tác cụ thể thì cần khởi động cơ thể với tư thế thiền để điều hòa hơi thở. Điều này sẽ giúp bạn quên đi lo âu, căng thẳng và lưu thông khí huyết tốt hơn.
- Người bệnh ngồi khoanh hai chân vào với nhau và ngồi thẳng lưng.
- Ngón tay nắm hờ đặt trên hai đầu gối, hít sâu và thở ra khoảng 10 lần.
Sau khi thiền xong, người bệnh phối hợp tập các động tác cơ bản sau:
Tư thế núi (Tadasana)
Tác dụng: Đây là nền tảng của các tư thế, người bệnh tập tư thế này đầu tiên để cảm thấy sự uyển chuyển và linh hoạt của cơ thể rồi mới tập các tư thế tiếp theo.
Cách thực hiện:
- Hai chân khép lại, đứng thẳng lưng, trọng lượng cơ thể không đặt vào đầu mũi chân hay gót chân mà phải phân bố đều trên cả bàn chân.
- Hóp mông, hóp bụng, ngực ưỡn, cơ đùi kéo căng, từ từ đưa tay lên trên và đầu hơi ngửa ra đằng sau.
- Khi tay đưa lên thì hít thở sâu vào, khi hạ tay xuống thì thở ra, lặp lại động tác này khoảng 5 lần.
Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)
Tác dụng: Đây là tư thế có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu ở mũi xoang lưu thông tốt, giảm phù nề, sung huyết mũi để các chất dịch được đào thải dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Người đứng thẳng, hai tay thả lỏng ở bên hông và hít thật sâu vào.
- Bắt đầu thở ra nhẹ nhàng và cúi gập người về phía trước, cố gắng ép vai càng sát vào chân càng tốt, sao cho đầu và ngực chạm được vào chân.
- Giữ tư thế này trong khoảng 15 – 30 giây, kết thúc tư thế bằng cách hít vào và thở ra, từ từ đứng thẳng lên.
Tư thế con cá (Matsyasana)
Tác dụng: Tư thế này giúp người bệnh điều hòa hơi thở và giúp chất dịch trong mũi xoang lưu thông tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân khép chặt với nhau, lòng bàn tay đặt song song với mặt sàn.
- Bắt đầu đan chéo hai chân lại với nhau và từ từ nằm xuống sàn, chân giữ nguyên với tư thế đùi và đầu gối ở trên sàn.
- Nâng phần ngực lên cao hơn còn đỉnh đầu thì hướng xuống dưới, đỉnh đầu chạm sàn.
- Kết thúc tư thế bằng cách nâng đầu lên trước rồi mới hạ ngực xuống, chân tay thư giãn thoải mái.
Lưu ý: Người bị chấn thương cổ không nên tập tư thế này.
Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)
Tác động: Cải thiện chức năng của hệ hô hấp và các cơ quan vùng bụng, lưng, đùi, thư giãn tâm trí và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi giúp người bệnh ngủ ngon.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai vai và hai tay thả lỏng.
- Từ từ hít vào và vươn người về phía trước, hai tay nắm hai lòng bàn chân.
- Cố gắng kéo dãn lưng gập về phía trước sau cho đầu chạm gối.
- Từ từ thở ra và trở lại tư thế ban đầu, người thả lỏng.
Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)
Tác dụng: Tư thế này có lợi cho hệ hô hấp nhờ mở rộng phổi đồng thời giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa xuống sàn, hai tay thả lỏng và đặt cạnh hông đùi.
- Từ từ nâng đầu gối vuông góc với mặt sàn, hông và ngực nâng lên, cổ vẫn chạm sàn.
- Bàn chân nhấn xuống sàn để giữ vững và nên giữ khoảng cách rộng bằng vai.
- Hai tay đan vào nhau và đặt thẳng dưới hông, nếu tập lâu rồi có thể cố gắng nắm lấy cổ chân.
- Phải cảm nhận được sự căng của lưng, cổ, ngực thì mới đạt được tư thế đúng.
Lưu ý: Không áp dụng cho người bị chấn thương cổ, lưng, vai và đau đầu gối.
Tư thế Yoga trị viêm xoang rắn hổ mang (Bhujangasana)
Tác động: Cải thiện hệ hô hấp nhờ tác động vào phổi, điều hòa hơi thở giúp người bệnh dễ thở hơn.
Cách thực hiện:
- Nằm úp người song song với mặt sàn, chân khép lại và tay thả lỏng đặt hai bên hông.
- Từ từ đưa tay về phía trước, chống lòng bàn tay xuống mặt sàn và nâng cao người lên cao, cổ ngửa ra đằng sau và hít thật sâu.
- Tư thế lúc này sẽ giống với rắn hổ mang đang ngẩng đầu, cơ bụng và đùi phải siết thật chặt lại.
- Kết thúc tư thế bằng cách thở ra và thả lỏng cơ thể về trạng thái thư giãn ban đầu.
Lưu ý: Không áp dụng cho phụ nữ có thai, chấn thương lưng, hội chứng ống cổ tay, nhức đầu, người phẫu thuật bụng trong thời gian gần, người bị thoát vị đĩa đệm.
Tư thế chó cúi mặt (Adho Mukha Svanasana)
Tác dụng: Tư thế này giúp dòng máu chảy ngược về phía đầu và sau đó lại luân chuyển về vùng bụng khi đứng thẳng dậy. Đồng thời làm giảm đau nhức đầu, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu tư thế bằng cách ngồi quỳ trên mặt sàn, sau đó đưa người và hai tay về phía trước.
- Tay và đầu gối chống vuông góc với mặt sàn, lưng và hai chân song song với mặt sàn, chân dang rộng bằng vai và lòng bàn chân ngửa lên trên.
- Thu người về phía sau và đứng lên, uốn cong người, tay nhấn mạnh xuống mặt sàn, đầu cúi xuống, mắt nhìn về phía rốn.
Lưu ý: Người bị huyết áp cao, có vấn đề về mắt, trật khớp vai, hội chứng ống cổ tay, tiêu chảy không nên tập tư thế này.
Tư thế mặt bò (Gomukhasana)
Tác dụng: Tư thế này giúp cho lồng ngực được mở rộng, tốt cho hệ hô hấp và người bệnh hít thở dễ dàng hơn
Cách thực hiện:
- Hai chân khoanh lại với nhau, cố gắng bắt chéo sao cho mặt trên hoặc mu của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn, hai đầu gối song song với nhau.
- Một tay hướng về phía trước, nâng lên trên, cùi chỏ sát với đầu và tai, bàn tay buông xuống vắt ra sau vai .
- Một tay hạ xuống, cùi chỏ sát với thắt lưng, bàn tay nâng lên nắm lấy tay vắt ra sau vai.
- Giữ tư thế trong khoảng 10 – 30 giây và trở lại tư thế ban đầu, ngồi thả lỏng
Lưu ý: Người bị viêm gây xoay cổ tay, chấn thương chân không nên tập luyện động tác này.
Tư thế Nhân sư (Sphinx Pose)
Tác dụng: Tư thế này tác động đến phổi, điều hòa khí huyết và thải độc rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nằm trên thảm, hai bàn tay và cánh tay đặt song song với mặt thảm, khuỷu tay chạm thảm.
- Siết chặt cơ lưng, bụng, đùi và đầu ngẩng cao lên, mắt nhìn thẳng.
- Giữ tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút, hít thở đều.
Bài tập thở Pranayama Yoga
Có tất cả 5 dạng thở trong Pranayama Yoga bao gồm Dirga Pranayama (dạng thở ba phần), Ujjayi Pranayama (hơi thở của chiến binh), Bhramari Pranayama (ong thở), Kapalabhatti Pranayama (thở làm sạch thùy trán), Nadi Shodana Pranayama (thở luân phiên). Trong đó chỉ có 3 dạng thở là thích hợp với người bị viêm xoang, giúp tinh thần thư giãn và hệ thống xoang được thông thoáng.
Kapalbhati Pranayama
Tác dụng: Tác động lên hệ hô hấp, giúp thanh lọc phổi và giảm triệu chứng của các bệnh lý viêm đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Ngồi khoanh chân lại với nhau, lưng thẳng và hai tay đặt lên đầu gối
- Hít thật sâu vào, hơi thở di chuyển đến bụng khiến bụng căng lên rồi thở mạnh ra.
- Trong lúc này bụng vẫn hóp lại để không khí được đẩy ra khỏi phổi nhờ sự co lại của cơ hoành.
- Thực hiện 15 nhịp thở như vậy rồi thư giãn cơ thể.
Lưu ý: Người bị đau tim, cao huyết áp, thoát vị đĩa đệm, hen suyễn, hay chóng mặt, hơi thở gấp gáp thì không nên tập Kapalbhati Pranayama.
Nadi Shodhana Pranayama
Tác dụng: Tăng cường chức năng của hệ hô hấp, sự lưu thông của không khí trong hệ thống xoang, kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm.
Cách thực hiện:
- Ngồi khoanh chân lại với nhau, lưng thẳng.
- Gập đầu ngón trỏ và ngón giữa lại\
- Dùng ngón áp út và ngón út ấn vào một bên lỗ mũi
- Hít thở bằng bên lỗ mũi còn lại.
- Thực hiện mỗi bên mũi 10 lần.
Dirga Pranayama
Tác dụng: Điều hòa khí huyết cơ thể, tăng sự tập trung, giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa xuống sàn với tư thế thả lỏng, mắt nhắm lại, loại bỏ mọi suy nghĩ trong đầu, thật thư giãn và tập trung về hơi thở của chính bạn.
- Phần thứ nhất: Hít thở thật sâu để không khí từ mũi lan đến qua bụng, bụng căng phồng. Sau đó lại thở ra và đẩy không khí từ bụng ra mũi. Lặp lại điều này 5 lần.
- Phần thứ 2: Hít thở thật sâu để không khí từ mũi lan đến qua bụng, bụng căng phồng. Hít thêm một lần nữa để không khí lan vào lồng ngực, xương sườn mở rộng ra. Khi thở ra thì không khí sẽ đi từ lồng xương sườn trước, xương sườn trượt lại gần nhau, rốn kéo về phía cột sống. Lặp lại điều này 5 lần.
- Phần thứ 3: Hít thở để đẩy không khí vào bụng và xương sườn như phần 2. Sau đó hít thêm một chút không khí để chúng lan vào ngực đến tận xương đòn. Khi thở ra thì không khí từ ngực và xương đòn ra trước tiên, lồng ngực và xương sườn trượt lại gần nhau, rốn kéo về phía cột sống.
Lưu ý: Người bị chấn thương lưng và nhức đầu không tập tư thế này.
Những lưu ý khi tập Yoga trị viêm xoang
Yoga là sự phối hợp của hơi thở và các chuyển động cơ thể. Cho nên trong quá trình tập người bệnh cần hít vào – thở ra đúng cách và đúng nhịp. Như vậy cơ thể mới được điều hòa, thải độc hiệu quả và Yoga mới có tác dụng trị viêm xoang. Người bệnh phải tập từ động tác cơ bản đến nâng cao, không đốt cháy giai đoạn dẫn đến chấn thương khi tập.
Thời điểm lý tưởng để tập Yoga trị viêm xoang là vào buổi sáng sau khi thức dậy bởi đây là thời điểm mũi khó chịu nhất do dịch nhầy ứ đọng lại sau cả một đêm. Hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút để có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Mỗi ngày người bệnh chỉ cần tập từ 15 – 20 phút, phối hợp nhiều động tác với nhau giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi tập Yoga người bệnh cũng cần lưu ý:
- Không ăn trước khi tập khoảng 2 giờ để đảm bảo dạ dày hoạt động hiệu quả, không gây đau dạ dày hoặc trào ngược thực quản.
- Không nên tắm ngay sau khi tập ít nhất 30 phút, nếu ra mồ hôi nhiều thì cần để người thật khô ráo.
- Quá trình tập luyện phải tuân thủ cấu trúc tự nhiên của cơ thể, không quá gò ép cơ thể dẫn đến chấn thương.
- Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để có lộ trình tập luyện phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
- Phụ nữ có thai nên tham gia các lớp tập Yoga chuyên nghiệp, có hướng dẫn của huấn luyện viên, không nên tự tập luyện tại nhà.
- Phối hợp tốt với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Trên đây là các động tác Yoga trị viêm xoang từ cơ bản đến nâng cao mà người bệnh có thể tham khảo. Người bệnh có thể tự tập luyện tại nhà hoặc đăng ký lớp Yoga chuyên nghiệp để giáo viên hướng dẫn bài bản hơn. Hãy kiên trì tập luyện đều đặn để triệu chứng viêm xoang được cải thiện nhanh chóng, đồng thời nâng cao nền tảng sức khỏe giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.
Các bài tập yoga tác động trực tiếp đến hơi thở, cơ hoành và các cơ quan của hệ hô hấp. Vì vậy, bộ môn này có thể làm giảm các triệu chứng đau đầu, ho, khó thở, nghẹt mũi ở người bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm xoang, người bệnh cần lựa chọn việc điều trị bằng thuốc đặc trị rồi kết hợp tập thêm yoga để kiểm soát bệnh.
Nội dung chínhTại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả Tư thế núi (Tadasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)Tư thế con cá (Matsyasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)Tư thế Yoga trị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả Tư thế núi (Tadasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)Tư thế con cá (Matsyasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)Tư thế Yoga trị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả Tư thế núi (Tadasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)Tư thế con cá (Matsyasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)Tư thế Yoga trị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả Tư thế núi (Tadasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)Tư thế con cá (Matsyasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)Tư thế Yoga trị viêm […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao Yoga giúp trị viêm xoang hiệu quả?Các tư thế Yoga cơ bản trị viêm xoang hiệu quả Tư thế núi (Tadasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang đứng gập người (Uttanasana)Tư thế con cá (Matsyasana)Tư thế Yoga trị viêm xoang ngồi gập người (Paschimottanasana)Tư thế cây cầu (Setu Bandhasana)Tư thế Yoga trị viêm […]
Xem chi tiết