Viêm xoang đau sau gáy có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì trong điều trị
Viêm xoang đau sau gáy là triệu chứng có thể gặp ở rất nhiều người bị nhiễm trùng xoang. Nhiều người băn khoăn liệu đây là dấu hiệu của dạng viêm xoang gì, có nguy hiểm không, khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Viêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?
Viêm xoang là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót trong xoang do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp kích thước các lỗ thông xoang, làm cho chất nhầy và dịch mủ tắc nghẽn, không thoát được ra ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và đau nhức. Mức độ và vị trí đau nhức trong bệnh viêm xoang phụ thuộc vào vị trí xoang bị viêm nhiễm. Trong đó, viêm xoang đau sau gáy thường xảy ra ở nhóm xoang phía sau.
Theo sinh lý giải phẫu, hệ thống xoang ở người được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm xoang trước: Gồm xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán
- Nhóm xoang sau: Gồm xoang sàng sau và xoang bướm.
Nếu bị viêm xoang trán, người bệnh thường đau ở khu vực giữa 2 đầu lông mày. Viêm xoang hàm đau ở vùng má. Viêm xoang sàng trước đau nhức ở 2 mắt. Còn đau sau gáy thường gặp ở những bệnh nhân viêm xoang sàng sau và xoang bướm.
Ngoài đau sau gáy, người bệnh viêm xoang sau còn có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như:
- Đau âm ỉ ở 2 bên thái dương, gốc mũi, đôi khi đau dữ dội sâu bên trong đầu
- Bì mờ mắt đột ngột, giảm thị lực rõ rệt
- Ù tai, đau tai, choáng váng, cảm giác nặng đầu, nặng mắt và nặng trong tai.
- Rát cổ, khô họng, ngứa họng, có thể ho nhiều kèm theo đờm, khó thở, khò khè
Vậy viêm xoang đau sau gáy có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đau sau gáy có thể dấu hiệu cảnh báo các tổn thương tại xoang sàng sau và xoang bướm. Đây là một triệu chứng khá nguy hiểm, có thể dẫn tới các biến chứng về não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số biến chứng người bệnh cần cảnh giác khi bị viêm xoang đau sau gáy gồm:
- Viêm não, viêm màng não
- Áp xe não
- Lồi nhãn cầu, áp xe mí mắt
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Hạn chế tầm nhìn, mất thị giác, mù lòa
Nếu người bệnh có triệu chứng đau sau gáy khi bị viêm xoang thì cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện chẩn đoán ngay. Tuyệt đối không ủ bệnh lâu dài làm tăng nguy cơ gặp biến chứng.
Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáy
Nguyên nhân viêm xoang gây đau nhức sau gáy thường là do viêm nhiễm. Phản ứng viêm tại các hốc xoang sàng và xoang bướm có thể tác động đến hệ thống rễ thần kinh xung quanh. Từ đó tác động trực tiếp tới khu vực đỉnh đầu, chẩm, sau gáy, hình thành các cơn đau, nhức khó chịu.
Do đó, khi bị viêm ở xoang sàng sau và xoang bướm, người bệnh thường gặp các cơn đau ở sau gáy, sau đó lan ra diện rộng hơn. Tình trạng đau này có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi nhiệt độ thời tiết lạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang sàng sau và xoang bướm, phổ biến nhất là:
- Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus xâm nhập tấn công đường hô hấp hình thành các ổ viêm nhiễm tại các hốc xoang
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến có thể không thích ứng được, gây suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể là nguyên nhân gia tăng viêm xoang.
- Dị ứng: Một số tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, nước bẩn, hóa chất, khói bụi, nấm mốc… có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số cơ địa nhạy cảm, gây nên tình trạng phù nề, sưng viêm niêm mạc xoang
- Nguyên nhân khác: Dị tật vách ngăn xoang, ô nhiễm môi trường, tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc…
Cách điều trị viêm xoang đau sau gáy
Để điều trị viêm xoang đau sau gáy, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng và thể trạng mỗi người, các bác sĩ có thể đề xuất một trong số các phương pháp điều trị sau:
1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà
Với trường hợp viêm xoang đau sau gáy chưa nặng, các biện pháp dưới đây có thể khắc phục và cải thiện hiệu quả một số triệu chứng bệnh:
Vệ sinh bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ 0,9% có thể giúp làm loãng dịch nhầy mủ, sát trùng nhẹ và giảm các phản ứng viêm trong bệnh viêm xoang hiệu quả.
Tuy nhiên, do đặc điểm giải phẫu xoang sàng sau và xoang bướm nằm sâu bên trong, rất khó tác động tới nên người bệnh có thể thực hiện bằng cách ngửa đầu và bơm dung dịch nước muối vào. Sau đó giữ nguyên tư thế và xì sạch mũi để tống hết dịch mủ ra ngoài.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước muối súc họng mỗi ngày để ngăn ngừa hoặc cải thiện biến chứng viêm họng, viêm phế quản thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang sàng sau.
Xông hơi
Hơi ấm từ nước có thể làm tăng độ ẩm trong xoang, làm loãng dịch nhầy và tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Để tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các loại tinh dầu trong quá trình xông hơi.
Cụ thể, hãy nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu sả, tràm, bạch đàn hoặc bạc hà… vào chậu nước nóng được chuẩn bị để xông hơi. Trùm chăn kín đầu mặt rồi hít sâu, thở chậm để hơi nước mang theo tinh dầu đi sâu vào các hốc xoang phía sau và cải thiện tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
Biện pháp này còn giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tâm trạng và ngừa chứng mất ngủ do viêm xoang.
Lưu ý: Không sử dụng nước quá nóng, giữ khoảng cách giữa mặt và nước xông tốt nhất là 30cm, không để quả gần tránh gây bỏng hơi. Xông hơi liên tục mỗi ngày 1 – 2 lần, thời gian mỗi lần khoảng 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm ấm
Nhiệt độ của các túi chườm có thể giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn nở các mạch máu, cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề, tắc nghẽn khi bị viêm xoang. Giải pháp này hoàn toàn có thể giúp làm giảm nhanh các cơn đau sau gáy, đau đầu do nhiễm trùng xoang gây ra.
Người bệnh có thể sử dụng các túi chườm có nhiệt độ khoảng 60 -70 độ C, áp vào vùng say gáy trong khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 vài lần để đạt hiệu quả điều trị cao.
Massage
Massage trị liệu viêm xoang đau sau gáy là giải pháp được thực hiện phổ biến trong thời gian gần đây. Phương pháp này tác động vào một số huyệt vị trên vùng cổ mặt, làm giãn mạch máu, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, nhờ đó làm giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, massage trước khi đi ngủ còn giúp người bệnh thư giãn đầu óc, dễ dàng ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Để thực hiện massage điều trị viêm xoang đau gáy, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Sử dụng các ngón tay ấn nhẹ vào vùng sau gáy, từ từ xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn đều chiều kim đồng hồ
- Thực hiện liên tục trong khoảng 15 phút mỗi lần sẽ thấy các cơn đau được cải thiện rõ rệt
Sử dụng thảo dược
Bên cạnh các biện pháp chăm sóc kết hợp vật lý trị liệu trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thảo dược sẵn có như:
- Uống nước xoa rượu tỏi
- Uống nước râu ngô và rễ đương quy
- Chấm nước lá lốt vào mũi
- Xông hơi bằng hoa ngũ sắc
Đây đều là những mẹo dân gian khá an toàn, dễ thực hiện và rẻ tiền. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách làm này không cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này, đặc biệt là với những trường hợp viêm xoang nặng.
2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây
Các loại thuốc tây được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm xoang sàng sau và viêm xoang bướm với mục đích cải thiện triệu chứng. Vì vậy, tùy thuộc vào biểu hiện bệnh và mức độ nặng của các triệu chứng, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng các loại kháng sinh như Amoxicillin, Cefixim, Erythromycin, Azithromycin, Cotrimoxazol, Fluoroquinolon… với liều cao để tiêu diệt vi khuẩn trong các hốc xoang sâu và giảm lượng dịch mủ tắc nghẽn. Kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
- Thuốc chống viêm: Thường dùng các thuốc chống viêm steroid (Corticoid) như Dexamethasone, Betamethasone…dạng đường uống hoặc phụ xịt để cải thiện triệu chứng bệnh
- Thuốc chống dị ứng: Bao gồm các thuốc kháng Histamin thế hệ mới như Loratadin, Fexofenadin…
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac…
- Thịt xịt chống sung huyết, giảm phù nề: Naphazolin,Oxymetazolin, Phenylephrin…
Việc sử dụng các loại thuốc tây chữa viêm xoang đau sau gáy cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc trong điều trị viêm xoang có thể dẫn tới một số tác dụng phụ nguy hiểm đến gan, thận và thần kinh trung ương. Do vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý mua, dùng thuốc tại nhà.
3. Chữa viêm xoang đau sau gáy bằng cách phẫu thuật
Phẫu thuật xoang được sử dụng trong các trường hợp điều trị nội khoa không khỏi hoặc bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi giữa và dưới….
Các phương pháp phẫu thuật xoang hiện nay đang được sử dụng hiệu quả gồm:
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng – FESS
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang triệt căn – RESS
Phẫu thuật xoang giúp phục hồi chức năng lưu thông và dẫn lưu khí của mũi xoang. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro di chứng và tái phát sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định phẫu thuật xoang.
4. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Đông y
Đông y xếp bệnh viêm xoang vào nhóm hư hỏa, thuộc chứng tỵ. Bệnh gây ra do tình trạng hư hỏa bên trong kết hợp với phong hàn, nhiệt độc bên ngoài làm hao tổn tân dịch, hư hao phế khí, vệ khí, từ đó gây mất cân bằng âm dương mà hình thành bệnh.
Dựa trên nguyên lý này, đông y tập trung chú trọng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cải thiện triệu chứng viêm nhiễm bên trong. Đồng thời bổ âm, tàng dương, thông kinh hoạt lạc, thanh phế, bổ tỳ, nạp khí về thân để bài nùng sinh cơ, loại bỏ căn nguyên và ngừa bệnh tái phát.
Ưu điểm của các bài thuốc đông y là sử dụng dược liệu an toàn, ít gây tác dụng phụ và phù hợp với cơ địa của nhiều người bệnh, bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuốc đông y hiệu quả thường kéo dài, có thể tới 2 -3 tháng. Do vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc và điều trị viêm xoang đau sau gáy
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm xoang đau sau gáy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy
- Tạo thói quen rửa mũi, súc họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
- Vệ sinh cá nhân và đánh răng ít nhất 2 lần và không quá 3 lần mỗi ngày
- Hạn chế các hoạt động ngoáy mũi, xì mũi mạnh để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi và tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn
- Xây dựng lối sống lành mạnh, bỏ hoàn toàn thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích trong sinh hoạt
- Tăng cường luyện tập thể thao với cường độ tùy theo sức khỏe mỗi người để nâng cao sức đề kháng
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất, khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung vitamin, kẽm, omega 3 để góp phần hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị. Không sử dụng các thực phẩm dị ứng, kích ứng làm tăng phản ứng viêm.
- Trong quá trình điều trị nếu có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở khám chữa để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Viêm xoang đau sau gáy là triệu chứng phổ biến ở những trường hợp viêm nhiễm các nhóm xoang sau như xoang sàng sau, xoang bướm. Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn tới những nguy cơ viêm màng não, viêm não nếu không được điều trị đúng cách.
Nội dung chínhViêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáyCách điều trị viêm xoang đau sau gáy 1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây 3. Chữa viêm xoang […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáyCách điều trị viêm xoang đau sau gáy 1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây 3. Chữa viêm xoang […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáyCách điều trị viêm xoang đau sau gáy 1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây 3. Chữa viêm xoang […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáyCách điều trị viêm xoang đau sau gáy 1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây 3. Chữa viêm xoang […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm xoang đau sau gáy là dạng viêm xoang gì? Có nguy hiểm không?Nguyên nhân viêm xoang nhức sau gáyCách điều trị viêm xoang đau sau gáy 1. Một số mẹo chăm sóc và chữa viêm xoang nhức gáy tại nhà2. Điều trị viêm xoang đau sau gáy bằng thuốc Tây 3. Chữa viêm xoang […]
Xem chi tiết