Cách điều trị ho ra máu an toàn, phổ biến nhất hiện nay
Ho ra máu là tình trạng ho, khạc hoặc trào ra máu từ đường hô hấp dưới thông qua mũi hoặc miệng. Bệnh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách có thể biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Để giảm thiểu mối lo này, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cách điều trị ho ra máu an toàn, phổ biến nhất hiện nay.
Ho ra máu có nguy hiểm không? Biến chứng
Ho ra máu là khi người bệnh cố gắng khạc hoặc ho ra đờm kèm theo máu đỏ tươi có bọt. Càng về sau máu càng có màu đỏ sẫm. Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng mà lượng máu ho ra có thể ít hoặc nhiều. Ngoài hiện tượng khạc ra máu, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Cảm thấy khó chịu, nóng rát sau xương ức, đau tức ngực, khó thở.
- Có biểu hiện ngứa rát cổ họng, lợm giọng, cảm thấy vị tanh trong miệng
- Người mệt mỏi, sốt, thở khò khè
Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc các bệnh như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi. Hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản), các vấn đề về tim. Đây đều là bệnh lý có mức độ tử vong cao, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vì vậy, câu hỏi ho ra máu có nguy hiểm không thì đáp án là VÔ CÙNG NGUY HIỂM. Vậy nên, ngay khi thấy những dấu hiệu ho ra máu, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm. Tránh để tình trạng này kéo dài lâu ngày, gây những hậu quả khó lường.
Phác đồ điều trị ho ra máu
Ngay khi thấy biểu hiện ho ra máu, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, đồng thời tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là phác đồ điều trị ho ra máu các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo, tìm hiểu thông tin trước khi áp dụng.
Thăm khám lâm sàng điều trị ho ra máu
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị ho ra máu là thăm khám lâm sàng. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bạn về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng đang mắc phải. Lúc này người bệnh cần trình bày với bác sĩ về mức độ ho ra máu của mình. Qua đây bác sĩ bước đầu xác định mức độ bệnh. Cụ thể:
- Mức độ nhẹ: Ho ra máu ít, lượng máu dưới 50ml
- Mức độ trung bình: Lượng máu từ khoảng 50 – 200ml
- Mức độ nặng: Lượng máu trên 200ml
- Mức độ rất nặng: Ho ra máu ồ ạt, lượng máu trên 500ml
Thông qua tình trạng bệnh, bác sĩ đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây bệnh.
- Ho kéo dài dai dẳng, ho ra máu thường xuyên: Bệnh giãn phế quản, bệnh lao phổi
- Từng có tiền sử hút thuốc, trên 40 tuổi và hơn một tuần bị ho ra máu: Bệnh ung thư phổi
- Ho ra ít máu dưới 3 tuần kèm theo thở rít: Bệnh viêm phế quản
- Cảm thấy đau tức ngực, khó thở, phù hai chân: Bệnh nhồi máu phổi
- Sốt cao, ho có đờm lẫn máu: Bệnh viêm phổi
- Sốt, sụt cân nhanh chóng, đổ mồ hôi nhiều về đêm: Nhiễm trùng đường hô hấp. Cụ thể là viêm phổi, u nấm phổi, áp xe phổi.
- Nữ giới ho ra máu trong thời kỳ kinh nguyệt: Ho ra máu theo chu kỳ kinh
- Ho ra máu ở trẻ nhỏ: Hít hoặc nuốt phải dị vật vào phế quản, bất thường ở mạch máu
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi khám lâm sàng nếu chưa xác định được rõ nguyên nhân ho ra máu. Hoặc vẫn còn nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:
- Xét nghiệm máu: Bao gồm nhóm máu, các bệnh về máu, kiểm tra chức năng của gan và thận…
- Chụp X-quang phổi: Việc này giúp xác định xem người bệnh có bị tràn dịch, tràn khí trong màng phổi hay không. Kiểm tra các bệnh về phổi như viêm phổi, u nấm phổi, ung thư phổi… Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó thấy rõ những tổn thương nhỏ trong phổi.
- CT scan (chụp cắt lớp vi tính): Đây là phương pháp khắc phục được hạn chế của chụp X-quang phổi. Nó cung cấp hình ảnh rõ ràng vị trí tổn thương ở phổi . Từ đó giúp các bác sĩ xác định rõ nơi cần điều trị.
- Nội soi phế quản: Phương pháp này sử dụng một ống soi mỏng và mềm đưa qua mũi và miệng người bệnh để đi xuống phế quản. Bằng cách này các bác sĩ sẽ quan sát được các đường dẫn khí ở phế quản. Từ đó phát hiện ra vị trí tổn thương, chảy máu ở phế quản.
- Chụp động mạch phế quản: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị ho ra máu ở mức độ nặng hoặc rất nặng. Phương pháp này sẽ giúp phát hiện tình trạng giãn nở ở phế quản do bị ứ đọng dịch nhầy.
Sử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máu
Sau khi xác định được rõ nguyên nhân và vị trí gây ho ra máu, người bệnh sẽ bước vào quá trình điều trị. Cách điều trị ho ra máu phổ biến là sử dụng thuốc trị ho.
Tùy vào mức độ ho ra máu các bác sĩ sẽ kê thuốc cho từng người bệnh. Các loại thuốc này có công dụng giảm triệu chứng và tần suất ho ra máu ở bệnh nhân.
- Morphin ống 10mg: Bệnh nhân bị ho ra máu mức độ năng, tiêm 1 ống dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
- Terpin codein: Có tác dụng giảm tần suất cơn ho. Mỗi ngày cho người bệnh uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Dùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máu
Trường hợp người bệnh bị ho ra máu do rối loạn chảy máu và không thể cầm máu, có thể sử dụng các loại thuốc như:
- Người bệnh có triệu chứng rối loạn đông máu: Cần truyền huyết tương tươi, INR kéo dài. Hoặc truyền tiểu cầu cho bệnh nhân nếu cả số lượng và chất lượng tiểu cầu giảm nhanh. Trường hợp người bệnh bị suy gan hoặc thiếu vitamin K có thể cho sử dụng vitamin K1.
- Sử dụng Adrenochrom (adrenoxyl, adona, adrenosem): Công dụng chính giúp tăng cường sức đề kháng thành mạch. Liều lượng là mỗi ngày uống từ 1-2 viên nén 10mg.
- Các thuốc chống tiêu sợi huyết – phá cục máu đông: Sử dụng trong trường hợp cấp cứu cần phải tiêm tĩnh mạch. Liều lượng sử dụng là cách 8 giờ tiêm 1-2 ống 0,5g. Khi người bệnh đã ổn định chuyển sang dùng thuốc viên. Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên 250mg.
- Desmopressin: Thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp mắc bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy máu) mức độ trung bình. Hoặc bệnh Wilbrand (rối loạn chảy máu), suy thận mãn tính với thời gian chảy máu kéo dài.
Điều trị nguyên nhân ho ra máu
Với những nguyên nhân gây ho ra máu như lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản,… người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp sau:
- Bệnh lao phổi: Sử dụng các loại thuốc và liều lượng theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.
- Bệnh viêm phổi, viêm phế quản: Người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh theo tư vấn của bác sĩ.
- Bệnh ung thư phế quản: Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cho người bệnh. Hoặc áp dụng các biện pháp hóa trị, xạ trị tùy theo giai đoạn của bệnh.
- Bệnh nhồi máu phổi: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tan huyết khối alteplase
- Bệnh phù phổi cấp: Chỉ định sử dụng các loại thuốc trợ tim, thuốc cải thiện quá trình đi tiểu.
Các biện pháp khác điều trị ho ra máu
Vì ho ra máu là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm nên dùng thuốc thôi là không đủ. Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ biến chứng nặng sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị ho ra máu khác như:
- Soi phế quản ống mềm: Giúp người bệnh kiểm soát đường dẫn khí bằng cách chèn ống nội soi tại vị trí chảy máu. Hoặc đặt nội khí quản chỉ ở bên lành để lưu thông đường thở. Hay tẩm thuốc cầm máu vào gạc nhét vào vị trí chảy máu ở phế quản.
- Đặt nội khí quản Carlen 2 nòng: Trường hợp thấy người bệnh vẫn chảy máu mà không xác định được vị trí chính xác có thể áp dụng phương pháp này. Tác dụng nhằm cô lập vị trí chảy máu ở phổi hoặc phế quản và lưu thông khí ở phổi lành.
- Đặt ống thông Fogarty qua ống soi phế quản: Biện pháp này có tác dụng gây bít tắc tạm thời vị trí chảy máu trong phế quản.
Tiến hành phẫu thuật cấp cứu trong các trường hợp:
- Nếu người bệnh chưa kịp thực hiện chụp động mạch phế quản để xác định đúng nhánh phế quản gây bệnh nhưng lại bị chảy máu mức độ nặng một bên phổi thì cần tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
- Người bị ho ra máu nặng sau khi đã áp dụng bít tắc động mạch phế quản.
- Người bị ho ra máu nặng gây ảnh hưởng tới các dòng chảy của máu, làm suy hô hấp.
Lưu ý: Chống chỉ định phẫu thuật với bệnh nhân bị ung thư phổi. Hoặc người bệnh đã có chức năng hô hấp yếu và kém trước khi bị ho ra máu.
Những lưu ý khi điều trị ho ra máu
Để đảm bảo quá trình trước và sau điều trị ho ra máu hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân cần nằm nghỉ ở những nơi yên tĩnh.
- Hạn chế vận động mạnh như chạy, nhảy, khuân vác đồ nặng.
- Người bệnh nằm nghiêng về bên chảy máu ở phổi. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tràn máu vào bên phổi lành.
- Ăn các thực phẩm chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp.
- Sử dụng thuốc giảm ho hoặc kháng sinh phòng chống nguy cơ bội nhiễm.
- Sử dụng thuốc an thần nhẹ liều thấp.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc cách điều trị ho ra máu an toàn, phổ biến nhất hiện nay. Có thể thấy, ho ra máu là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, ngay khi phát hiệu dấu hiệu bệnh, bạn đọc nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nội dung chínhHo ra máu có nguy hiểm không? Biến chứngPhác đồ điều trị ho ra máuThăm khám lâm sàng điều trị ho ra máuChẩn đoán cận lâm sàngSử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máuDùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máuĐiều trị nguyên nhân ho ra […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHo ra máu có nguy hiểm không? Biến chứngPhác đồ điều trị ho ra máuThăm khám lâm sàng điều trị ho ra máuChẩn đoán cận lâm sàngSử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máuDùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máuĐiều trị nguyên nhân ho ra […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHo ra máu có nguy hiểm không? Biến chứngPhác đồ điều trị ho ra máuThăm khám lâm sàng điều trị ho ra máuChẩn đoán cận lâm sàngSử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máuDùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máuĐiều trị nguyên nhân ho ra […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHo ra máu có nguy hiểm không? Biến chứngPhác đồ điều trị ho ra máuThăm khám lâm sàng điều trị ho ra máuChẩn đoán cận lâm sàngSử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máuDùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máuĐiều trị nguyên nhân ho ra […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHo ra máu có nguy hiểm không? Biến chứngPhác đồ điều trị ho ra máuThăm khám lâm sàng điều trị ho ra máuChẩn đoán cận lâm sàngSử dụng thuốc làm giảm tần suất ho ra máuDùng thuốc để điều chỉnh các rối loạn đông máu và cầm máuĐiều trị nguyên nhân ho ra […]
Xem chi tiết