20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tại nhà cho hiệu quả tốt nhất
Chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên tại nhà là phương pháp có chi phí rẻ và cách chế biến đơn giản. Kho tàng thuốc dân gian cũng sở hữu rất nhiều bài thuốc hay nhưng không phải bài thuốc nào cũng chữa bệnh khoa học và đem lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn ra những thảo dược lành tính nhất để trị viêm amidan an toàn tại nhà.
20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên
Muốn chữa viêm amidan bằng thảo dược tại nhà, người bệnh nên chọn các bài thuốc được bào chế từ cây thuốc nam. Nam dược quen với thổ nhưỡng nước ta, tương thích nhất với cơ địa người Việt, vừa cho hiệu quả trị bệnh tốt lại phù hợp với nhiều đối tượng. Dưới đây là 20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên được bác sĩ Lê Phương khuyên dùng:
Gừng (Sinh khương)
Gừng là vị thuốc được ứng dụng nhiều để trị chứng nhiễm trùng trong đông y với tên gọi là sinh khương. Các nghiên cứu khoa học cho thấy gừng có chứa 2-3% tinh dầu, sở hữu hoạt chất Cineol có tác dụng diệt khuẩn vượt trội. Các chất cay trong gừng cũng có khả năng chống dị ứng, chống loét, chống viêm, giải nhiệt, giảm đau hiệu quả. Còn theo quan điểm của đông y thì gừng quy 4 kinh Phế, Tâm, Tỳ, Vị, tác dụng chủ yếu là giải biểu (hạ sốt), làm ấm phế, giảm ho, sát trùng…
Cách dùng: Gừng thái thành lát mỏng, sau đó hãm cùng 200ml nước sôi và để yên trong khoảng 10 phút. Uống trà lúc còn ấm, thực hiện 2-3 lần/ngày.
Tỏi trị amidan tại nhà
Theo y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, có tác dụng trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Y học hiện đại cũng chứng minh tỏi và các chiết xuất từ thực phẩm này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và trị bệnh viêm amidan. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giống kháng sinh, với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của virus và giảm sưng hiệu quả.
Tuy nhiên bạn nên chú ý nếu đang gặp các vấn đề về dạ dày, không nên dùng tỏi vì có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Đối với người bị rối loạn đông máu cũng cần thận trọng khi dùng tỏi để tránh làm chậm quá trình đông máu và gây nguy hiểm.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị tỏi, bóc vỏ, giã nát và cho vào hũ thủy tinh.
- Sau đó cho rượu nếp 45 độ vào để ngập mặt tỏi, ngâm trong khoảng 10 ngày để rượu tỏi chuyển sang màu vàng.
- Người bị amidan dùng 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 thìa cafe.
Lá trầu không
Trầu không nổi tiếng là loại thảo dược có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng cực tốt. Nghiên cứu của TS Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) đã chứng minh lá trầu không có khả năng diệt cả khối u khi thí nghiệm trên động vật.
Những hợp chất quý như eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol,tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…có thể kháng nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chẳng hạn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và trực trùng coli.
Cách dùng: Lấy 10 lá trầu không đem giã nát cùng 2-4 hạt củ nén, đổ nước đun sôi trong khoảng 15-20 phút. Sau đó bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
Lá diếp cá
Lá diếp cá được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm đường hô hấp trên như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan… Bởi nó sở hữu các hoạt chất có tính kháng sinh quý như dẫn xuất 3-oxododecanal, decanoyl-acetaldehyd…
Các hoạt chất này có tác dụng vượt trội với hai loại khuẩn là Streptococcus pneumoniae và Staphylococcus aureus. Đồng thời còn tác động vào được vỏ bọc protein của virus và hạn chế sự phát triển của chúng. Trong đông y, lá diếp cá là thảo dược có vị chua cay, tính mát, chủ yếu dùng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, thoát mủ nên chữa viêm amidan rất hiệu quả.
Cách dùng: 300g rau diếp cá đem rửa sạch, để ráo rồi đổ 500ml nước vo gạo đầu tiên vào đun cho đến khi sôi. Sau đó bỏ phần bã và chắt lấy phần nước cốt để uống, thực hiện 2 lần/ngày.
Cây dừa nước
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong dừa nước có các hoạt chất như flavonoid, tanin đồng thời chứa rất nhiều muối Na, K, canxi, sắt và vitamin C. Ngoài ra, dừa nước còn là thảo dược có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Cho nên dừa nước có thể làm giảm triệu chứng sưng viêm họng, ho khan, nóng sốt ở người bị viêm amidan.
Cách dùng: Rau dừa nước 100g, rau má tươi 100g, 3 lát gừng trộn đều cùng nhau rồi đem sắc uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần.
Cây cát cánh
Cát cánh là thảo dược có mặt từ hàng trăm năm và được ứng dụng để bào chế các bài thuốc trị nhiễm khuẩn. Bởi cát cánh có vị đắng, tính bình, không độc, chủ yếu quy vào kinh Phế. Tác dụng chủ yếu là tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên. Cho nên cát cánh chủ trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, viêm amidan rất tốt.
Cách dùng: Lấy 8g cát cánh trộn cùng 4g cam thảo đem sắc hoặc tán thành bột mịn pha nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống khoảng 1-2 lần.
Chữa viêm amidan bằng lá hẹ
Lá hẹ cũng là một trong các loại thảo dược tốt cho người bị viêm amidan. Loại lá này chứa nhiều axit amin bao gồm: Threonine, Tryptophan, Leucine, Isoleucine, Lysine… có thể chuyển hóa thành allicin nếu bạn xay hoặc cắt. Bởi vậy dùng lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương.
Lá hẹ kết hợp với mật ong là cách chữa amidan tốt nhất, tuy nhiên không nên dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì loại thực phẩm này có thể gây ngộ độc, thay vào đó bạn nên dùng đường phèn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá hẹ, sau đó rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 1 – 2 cm.
- Bạn cho mật ong vào trộn đều cùng lá hẹ rồi đem hấp cách thủy khoảng 5 – 10 phút.
- Bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt để dùng, nên thực hiện công thức này mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.
Rau thài lài (Rau trai)
Rau thài lài hay còn gọi là rau trai, một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày nhưng cũng được ứng dụng nhiều trong chữa bệnh. Với vị ngọt, tính hàn, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt giải độc, rau thài lài có thể trị nhiều bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm amidan, viêm họng…
Cách dùng: Người bệnh có thể tham khảo một trong hai cách sau:
- Lấy 30g rau thài lài tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày.
- Lấy 90g – 120g rau thài lài tươi giã nát, bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống 2-3 lần/ngày.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa là vị thuốc nổi bật trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Dược tính của kim ngân hoa có thể ức chế mạnh mẽ các loại khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan huyết. Đặc biệt là dạng nước sắc sẽ có tác dụng mạnh hơn các so với các dạng bào chế khác. Trong đông y, kim ngân hoa là thảo dược có vị ngọt, tính hàn, quy Phế, Vị, giúp khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, trị lở loét, sưng viêm hiệu quả.
Cách dùng: Kim ngân hoa 30g, Bồ công anh 20g, củ Xạ can 10g, Cam thảo dây 10g cho vào sắc cùng 3 bát nước với lửa nhỏ. Sau khi cạn còn 1 bát thì đem chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
Chanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhất
Chanh là thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta, nhưng ít ai biết nó được dùng để trị bệnh viêm amidan. Trong chanh tươi có chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất như: Chất xơ, axit citric, vitamin C, vitamin P, kali, canxi, flavonoid polyphenol và salvestrol Q40 có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra chanh còn có khả năng sát trùng, thanh nhiệt, quy phế, thích hợp điều trị bệnh viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy nửa quả chanh vắt lấy nước cốt, cho vào đó 2 thìa mật ong và khoảng 50ml nước ấm.
- Uống trực tiếp hỗn hợp vừa pha, mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi tình trạng bệnh được đẩy lùi.
Cây húng tần
Cây húng tần có nhiều tên gọi khác là húng chanh, rau tần, tần dày lá, rau thơm lông hay trong đông y còn gọi là dương tô tử. Tuy chỉ sở hữu 0,05-0,12% tinh dầu nhưng nó lại chứa đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol, chavicol, colein mang tính kháng sinh mạnh. Do đó, húng tần có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn như ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Húng chanh cũng là nam dược có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, quy kinh phế, vị, tỳ. Tác dụng của nó là lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc nên chữa viêm amidan rất tốt.
Cách dùng: 20g húng tần sau khi rửa sạch, để ráo thì băm nhuyễn. Sau đó hòa cùng 10ml nước sôi và cho 20g đường phèn vào khuấy đều. Thực hiện 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt.
Cây xạ can (rẻ quạt)
Xạ can tuy sinh trưởng và mọc hoang ở nhiều nơi nhưng thực chất nó là một cây thuốc quý. Phần dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ bởi chúng có vị đắng, tính hàn, không độc, quy kinh Phế, Can. Trong đông y, cây xạ can có mặt trong nhiều bài thuốc chữa viêm amidan từ cấp – mãn tính bởi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng.
Cách dùng: 10g xạ xan, 10g đậu chiều, 12g sài đất, 5g cam thảo sắc cùng 1l nước cho đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2-3 phần uống trong ngày.
Đinh lăng
Rễ và lá cây đinh lăng là hai bộ phận được đông y ứng dụng nhiều trong chữa bệnh. Bởi chúng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng chủ yếu là thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, giải độc, giải biểu, chữa ho ra máu. Trong các bài thuốc đông y chữa viêm amidan mãn tính thường xuất hiện thành phần là lá cây đinh lăng.
Cách dùng: 20g đinh lăng sắc cùng 3 bát nước với lửa nhỏ. Sau khi cạn còn 1 bát thì đem chia thành 2-3 phần uống trong ngày.
Cây lược vàng
Cây lược vàng là một nam dược quý bởi cho nhiều công dụng trong chữa bệnh. Nó sở hữu chất Quercetin và Kaempferol quý giá có tác dụng chống oxy hóa, chống dị ứng, kháng viêm, chống nhiễm trùng… Trong đông y, lược vàng là thảo dược quy kinh phế, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm. Do đó, nó có thể chữa viêm amidan tốt đồng thời phòng ngừa các biến chứng đến tim, khớp, thận.
Cách dùng: Lấy khoảng 3-4 lá lược vàng đem rửa sạch, để khô ráo rồi cuộn cùng một ít muối hạt. Người bệnh nhai từ từ rồi nuốt xuống, thực hiện cách này 2-3 lần/ngày.
Lá dâu và bách hợp
Lá dâu hay còn gọi là tầm tang thường mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, loại lá này lại chứa nhiều axit amin tự do, protid, vitamin, axit hữu cơ và tanin. Do đó, lá dâu có nhiều lợi ích chữa bệnh như trừ phong thấp, ho, sưng đau họng. Còn bách hợp là vị thuốc có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh Tâm, Phế, tác dụng chủ yếu là nhuận Phế trừ ho, chống phù thũng, thanh tâm an thần.
Cách dùng: 20g bách hợp, 9g lá dâu tằm sắc cùng với 1l nước. Sau khi sôi thì đun thêm 30 phút với lửa nhỏ. Kiên trì dùng nước bách hợp và lá dâu trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày dùng 1-2 chén nước.
Tía tô trị viêm amidan hiệu quả
Theo quan điểm của Đông y, tía tô có tính ấm, vị hơi cay, có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu sưng, giúp cơ thể đào thải độc tố và các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, loại lá này còn có khả năng làm ấm cơ thể, làm lành nhanh chóng các vết thương bên trong niêm mạc, giảm những kích thích và đẩy lùi biểu hiện khó chịu của bệnh viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 10 lá tía tô, 3 chùm hoa khế, 5 bông hoa đu đủ đực và 15 gam đường phèn.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Bạn cho thêm đường phèn vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Tiếp theo bỏ bã và chắt lấy phần nước, chờ nguội rồi cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp để dùng dần.
- Mỗi ngày người bị viêm amidan nên uống 1 thìa cà phê, dùng 2 – 3 lần trong ngày kiên trì đến khi khỏi bệnh.
Trám trắng và huyền sâm
Cả rễ, lá và quả của trám trắng đều được sử dụng để làm thuốc. Theo nghiên cứu y học hiện đại, tinh dầu được tách từ nhựa có chứa nhiều hoạt chất sinh học như thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, b- caryophyllen, a- copaen, elemol. Trong cùi lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, béo, đường, vitamin C, các chất khoáng như canxi, photpho, kali, manhê, sắt, kẽm… Do đó, trám trắng dùng chữa bệnh không chỉ có tác dụng chữa đau họng, sưng amidan, khô cổ, mất tiếng mà còn giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Trám trắng thường được kết hợp với huyền sâm. Bởi huyền sâm cũng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hơi hàn, quy Phế, Thận. Tác dụng chủ yếu là tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu giúp trị viêm amidan rất hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 10 lá trầu không đem giã nát cùng 2-4 hạt củ nén, đổ nước đun sôi trong khoảng 15-20 phút. Sau đó bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
Hoa cúc – Cách chữa viêm amidan bằng thảo dược
Dược tính của hoa cúc đã được cả y học hiện đại và y học cổ truyền chứng minh. Với thành phần hóa học bao gồm tinh dầu, carotenoid, axit amin, vitamin A, một số loại sesquiterpene, flavonoid, 15,8% dầu béo, hoa cúc có tác dụng chống oxy hóa, các gốc tự do, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Theo đông y, hoa cúc là thảo dược có vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn, quy Phế, Tỳ, Can, Thận. Do đó chủ trị sơ tán phong nhiệt, bình can, thanh nhiệt, giải độc.
Cách dùng: Lấy 200 – 300g hoa cúc rửa sạch, đem phơi khô. Sau đó sắc cùng 2l nước trong vòng 30 phút. Thêm một ít mật ong vừa đủ, dùng hết 2l nước hoa cúc trong ngày.
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, có thể thay thế bằng đường phèn.
Bồ công anh
Bồ công anh sở hữu các hoạt chất Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin. Khi sắc thành nước có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh… Ngoài ra, bồ công anh còn được ứng dụng trong các bài thuốc đông y trị ung độc sưng tấy, viêm amidan. Bởi nó có vị ngọt, tính bình, không độc, quy Can, Vị, tác dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung.
Cách dùng: Cho 1 nắm cây bồ công anh trộn cùng một ít muối hạt đem xay nhuyễn hoặc giã nát. Sau đó lọc lấy phần nước cốt và pha cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:3. Tức 1 thìa nước cốt bồ công anh thì pha cùng 3 thìa nước ấm. Mỗi ngày uống 1-2 cốc bồ công anh.
Bạc hà – Cách trị viêm amidan đơn giản tại nhà
Không chỉ là gia vị trong các món ăn, bạc hà từ lâu đã được xem như một vị thuốc trong Đông y chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Loại dược liệu này chứa tinh dầu Methol – hoạt tính sinh học quý có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, giảm đau. Vì vậy người ta truyền tai nhau dùng bạc hà trị bệnh viêm amidan.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch và đun sôi trong 10 phút để lấy nước uống.
- Nên uống trà bạc hà mỗi ngày đến khi các triệu chứng được đẩy lùi.
Lưu ý khi dùng thảo dược tự chữa viêm amidan
Theo nhận định của Thầy thuốc ưu tú Lê Phương: “Các thảo dược trên đều sở hữu thành phần hóa học dược tính giúp chữa viêm amidan tốt. Tuy nhiên, việc kết hợp thảo dược riêng lẻ, chưa được tinh chế với phương pháp chế biến đơn giản không mang lại hiệu quả chữa bệnh cao đối với trường hợp bị viêm amidan nặng.
Do đó, người bệnh chỉ sử dụng các bài thuốc từ nam dược này trong trường hợp viêm amidan cấp, mới khởi phát và ít triệu chứng. Hoặc dùng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Người bệnh lưu ý phải lựa chọn nguyên liệu tươi và đảm bảo quá trình chế biến sạch sẽ. Nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng nặng hơn”.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng một bài thuốc từ 5-7 ngày để thấy được hiệu quả. Sau khoảng thời gian này, nếu thấy hiệu quả thấp thì cần ngừng thuốc, tái khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng mẹo dân gian chữa trị dài ngày. Trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn có thể sinh sôi nhiều khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chữa viêm amidan bằng đông y và những lưu ý khi sử dụng
Nội dung chính20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiênGừng (Sinh khương)Tỏi trị amidan tại nhàLá trầu khôngLá diếp cáCây dừa nướcCây cát cánhChữa viêm amidan bằng lá hẹRau thài lài (Rau trai)Kim ngân hoaChanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhấtCây húng tần Cây xạ can (rẻ quạt)Đinh lăngCây lược […]
Xem chi tiếtNội dung chính20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiênGừng (Sinh khương)Tỏi trị amidan tại nhàLá trầu khôngLá diếp cáCây dừa nướcCây cát cánhChữa viêm amidan bằng lá hẹRau thài lài (Rau trai)Kim ngân hoaChanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhấtCây húng tần Cây xạ can (rẻ quạt)Đinh lăngCây lược […]
Xem chi tiếtNội dung chính20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiênGừng (Sinh khương)Tỏi trị amidan tại nhàLá trầu khôngLá diếp cáCây dừa nướcCây cát cánhChữa viêm amidan bằng lá hẹRau thài lài (Rau trai)Kim ngân hoaChanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhấtCây húng tần Cây xạ can (rẻ quạt)Đinh lăngCây lược […]
Xem chi tiếtNội dung chính20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiênGừng (Sinh khương)Tỏi trị amidan tại nhàLá trầu khôngLá diếp cáCây dừa nướcCây cát cánhChữa viêm amidan bằng lá hẹRau thài lài (Rau trai)Kim ngân hoaChanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhấtCây húng tần Cây xạ can (rẻ quạt)Đinh lăngCây lược […]
Xem chi tiếtNội dung chính20 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiênGừng (Sinh khương)Tỏi trị amidan tại nhàLá trầu khôngLá diếp cáCây dừa nướcCây cát cánhChữa viêm amidan bằng lá hẹRau thài lài (Rau trai)Kim ngân hoaChanh là cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tốt nhấtCây húng tần Cây xạ can (rẻ quạt)Đinh lăngCây lược […]
Xem chi tiết