9 cách chữa ho cho bé khi ngủ cực hiệu quả mẹo nào cũng nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cách chữa ho cho bé khi ngủ sẽ giúp khắc phục tình trạng quấy khóc, ho đêm, thức giấc giữa chừng từ đó giải quyết nỗi lo của cha mẹ. Việc sử dụng những bài thuốc từ dân gian sẽ đảm bảo tính an toàn và lành tính cho con, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc Tây.

9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nay

Trẻ ho đêm nhiều, ho khan, có đờm thường khiến con quấy khóc, mệt mỏi và gián đoạn giấc ngủ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng làm sao cho bé hết ho khi ngủ? Việc sử dụng những sản phẩm Tây y trước vào ban đêm có thể gây ra tác dụng phụ và không tốt cho hệ tiêu hóa, bài tiết. Chính vì vậy, ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn mẹo dân gian để giảm ho cho bé khi ngủ.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ sẽ giúp khắc phục tình trạng quấy khóc
Cách chữa ho cho bé khi ngủ sẽ giúp khắc phục tình trạng quấy khóc

Mỗi phương pháp đều cần áp dụng trong một thời gian nhất định và tính hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu kỹ tính khoa học và nguồn gốc của mỗi bài thuốc, áp dụng với liều lượng phù hợp hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Dưới đây là một số gợi ý mà cha mẹ nên lưu tâm.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơi

Trẻ bị ho về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hoặc viêm phổi. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như đau ngực và bụng. Vì vậy, các mẹ có thể thực hiện biện pháp xông hơi cho con khoảng 30 phút trước khi đi ngủ để giảm thiểu triệu chứng.

Công dụng:

Hơi nước nóng giúp tỏa hơi ấm cho cơ thể, hỗ trợ đánh tan đờm trong cổ họng, giúp cải thiện cảm giác tức ngực, đau rát họng do ho nhiều, đào thải chất nhầy trong mũi ra ngoài . Mặc khác, hơi ấm sẽ giúp bé giảm mệt mỏi cơ thể, bớt khò khè vào ban đêm. 

Cách thực hiện:

  • Các mẹ đun một nồi nước sôi khoảng 300 – 500ml. 
  • Sau đó trùm kín chăn, khăn tắm để ngăn ngừa tình trạng thoát hơi. 
  • Cho trẻ ngồi cách mặt xoong hoặc bát chứa nước nóng khoảng 30cm để hạn chế nguy cơ bỏng. 
  • Trong lúc con đang xông hơi, mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng ngay hai lá phổi để hỗ trợ long đờm. 
  • Bạn cũng có thể cho con xông hơi cùng tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp để tăng tính hiệu quả.

Cách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừng

Cách chữa ho cho bé khi ngủ sử dụng chanh và gừng là bài thuốc dân gian vô cùng an toàn và phổ biến.

Cách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh gừng
Cách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh gừng

Công dụng: Chanh chứa một lượng lớn vitamin C giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó gừng và mật ong lại là những nguyên liệu có khả năng chống oxy hóa cao, sát khuẩn, làm ấm cổ họng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Các mẹ cần chuẩn bị một nửa quả chanh hoặc tắc, 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng với một nhánh gừng. 
  • Rửa sạch các nguyên liệu, đem gừng đập dập hoặc thái lát mỏng, vắt nước cốt chanh.
  • Pha hỗn hợp nước chanh, gừng, mật ong cùng 200ml nước ấm và khuấy đều, cho trẻ dùng khi còn ấm, trước lúc ngủ khoảng 30 – 45 phút, ngày 3 – 4 lần.

Cách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho bé

Massage hoặc vỗ nhẹ vào vùng ngực là cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện hằng ngày.

Công dụng: Mát – xa giúp trẻ lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng, khó chịu do cảm, đau vùng ngực, co thắt bụng do các cơn ho dai dẳng. Tác động lực vừa phải có vai trò thúc đẩy đào thải đờm, cải thiện tình trạng thở khò khè khi ngủ. Mẹ có thể thực hiện vào buổi tối mà không cần lo lắng ảnh hưởng tới giấc ngủ của con trẻ.

Cách thực hiện: 

  • Bạn có thể dùng dầu để massage như dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm để xoa bóp và vỗ nhẹ cho bé ở phần lưng chỗ hai lá phổi, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, lòng bàn tay và gan bàn chân.
  • Thực hiện bài xoa bóp nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều lực ở tay hoặc quá nhiều tinh dầu có thể khiến trẻ bị bỏng rát, kích ứng da.

Giảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng 

Việc súc miệng mỗi tối bằng nước muối sinh lý có thể khắc phục vấn đề về đường hô hấp hoặc răng miệng, nấm lưỡi, viêm nha chu…

  • Công dụng: Các mẹ chỉ cần cho con súc miệng nước muối hoặc thậm chí rửa mũi sâu bằng ống xilanh nếu được. Điều này có thể giúp nhẹ nhàng lấy đi vi khuẩn ở khoang miệng, lưỡi, họng. Từ đó giảm hẳn các biểu hiện ho, ngạt mũi về đêm.
  • Cách thực hiện: Phụ huynh có thể giúp con súc miệng sau khi đánh răng ngày 2 – 3 lần, vệ sinh mũi hoặc đánh tưa lưỡi bằng nước muối. 

Cách giảm ho cho trẻ khi ngủ với tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp

Việc sử dụng tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp có tác dụng tốt trong các trường hợp viêm họng do nhiễm phong hàn, cảm lạnh…

  • Công dụng: Tinh dầu tràm có hai loại là tinh dầu tràm gió hoặc tràm trà. Trong điều trị bệnh lý liên quan tới đường hô hấp cho trẻ, các mẹ nên chọn tinh dầu tràm gió. Với thành phần chứa Cineol, α-Terpineol và Limonene sẽ giúp trẻ kháng khuẩn, kháng viêm, lưu thông khí huyết, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Cách sử dụng: Mẹ nên xoa dầu lên vùng lưng, cổ, bụng, lòng bàn chân cho trẻ trước khi đi ngủ để giữ ấm cơ thể và làm dịu cổ họng. 

Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng rau tần dày lá

Rau tần dày lá hay còn được biết đến với cái tên húng chanh, rau thơm lông được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh hô hấp cho nhiều lứa tuổi khác nhau.

Công dụng: Lá tần dày có mùi thơm, vị cay, không độc, tính ấm, hàm lượng tinh dầu cao nên đực ứng dụng trong chữa bệnh ho, cảm, sốt, sổ mũi.

Cách thực hiện::

Có rất nhiều cách để sử dụng lá tần dày trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ khi ngủ. Phụ huynh có thể tham khảo một trong hai cách sau đây:

  • Cách 1: Mua lá húng chanh về và rửa sạch, sau đó đem đi xay nhuyễn cùng với 200ml nước. Sau khi lọc bỏ phần cái, cho trẻ uống phần nước cốt thu được ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Sử dụng các nguyên liệu bao gồm tắc, rau tần dày lá, đường phèn hoặc mật ong để tăng thêm vị ngọt. Cách làm này giúp khắc phục đặc tính cay nồng, khó uống từ cách thứ 1. Các mẹ sau khi rửa sạch và xay nhuyễn lá tần, đem nước cốt trộn với nước tắc đã bỏ hạt. Khi chưng cách thủy có thể bỏ thêm 1 cục nhỏ đường phèn hoặc 2 – 3 thìa mật ong. Cho trẻ ngậm trước khi đi ngủ.

Cách trị ho về đêm cho trẻ bằng rau diếp cá

Bên cạnh những tác dụng vượt trội trong việc giải độc, thanh lọc cơ thể, ít ai ngờ rau diếp cá có khả năng điều trị rất tốt các vấn đề liên quan tới đường hô hấp.

Cách trị ho về đêm cho trẻ bằng rau diếp cá
Cách trị ho về đêm cho trẻ bằng rau diếp cá

Công dụng: Rau diếp cá có tính mát, vị chua, tanh giúp tiêu độc, long đờm, lợi tiểu và thanh lọc độc tố.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá diếp cá tươi và giã nát. 
  • Đem hấp cách thủy cùng với 200ml nước gạo, chưng cách thủy trên lửa nhỏ.
  • Cho thêm 1 chút đường phèn để át đi vị tanh của rau diếp cá, mỗi lần cho con uống khoảng 30ml.

Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng tỏi chưng mật ong

Tỏi là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, dù sử dụng đơn độc hay kết hợp với nhiều nguyên liệu khác, tỏi vẫn có thể cho ra dược tính cao nhất, giúp điều trị bệnh viêm đường hô hấp, ho kéo dài…

Công dụng: Tỏi có vị cay, mùi đặc trưng và tính ấm. Nguyên liệu này nổi bật với tác dụng đào thải độc tố, sát khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Đem bóc vỏ và đập dập khoảng 5 – 6 tép tỏi.
  • Sau đó đem chưng cách thủy với mật ong trong khoảng 20 phút.
  • Cho bé ngậm hỗn hợp trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Bạn nên cân bằng giữa lượng tỏi và mật ong để giảm mùi nồng, tránh tính nóng ảnh hưởng tới niêm mạc họng của trẻ.

Thay đổi thói quen ngủ cho trẻ

Ngủ sai cách có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ho, khó thở khi ngủ ở trẻ. Các mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng những thay đổi nhỏ

Công dụng: Khi kê gối vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đờm, dịch viêm tràn lên phía mũi, họng gây kích ứng khiến trẻ ngạt mũi, ho khan, ho có đờm khi ngủ. 

Cách thực hiện: Các mẹ chỉ cần sử dụng một chiếc gối dành riêng cho trẻ nhỏ, đồng thời trong khi ngủ nên vỗ nhẹ phần lưng chỗ gần phổi để hỗ trợ quá trình long đờm, giảm ho.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh ho ở trẻ nhỏ

Để các cách chữa ho cho bé khi ngủ đạt hiệu quả cao nhất chỉ trong thời ngắn, bạn nên đặc biệt lưu ý tới việc thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng của trẻ.

  • Dọn dẹp phòng, rèm, chăn gối, tránh để con tiếp xúc với tác nhân có tính dị ứng cao như phấn hoa, bụi bẩn hoặc lông thú nuôi.
  • Giữ đồ chơi của bé sạch sẽ, bé có thói quen ngậm đồ chơi. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào khoang miệng và họng.
  • Hạn chế thói quen ăn vặt của trẻ, tránh xa các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất bảo quản và màu hóa học.
  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày ít nhất 2 – 3 lần. Thói quen này sẽ giúp hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn trong khoang miệng, không để bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường.
  • Giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là các khu vực nhạy cảm như cổ, bụng và lòng bàn chân.
  • Tăng cường các loại rau xanh, hạt và hoa quả trong khẩu phần ăn thông qua thức ăn hằng ngày hoặc sinh tố, nước ép.
  • Các phương pháp chữa mẹo dân gian chỉ có vai trò hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy trẻ có những tiến triển nghiêm trọng, cần nhanh chóng đưa con tới thăm khám y tế.

Hy vọng rằng thông qua những cách chữa ho cho bé khi ngủ trên đây đã giúp cho phụ huynh bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống để các bài thuốc đạt được hiệu quả cao nhất. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Nội dung chính9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nayCách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơiCách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừngCách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho béGiảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng Cách […]

Xem chi tiết
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả

Nội dung chính9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nayCách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơiCách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừngCách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho béGiảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng Cách […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho có tiêm phòng uốn ván được không và nên tiêm ở tháng thứ mấy?

Nội dung chính9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nayCách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơiCách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừngCách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho béGiảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng Cách […]

Xem chi tiết
Bà bầu bị ho khám ở đâu tốt nhất? Top 6 địa chỉ uy tín hàng đầu

Nội dung chính9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nayCách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơiCách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừngCách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho béGiảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng Cách […]

Xem chi tiết
Trẻ bị ho có tiêm phòng được không? Chuyên gia giải đáp cụ thể

Nội dung chính9 cách chữa ho cho bé khi ngủ tốt nhất hiện nayCách chữa ho cho bé khi ngủ bằng phương pháp xông hơiCách trị ho cho trẻ vào ban đêm bằng chanh, gừngCách giảm ho cho bé khi ngủ massage vùng ngực cho béGiảm ho cho bé khi ngủ bằng cách súc họng Cách […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?