Có nên trị gai cột sống bằng xương rồng không? Áp dụng như thế nào?
Bệnh gai cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do vậy, các phương pháp điều trị bệnh đang là mối quan quan tâm hàng đầu. Trong số đó, trị gai cột sống bằng xương rồng được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Tác dụng của cây xương rồng đối với bệnh xương khớp
Xương rồng, hay còn gọi là Hóa ương lặc hoặc Bá vương tiên. Đây là loại cây phổ biến trong dân gian, được trồng để làm cảnh hoặc trang trí nhà cửa. Nhưng ít ai biết rằng, xương rồng cũng là một vị thuốc dùng để điều trị các bệnh lý xương khớp.
Các nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của cây xương rồng có chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm như tartric, taraxerol, euphorbol, friedelan-3a-ol,… Các hoạt chất này rất hiệu quả trong việc giúp tiêu sưng, giảm viêm, giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị,….
Dưới góc nhìn Đông y, xương rồng là một loại cây mọng nước, có vị hơi đắng, tính hàn, công dụng chính là giải độc, thanh nhiệt và hoạt huyết. Từ lâu, ông cha ta đã coi loài cây này là “khắc tinh” của các căn bệnh xương khớp, trong đó có gai cột sống.
Loại xương rồng được sử dụng để chữa bệnh là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ. Với những trường hợp mắc bệnh gai cột sống ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng loại dược liệu này để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Tin liên quan: Các cây thuốc nam chữa gai cột sống được nhiều người tin dùng
Các cách trị gai cột sống bằng xương rồng
Những cách chữa gai cột sống bằng cây xương rồng dưới đây có ưu điểm chung là an toàn, lành tính, có thể thực hiện ngay tại nhà mà chi phí điều trị lại không cao.
Đắp xương rồng bẹ
Đắp xương rồng bẹ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do bệnh gai cột sống gây ra. Tuy vậy, khi thực hiện, bệnh nhân cần chú ý phải làm loại bỏ hoàn toàn gai xương rồng để tránh gây tổn thương cho làn da.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng bẹ và một nắm muối biển.
- Loại bỏ hết phần gai xương rồng rồi rửa với nước sạch, sau đó ngâm cùng với một ít muối để sát khuẩn.
- Tiếp theo, cho xương rồng lên bếp than, nướng trong 5 phút, chú ý trở đều để chín cả 2 mặt.
- Cho xương rồng vào túi chườm rồi chườm nhẹ lên vùng cột sống có gai xương. Đắp 5 – 10 phút, khi hết nóng thì có thể cho lên bếp để nướng lại.
- Người bệnh nên thực hiện cách này mỗi ngày để thấy được hiệu quả điều trị cao nhất.
Đắp xương rồng bẹ và gừng tươi
Gừng có vị cay, tính ấm, khi kết hợp với xương rồng có thể giảm đau, kháng viêm và cải thiện khả năng vận động cho hệ xương khớp.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng, một quả chanh, một củ gừng, một ít muối và rượu trắng.
- Xương rồng loại bỏ gai, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng rồi ngâm với nước chanh muối trong vòng 20 phút. Gừng tươi nạo
- vỏ, rửa sạch rồi xay thật nhuyễn.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo và tiến hành sao nóng. Sau đó bọc hỗn hợp trong túi vải và đắp lên vị trí gai cột sống.
Tin liên quan: 10 Bài Thuốc Đông Y Trị Gai Cột Sống Được Các Chuyên Gia Đánh Giá Cao
Đắp xương rồng, cám gạo và giấm táo
Cám gạo chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các vitamin nhóm B có hiệu quả trong việc giúp tăng khả năng phục hồi đĩa đệm và dây chằng. Do vậy, khi phối hợp cám gạo và xương rồng thì tác dụng của bài thuốc sẽ tăng lên nhiều lần.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng 3 cạnh, 50g cám gạo và 3 thìa canh giấm táo.
- Xương rồng loại bỏ gai nhọn, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Cho xương rồng đã sơ chế vào chảo rồi sao nóng, khi hơi săn lại thì cho cho tiếp cám gạo vào.
- Tiếp tục đảo đều khoảng 3 – 5 phút rồi thêm giấm táo và sao cho tới khi có kết dính thì dừng lại.
- Đổ hỗn hợp vào túi chườm, đợi nguội bớt rồi đắp lên vùng bị gai cột sống, khi hết nóng thì có thể cho lên bếp để sao lại.
Đắp xương rồng và ngải cứu
Y học hiện đại đã chứng minh thành phần aspirin của lá ngải cứu có tác dụng giảm đau rất tốt. Đây là lý do khi dùng xương rồng với ngải cứu đem lại hiệu quả trị bệnh rất khả quan.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ và khoảng 300g ngải cứu.
- Xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ hết gai rồi thái nhỏ thành từng lát mỏng. Ngải cứu tươi cũng đem rửa sạch, để ráo rồi phơi khô.
- Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao đều trong 15 phút thì lấy ra cho vào túi chườm và chườm lên các vị trí bị đau.
Tin liên quan: 9 cách chữa gai cột sống lưng bằng lá ngải cứu ai cũng nên biết
Trị gai cột sống bằng xương rồng và lá lốt
Cũng giống như ngải cứu, lá lốt có tác dụng tiêu viêm và giảm đau nhức do bệnh gai cột sống gây ra. Bài thuốc trị gai cột sống bằng xương rồng và lá lốt từ lâu đã được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng, một nắm lá lốt và một ít muối hạt.
- Xương rồng làm sạch gai và vỏ rồi ngâm trong nước muối loãng để bớt nhựa.
- Lá lốt rửa sạch rồi cho vào giã nát cùng với xương rồng.
- Cho hỗn hợp thu được vào túi chườm rồi chườm lên vị trí bị gai cột sống trong 20 – 30 phút để các hoạt chất ngấm đều vào da.
Tìm hiểu thêm: Mẹo dùng lá lốt trị gai cột sống theo phương pháp dân gian
Trị gai cột sống bằng xương rồng và cỏ xước
Các hoạt chất từ cỏ xước khi đi vào cơ thể sẽ làm giãn nở hệ thống mạch máu, giúp quá trình tuần hoàn máu đi nuôi xương khớp tổn thương diễn ra tốt hơn. Do vậy, kết hợp cỏ xước và xương rồng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của cột sống.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 – 5 bẹ xương rồng cùng một nắm cỏ xước.
- Các nguyên liệu trên làm sạch, xương rồng loại sạch gai rồi ngâm nước muối loãng để sát khuẩn.
- Giã nát cả xương rồng và cỏ xước rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống đang đau nhức trong khoảng 20 phút để các hoạt chất ngấm hết vào da.
Xương rồng, cúc tần, dây tơ hồng và ngải cứu
Kết hợp xương rồng bẹ cùng các vị dược liệu khác như ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng do gai cột sống gây nên.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ và dây tơ hồng, cúc tần, ngải cứu mỗi loại một nắm.
- Sơ chế các thành phần như sau: xương rồng loại sạch gai, tất cả nguyên liệu rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
- Sau đó, cho tất cả nguyên liệu trên vào chảo sao vàng. Rồi cho hỗn hợp vào một túi chườm và đắp trực tiếp vào vị trí bị gai trong khoảng 5 – 10 phút.
Uống nước ép xương rồng
Uống nước ép sẽ giúp người bệnh gai cột sống hấp thu được tối đa các vitamin và dưỡng chất có trong loại thảo dược này.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 10 bẹ xương rồng non tươi.
- Loại bỏ hết gai rồi ngâm xương rồng trong nước muối loãng 5 phút để loại bỏ bớt độc tố.
- Cắt nhỏ xương rồng đã sơ chế, sau đó vào ép hoặc giã nát vắt lấy nước, bỏ phần bã.
- Thêm chút đường hoặc muối cho dễ uống tùy khẩu vị của người bệnh. Mỗi ngày sử dụng khoảng 20ml nước ép nguyên chất sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện.
Chữa gai cột sống bằng cây xương rồng xương rồng luộc
Xương rồng luộc là một món ăn nghe lạ tai nhưng lại có công hiệu chữa bệnh và và giảm đau rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 3 – 5 nhánh xương rồng non và 30g muối ăn.
- Xương rồng loại bỏ hết gai, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ bớt nhựa và sát khuẩn.
- Nấu nước sôi, thêm vào nửa thìa muối trắng rồi cho xương rồng vào nồi luộc chín.
- Khi xương rồng vừa chín tới thì vớt ra, để nguội và cắt khúc nhỏ vừa ăn.
Tin liên quan: Các cách chữa gai cột sống bằng đu đủ đem lại hiệu quả tốt
Xương rồng nấu cá lóc
Xương rồng nấu cá lóc là một món ăn bổ dưỡng có tác dụng trị bệnh mà bạn đọc có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Cách chế biến món ăn chữa bệnh này như sau:
- Chuẩn bị 3 nhánh bánh tẻ xương rồng, 1 con cá lóc và gia vị.
- Xương rồng loại bỏ hết gai, thái nhỏ vừa ăn và bóp cùng muối để loại bỏ nhựa mủ. Sơ chế cá lóc và ướp trước với gia vị.
- Sau đó đem cá lóc và xương rồng đã chuẩn bị cho vào nồi, thêm nước xăm xắp. Nấu với lửa nhỏ trong 10 – 15 phút đến khi gần cạn nước thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp và thưởng thức.
Tin liên quan: Bị gai cột sống uống canxi có tốt không? Nên bổ sung canxi như thế nào?
Một số lưu ý trong quá trình trị gai cột sống bằng xương rồng
Mặc dù trị gai cột sống bằng xương rồng được đánh giá là biện pháp an toàn nhưng người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Thân xương rồng có nhiều gai phải loại sạch trước khi sử dụng, tránh gai đâm vào da gây chảy máu, nhiễm trùng.
- Mủ của loài cây này có thể chứa độc dễ gây mù mắt, sưng tấy da và kích ứng tiêu hoá. Vì vậy nếu sử dụng, bạn cần lựa chọn đúng loại không có độc và thực hiện các biện pháp bảo hộ thích hợp khi sơ chế.
- Đa số các bài thuốc từ xương rồng để đắp và chườm nên người bệnh đặc biệt chú ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, tránh để nhiệt độ quá thấp làm giảm hiệu quả của thuốc hay quá nóng gây bỏng da.
- Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho bú, người bệnh có bệnh viêm mũi, hen cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng xương rồng để trị bệnh.
- Tuyệt đối không lạm dụng phương pháp điều trị này vì đây chỉ là các kinh nghiệm từ dân gian chứ chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rõ ràng về hiệu quả điều trị.
- Ngoài ra, người bệnh không nên ngồi quá lâu hoặc mang vác vật nặng. Có thể tập luyện nhẹ nhàng để thư giãn cột sống và thúc đẩy tuần hoàn máu đến vị trí bị tổn thương.
- Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, nhất là canxi.
Trị gai cột sống bằng xương rồng là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá phụ thuộc phương pháp này mà nên kết hợp song song với các phác đồ của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất.
Tin liên quan:
- Gai cột sống có chữa được không? Chữa như thế nào? Chuyên gia giải đáp
- Người bị bệnh gai cột sống nên ăn gì để bệnh tình chóng cải thiện?
- Gai cột sống có nên tập yoga không? 7 tư thế hỗ trợ tốt nhất
Nội dung chínhTác dụng của cây xương rồng đối với bệnh xương khớpCác cách trị gai cột sống bằng xương rồngĐắp xương rồng bẹĐắp xương rồng bẹ và gừng tươiĐắp xương rồng, cám gạo và giấm táoĐắp xương rồng và ngải cứuTrị gai cột sống bằng xương rồng và lá lốtTrị gai cột sống bằng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTác dụng của cây xương rồng đối với bệnh xương khớpCác cách trị gai cột sống bằng xương rồngĐắp xương rồng bẹĐắp xương rồng bẹ và gừng tươiĐắp xương rồng, cám gạo và giấm táoĐắp xương rồng và ngải cứuTrị gai cột sống bằng xương rồng và lá lốtTrị gai cột sống bằng […]
Xem chi tiết