7 Nhóm Thuốc Trị Gout Và Ngăn Ngừa Tái Phát Phổ Biến Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu và thành công cung cấp nhiều loại thuốc trị gout hiệu quả để kiểm soát bệnh lý này, giúp ngăn ngừa tái phát và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết từng nhóm thuốc và các lưu ý sử dụng hiệu quả.

3 nhóm thuốc trị gout cấp tính hiện nay

Thuốc trị gút cấp tính là các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát và giảm nhanh các triệu chứng đau đớn, sưng viêm trong các cơn gút cấp. Điều này giúp bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.

NSAIDs trị gout (Thuốc kháng viêm không steroid)

NSAIDs là lựa chọn phổ biến vì hiệu quả nhanh trong việc kiểm soát các triệu chứng gút cấp. Nhóm thuốc trị gout này có thể được dùng đường uống hoặc tiêm, giúp giảm đau nhanh chóng trong 3 – 4 giờ.

Các thuốc thường dùng: Ibuprofen, naproxen, diclofenac, indomethacin, meloxicam.

Cơ chế tác dụng: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase (COX), từ đó làm giảm tổng hợp prostaglandin – chất gây viêm và đau tại các khớp.

Chỉ định: Điều trị gút cấp tính, giảm đau và viêm nhanh chóng.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với nhóm thuốc NSAIDs.
  • Loét dạ dày tá tràng đang hoạt động hoặc có tiền sử chảy máu tiêu hóa.
  • Bị suy tim, suy gan thận nặng.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.

Tác dụng phụ

  • Phổ biến: Rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy), tăng huyết áp, phù, nhức đầu, chóng mặt
  • Ít gặp: Loét dạ dày tá tràng, tổn thương gan thận,, suy gan thận, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, khó thở).
Thuốc kháng viêm không steroid Ibuprofen giúp giảm đau hiệu quả
Thuốc kháng viêm không steroid Ibuprofen giúp giảm đau hiệu quả

Colchicine

Hiệu quả của nhóm thuốc trị gout rất cao, thường có khả năng giảm đau và viêm nhanh chóng trong vòng 12 – 24 giờ sau khi dùng thuốc.

Các thuốc cụ thể: Colchicine có sẵn dưới dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm. Một số tên thương mại phổ biến là Colcrys, Mitigare, Gloperba.

Cơ chế tác dụng:

  • Colchicine ức chế sự di chuyển và hoạt động của bạch cầu trung tính, tế bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.
  • Ngoài ra, thuốc còn ức chế sự hình thành các vi ống (microtubule), ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào và vận chuyển các chất trong tế bào, góp phần giảm viêm.

Chỉ định:

  • Điều trị cơn gút cấp tính, đặc biệt khi không thể sử dụng NSAIDs.
  • Dự phòng cơn gút cấp trong giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc hạ axit uric.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhóm thuốc colchicine.
  • Suy gan, suy thận nặng.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc nhất định (như clarithromycin, erythromycin).

Tác dụng phụ

  • Phổ biến: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng,…
  • Ít gặp: Rối loạn máu (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), tổn thương cơ, tổn thương thần kinh ngoại biên,…

Corticosteroids

Corticosteroids là nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, có thể dùng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm để giảm đau nhanh chóng.

Các thuốc thường dùng: Prednisone, methylprednisolone.

Cơ chế tác dụng: Corticosteroids có tác dụng giảm viêm bằng cách ức chế hệ miễn dịch và giảm sản xuất các chất gây viêm.

Chỉ định:

  • Điều trị cơn gút cấp tính khi không thể sử dụng NSAIDs hoặc colchicine.
  • Có thể tiêm trực tiếp vào khớp bị ảnh hưởng hoặc dùng đường uống.

Chống chỉ định:

  • Nhiễm trùng đang hoạt động.
  • Bệnh nhân tiền sử dị ứng nhóm thuốc chứa corticosteroid.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, loãng xương.

Tác dụng phụ: Dùng lâu dài corticosteroids có thể dẫn đến loãng xương, tăng cân và tăng nguy cơ nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị ức chế.

Prednisone thuộc nhóm thuốc Corticosteroids chống viêm mạnh
Prednisone thuộc nhóm thuốc Corticosteroids chống viêm mạnh

3 nhóm thuốc trị gout và kiểm soát lâu dài

Đây là những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát và kiểm soát nồng độ axit uric trong máu về mức an toàn, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh gút.

Nhóm thuốc ức chế sản xuất axit uric

Nhờ khả năng giảm sản xuất axit uric trong cơ thể, thuốc giúp hạ và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức mục tiêu, ngăn ngừa hình thành tinh thể urat và giảm nguy cơ xuất hiện cơn gút như biến chứng về sau.

Các thuốc thường dùng: Allopurinol và Febuxostat.

Cơ chế tác dụng: Ức chế enzyme xanthine oxidase, enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa purin thành axit uric. Từ đó giảm tối đa lượng axit uric được hình thành.

Chỉ định:

  • Dự phòng cơn gút cấp tái phát ở bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh.
  • Hạ và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức mục tiêu (< 6 mg/dL) đối với bệnh nhân gút mạn tính, có tophi hoặc có nguy cơ biến chứng cao.
  • Bệnh nhân có sỏi thận do axit uric.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn với thành phần nhóm thuốc này.
  • Phụ nữ có thai, đang con bú tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Một số trường hợp đặc biệt khác tùy theo loại thuốc cụ thể.

Tác dụng phụ: Có thể gây phát ban, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, trong một số trường hợp hiếm gây ra phản ứng dị ứng nặng gọi là hội chứng Stevens-Johnson​.

Thuốc tăng đào thải axit uric

Thuốc tăng đào thải axit uric là một lựa chọn quan trọng trong điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh gút lâu dài, đặc biệt khi kết hợp cùng thuốc ức chế sản xuất axit uric. Với loại thuốc này, người bệnh cần uống nhiều nước trong quá trình sử dụng (ít nhất 2 – 3 lít/ngày) để tăng cường đào thải axit uric và ngăn ngừa sỏi thận.

Các thuốc trị gout thường dùng: Probenecid và Lesinurad.

Tác dụng: Thuốc tăng đào thải axit uric (uricosurics) hoạt động bằng cách ức chế tái hấp thu axit uric ở ống thận, từ đó tăng cường thải axit uric qua nước tiểu. Điều này giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ hình thành tinh thể urat trong các khớp và mô.

Chỉ định: 

  • Dùng khi không dung nạp hoặc có tác dụng phụ, không hiệu quả hoặc không dung nạp với các thuốc giảm axit uric khác như allopurinol.
  • Dự phòng tái phát cơn gút cấp cho bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh.
  • Giảm và duy trì nồng độ axit uric trong máu ở mức mục tiêu dưới 6 mg/dL đối với bệnh nhân gút mãn tính, có tophi hoặc nguy cơ biến chứng cao.

Chống chỉ định:

  • Suy thận (độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/phút).
  • Bệnh nhân có tiền sử sỏi thận canxi.
  • Một số trường hợp đặc biệt khác tùy theo loại thuốc cụ thể.

Tác dụng phụ: Do làm tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu, probenecid có thể gây sỏi thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Probenecid là thuốc tăng đào thải axit uric hiệu quả tốt
Probenecid là thuốc tăng đào thải axit uric hiệu quả tốt

Nhóm thuốc sinh học – thuốc trị gout nặng

Pegloticase là một liệu pháp sinh học tiên tiến, được áp dụng trong những trường hợp gút nghiêm trọng. Loại thuốc trị gout này khác biệt hoàn toàn so với các loại thuốc khác chỉ ức chế sản xuất hoặc tăng đào thải axit uric, Pegloticase trực tiếp loại bỏ axit uric dư thừa trong máu, giúp giảm nhanh nồng độ axit uric và ngăn ngừa hình thành tinh thể urat.

Cơ chế tác động: 

  • Phân hủy axit uric thành allantoin, một chất hòa tan trong nước và dễ dàng được đào thải qua thận.
  • Chỉ dùng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch, thường là 2 tuần một lần.

Chỉ định

  • Bệnh nhân gút mạn tính nặng, có tophi hoặc có nguy cơ biến chứng cao, không đáp ứng hoặc không dung nạp với các thuốc điều trị thông thường khác (như allopurinol, febuxostat, probenecid).
  • Bệnh nhân có nồng độ axit uric máu cao dai dẳng mặc dù đã tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với pegloticase hoặc bị thiếu hụt G6PD.

Tác dụng phụ: Có thể gây ra một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi.

Việc lựa chọn thuốc trị gout cần được bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng dựa trên tình trạng bệnh, các yếu tố nguy cơ và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc, đồng thời báo cáo ngay các tác dụng phụ gặp phải để được xử trí kịp thời.

Xem Thêm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Uống Thuốc Gout Nhiều Có Sao Không? Cách Dùng Dúng Cách

Nội dung chính3 nhóm thuốc trị gout cấp tính hiện nayNSAIDs trị gout (Thuốc kháng viêm không steroid)ColchicineCorticosteroids3 nhóm thuốc trị gout và kiểm soát lâu dàiNhóm thuốc ức chế sản xuất axit uricThuốc tăng đào thải axit uricNhóm thuốc sinh học – thuốc trị gout nặng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi […]

Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Phải Uống Thuốc Thường Xuyên Không

Nội dung chính3 nhóm thuốc trị gout cấp tính hiện nayNSAIDs trị gout (Thuốc kháng viêm không steroid)ColchicineCorticosteroids3 nhóm thuốc trị gout và kiểm soát lâu dàiNhóm thuốc ức chế sản xuất axit uricThuốc tăng đào thải axit uricNhóm thuốc sinh học – thuốc trị gout nặng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?