Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp có tốt không? Giá bán?
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp là một loại thuốc mới, ứng dụng y học hiện đại tiên tiến. Dùng thuốc giúp cải thiện các chứng viêm đau, giải quyết các hạn chế của thuốc cơ bản thường dùng. Thực hư về loại thuốc này như thế nào?
Thông thường, Methotrexate được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những bệnh nhân kháng thuốc Methotrexate phải làm sao? Những trường hợp này, thuốc sinh học được chỉ định.
Thuốc sinh học là gì? Cơ chế hoạt động
Thuốc sinh học là một loại thuốc đặc thù được chế tạo dựa trên những phản ứng của quá trình biến đổi gen. Thuốc được tạo ra với mục đích tấn công các protein tự nhiên của hệ miễn dịch cơ thể. Đây là một loại thuốc khá mới, được nghiên cứu nhằm cải thiện các hạn chế của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thông thường.
Thuốc có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp song song với chính Methotrexate và các loại thuốc điều trị viêm khớp khác để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Tuy không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý viêm khớp dạng thấp nhưng thuốc sinh học vẫn rất được ưu tiên vì có công dụng nhất đinh trong cải thiện các triệu chứng bệnh.
Thuốc sinh học được chỉ định tiêm tĩnh mạch hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Sau khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ tự động được kích thích để ngăn cản quá trình truyền tín hiệu của các tế bào ở hệ thống miễn dịch. Những tín hiệu này chính là tác nhân gây nên quá trình phá hủy mô khớp.
Ngoài ra, một chủng thuốc khác sẽ có cơ chế ức chế protein TNF. Protein TNF là một yếu tố hoại tử khối u do hệ miễn dịch sản sinh ra. Nó có tác dụng ngăn ngừa các tế bào nhiễm trùng và ung thư tấn công cơ thể. Tuy có tác dụng hữu hiệu như vậy, nhưng khi hệ miễn dịch “lơ là” sản sinh quá mức TNF cần thiết sẽ gây ra tình trạng viêm đau ở các khớp xương.
Các loại thuốc sinh học điển hình nhất
Các dạng thuốc sinh học đã và đang được ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
- Nhóm thuốc ức chế protein TNF: Như đã đề cập ở trên, nhóm thuốc này sẽ can thiệp trực tiếp và quá trình hoạt động của các protein TNF dư thừa. Những loại thuốc trong nhóm này bao gồm: Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Golimumab,…
- Nhóm thuốc ức chế Interleukin 6: Interleukin 6 có tác dụng kháng viêm nhưng cũng có tác dụng gây viêm và tăng tiết dịch ổ khớp. Thuốc kháng Interleukin 6 phổ biến nhất hiện nay là Tocilizumab.
- Nhóm thuốc ức chế Interleukin 1: Nhóm thuốc này không quá phổ biến tại thị trường Việt Nam nên khá ít người biết đến. Nhóm thuốc này sẽ có công dụng ngăn cản sự sản sinh prostaglandin và metalloproteinase để giảm nguy cơ viêm nhiễm tế bào. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm: Kineret, Anakinra.
- Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho T: Sử dụng các loại kháng thể nhằm tiêu diệt tế bào lympho T là cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này. Chế phẩm đã và đang được y học sử dụng là Abatacept.
- Nhóm thuốc ức chế tế bào lympho B: Hoạt chất của thuốc sẽ ức chế phá hủy các tế bào trung gian, ngăn cản và tiêu diệt hoàn toàn tế bào B từ đó đem lại hiệu quả kháng viêm. Loại thuốc này có tên là Rituximab.
Thuốc sinh học chỉ định dùng khi nào? Nguyên tắc điều trị
Dựa vào dấu hiệu lâm sàng của từng ca bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất. Thuốc sinh học thường sẽ được chỉ định trong những trường hợp được chẩn đoán như:
- Bệnh nhân đã sử dụng thuốc thuộc nhóm DMARD như hydro cloroquin, methotrexate,… trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng nhưng không mang lại hiệu quả
- Những bệnh nhân chống chỉ định, không dung nạp, dị ứng với các thành phần thuốc điều trị
- Bệnh nhân được xác định là có mức độ hoạt động bệnh ở mức cao sau khi thực hiện đo lường các chỉ số như: SDAI, BASDAI, CDAI,…
- Trong thời gian dùng thuốc điều trị cơ bản, bệnh nhân có những biểu hiện bệnh nặng như: tổn thương ở nhiều vị trí khớp cùng lúc, xương khớp có yếu tố bị phá hủy, tốc độ lắng máu tăng cao,…
Quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo quy trình tuần tự và đảm bảo theo các nguyên tắc:
- Theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh theo từng giai đoạn cụ thể đã được phác thảo từ trước
- Khám tầm soát kỹ các bệnh lý nền trước khi sử dụng thuốc và sau khi dùng thuốc 3 – 6 tháng
- Tuân thủ liệu trình, quá trình bảo quản thuốc, quy trình pha thuốc
- Điều trị dựa trên phác đồ chi tiết cụ thể cho từng bệnh nhân
Có nên sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp?
Tuy được đánh giá cao trong điều trị bệnh nhưng thuốc sinh học vẫn còn xa lạ với nhiều người. Đó cũng chính là lý do bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vẫn còn đắn đo nhiều khi quyết định sử dụng loại thuốc này.
Tác dụng phụ có thể có của thuốc sinh học
Những tác dụng ngoài ý muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc sinh học có thể kể đến như:
- Sưng, đau tại vị trí tiêm
- Buồn nôn
- Ngăn cản sự sản sinh hồng cầu
- Có thể gây nhiễm trùng nặng nếu không được sử dụng đúng cách
- Gây ảnh hưởng, tổn thương đến gan
Khi sử dụng thuốc sinh học, đồng nghĩa với việc ngăn cản sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Điều này gia tăng nguy cơ mắc ung thư, bị nhiễm trùng. Những bệnh nhân đã từng bị nhiễm trùng sẽ có khả năng tái phát trở lại. Người mắc khối u trong cơ thể sẽ gia tăng nguy cơ bị tấn công bởi các tế bào ung thư.
Chi phí điều trị sử dụng thuốc sinh học
Chi phí chữa bệnh là vấn đề đặc biệt được các bệnh nhân quan tâm. Và chi phí đắt đỏ là một trong những lý do khiến bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không thực sự “mặn mà” với phương pháp này. Ước tính việc dùng thuốc sinh học sẽ tiêu tốn một khoản tiền lên đến gần 70 triệu đồng mỗi năm.
Không phải ai cũng có thể chi trả cho số tiền này. Mặc dù đây là phương pháp được đánh giá rất tốt nhưng ở Việt Nam, tính ứng dụng vẫn chưa thực sự cao.
Bệnh nhân dùng thuốc sinh học cần lưu ý gì?
Thuốc sinh học cần sử dụng đúng cách mới phát huy tối đa công dụng của nó. Người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:
- Tuân thủ chính xác theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý sử dụng, tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Theo dõi kỹ càng các phản ứng của cơ thể, sự thay đổi của bệnh lý trong 3 tháng đầu tiên sử dụng thuốc. Đây là khoảng thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng nên cần lưu ý hết sức.
- Những trường hợp nhận thấy tình trạng bệnh không có chuyển biến tích cực, cần thông báo sớm với bác sĩ để có các chỉ định dùng kết hợp các loại thuốc điều trị cơ bản.
- Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các tư vấn chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa. Để tìm hiểu kỹ hơn về thuốc, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn.
Hy vọng những thông tin về thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp trên đây thực sự có ích với bạn đọc quan tâm. Cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng để tìm ra phương án chống lại bệnh lý viêm khớp phù hợp nhất.
Nội dung chínhThuốc sinh học là gì? Cơ chế hoạt độngCác loại thuốc sinh học điển hình nhấtThuốc sinh học chỉ định dùng khi nào? Nguyên tắc điều trịCó nên sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp?Tác dụng phụ có thể có của thuốc sinh họcChi phí điều trị sử dụng […]
Xem chi tiết