TOP Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Hiệu Quả

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da và thuốc uống là hai nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến. Các loại thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng tổn thương trên bề mặt da. Nếu người bệnh lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình thì có thể làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy, sát trùng da và ức chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nếu tùy tiện sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình lành da.

Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng điển hình như da nổi ban đỏ, mụn nước, phồng rộp kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy.

Người bệnh bị viêm da tiếp xúc
Người bệnh bị viêm da tiếp xúc

Ở những trường hợp tổn thương da có phạm vi nhỏ, không xuất hiện vết thương hở có thể tự thuyên giảm sau khi điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tổn thương da nghiêm trọng, có phạm vi lớn, gây ngứa rát, đau nhức dữ dội thì người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc để dịu bớt triệu chứng. Hiện tại thuốc chữa viêm da tiếp xúc được chia làm 2 dạng: Thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Thuốc bôi ngoài da là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da tiếp xúc. Đa phần các loại thuốc bôi ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể mà chỉ tác động trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi để chữa viêm da tiếp xúc thường được bác sĩ kê đơn và được nhiều người bệnh đánh giá cao, bao gồm:

1. Hồ nước: Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc có tác dụng sát khuẩn da

Hồ nước là một trong những thuốc chữa viêm da tiếp xúc rất phổ biến và dễ tìm. Người bệnh có thể tìm thấy loại thuốc này trong hầu hết các đơn thuốc trị viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ, mới khởi phát.

Hồ nước có tác dụng sát khuẩn dùng làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Hồ nước có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vùng da tổn thương
  • Thành phần: Chủ yếu gồm có kẽm oxit, Glycerin, bột Talc và nước cất có tác dụng làm dịu da, sát trùng nhẹ và bảo vệ vùng da tổn thương, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị bệnh bằng cồn y tế hoặc nước muối sinh lý. Bôi trực tiếp hồ nước lên vùng da bị viêm và để khô lại, không cần rửa lại. Nên sử dụng từ 2-3 lần/ngày để tránh nhiễm trùng và hỗ trợ lành da.

2. Dung dịch sát khuẩn và vệ sinh da Jarish

Dung dịch Jarish gồm các thành phần: nước cất, Axit boric, Glyxerum có tác dụng làm sạch bề mặt vùng da tổn thương, hỗ trợ diệt khuẩn, làm giảm triệu chứng viêm sưng, làm dịu da. Cũng như hồ nước, dung dịch Jarish thường được dùng khi triệu chứng viêm da tiếp xúc mới khởi phát, đặc biệt là viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, hóa chất độc hại, mủ thực vật,…

Cách sử dụng: Dùng dung dịch Jarish vệ sinh trực tiếp trên da rồi lau khô bằng bông y tế hoặc khăn sạch. Sử dụng thuốc từ 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Thuốc tím điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, tổn thương sâu

Thuốc tím thường được kê đơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm, vùng da vị viêm tiết nhiều dịch và nhiễm khuẩn phạm vi rộng. Thành phần chính của thuốc là kali permanganate, hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.

Thuốc tím dùng làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Thuốc tím

Thuốc tím thường sử dụng để ngâm rửa ngoài da hoặc để tắm nếu cần. Thuốc được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị viêm với tần suất 1-2 lần/ngày tùy theo mức độ tổn thương da. 

Cách sử dụng: Pha 1g thuốc tím với 10 lít nước sạch, ngâm rửa hoặc tắm với hỗn hợp này trong khoảng 15-20 phút. Dùng bông hoặc vải sạch lau khô da, để da thông thoáng, không băng bó.

4. Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid

Thuốc bôi chứa corticoid thường được chỉ định khi tổn thương da đã đóng vảy, khô lại, nứt nẻ. Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm mẩn ngứa, đau nhức thông qua việc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường gặp như: Diprosone,  Eumovate, Gentrison,…

Cách sử dụng: Sau khi làm sạch và sát trùng da, bôi thuốc lên vùng da tổn thương. Massage nhẹ để thuốc ngấm vào da, sử dụng 2 lần/ngày.

Cần lưu ý không dùng thuốc trong giai đoạn triệu chứng viêm da tiếp xúc mới khởi phát, da còn chảy dịch vì có thể làm cho quá trình lành da tổn thương chậm lại, tăng nguy cơ bội nhiễm. Không sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài, chỉ được dùng trong 15-20 ngày. Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid sẽ gây ra hiện tượng bào mòn da, da “nghiện” corticoid, giãn mao mạch, nổi mụn đỏ, viêm nhiễm nặng hơn,…

5. Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ

Đây là nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được kê đơn khi tổn thương da có hiện tượng nhiễm trùng cao. Lúc này, các bác sĩ có thể kê một hoặc vài loại kháng sinh bôi ngoài da để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Một số thuốc kháng sinh được sử dụng như Aminoglycosid, Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid,…

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Tetracyclin
Kháng sinh điều trị tại chỗ Tetracyclin

Cách sử dụng: Lấy 1 lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn và thoa nhẹ lên khu vực bị viêm da tiếp xúc. Xoa nhẹ để thuốc thẩm thấu vào lớp biểu bì bên trong.

Lưu ý: Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng để tránh nguy cơ kháng thuốc.

6. Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin thường được kê đơn trong trường hợp cơ địa người bệnh có phản ứng tác dụng phụ, dị ứng với thuốc chứa corticoid. Calcineurin có tác dụng điều hòa phản ứng hệ miễn dịch, ức chế quá trình tiết chất gây viêm, từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng viêm trên da. Hai loại thuốc ức chế calcineurin điển hình là Tacrolimus 0,03% và 0,1%; Pimecrolimus 1%.

Tương tự như thuốc corticoid, người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng da, ác tính hóa tế bào.

7. Kem/Gel làm mềm da, dưỡng ẩm, phục hồi da

Sau khi tổn thương da đóng vảy, ngưng tiết dịch, bong tróc, mọc lớp dày sừng, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm kem/gel dưỡng ẩm cho da.

Làn da khô ráp, thiếu ẩm rất dễ bị tổn thương, hàng rào bảo vệ da yếu khiến da càng trở nên nhạy cảm, lâu lành hơn. Ngược lại, khi bề mặt da đủ độ ẩm giúp cho quá trình tái tạo, hồi phục da tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng, ít nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo.

Một số sản phẩm dưỡng da đặc trị cho da nhạy cảm như: A-derma Exomega, Lacticare-HC lotion, Physiogel cream, Lipo-Balance Intensive Nourishing Cream,…

Không sử dụng sản phẩm dưỡng da khi da còn phù nề, rỉ dịch, có mụn nước, mụn mủ vì có thể khiến da ẩm ướt, chậm hồi phục.

Các loại thuốc uống điều trị viêm da tiếp xúc

Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm hoặc gây tổn thương nghiêm trọng, trên phạm vi rộng, khả năng đáp ứng kém với điều trị tại chỗ thì bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng cả thuốc uống để điều trị.

Tuy nhiên, các loại thuốc uống thường gây tác dụng phụ nhiều hơn so với thuốc bôi nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Một số loại thuốc uống thường được kê đơn làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc như:

1. Thuốc kháng histamin

Histamine là thành phần trung gian được tự động tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Sau khi được phóng thích vào da, histamin gây ra triệu chứng ngứa ngáy trên da.

Thuốc kháng histamin hoạt động theo nguyên lý ức chế hoạt động tiết histamin, làm mất đi tác dụng của histamin, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.

Trong trường hợp viêm da gây ngứa ngáy nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng histamin để giảm bớt ngứa ngáy.

Các loại thuốc kháng histamine tổng hợp được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc như: Brompheniramin, Chlorpheniramine, Fexofenadin, Cetirizin hydroclorid,…

Thuốc Chlorpheniramine
Thuốc Chlorpheniramine

Nhóm thuốc này có thành phần tương đối an toàn và có thể dùng cho nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trong khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm khả năng tập trung,… Người thường xuyên di chuyển, điều khiển phương tiện giao thông nên hạn chế sử dụng thuốc.

2. Thuốc giảm đau, kháng viêm non-steroid/có steroid (corticoid)

Steroid là thuốc được sử dụng để điều trị trường hợp viêm da tiếp xúc mức độ nặng, có thể đi kèm với triệu chứng toàn thân khác như đau nhức da, nổi hạch, người mệt mỏi, sốt nhẹ do nhiễm khuẩn,… Bác sĩ điều trị có thể chỉ định một số liều thuốc chứa steroid hoặc không chứa steriod. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện viêm sưng, hạ sốt.

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần hạn chế về liều lượng và thời gian sử dụng.

3. Kháng sinh – thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Khi vùng da tổn thương có hiện tượng bội nhiễm hoặc lan rộng sang vùng da khác thì người bệnh viêm da tiếp xúc sẽ được chỉ định thêm một vài thuốc kháng sinh uống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng.

Hiện nay, nhóm thuốc kháng sinh chính thường dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc là penicillin và cephalosporin. Các loại kháng sinh đường uống thường chỉ định sử dụng trong khoảng 1 tuần tùy theo mức độ viêm nhiễm.

Thuốc penicillin
Thuốc penicillin

Thuốc kháng sinh đường uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể vì vậy người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa nắm rõ thông tin về liều dùng, tình trạng bệnh lý.

4. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất dạng uống cho cơ thể

Trong sinh hoạt thường ngày, người bệnh nên kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập vào.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin, khoáng chất,… được tổng hợp dưới dạng viên uống để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, dễ bùng phát ở mọi đối tượng. Bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng và thường thuyên giảm nhanh sau khi dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh gây ra một số tác dụng phụ hoặc biến chứng.

Khi dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và không dùng thuốc cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Khi dùng thuốc, cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ về liều dùng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc.
  • Sau khi dùng thuốc nên để da thông thoáng, khô ráo, không băng bó các vết thương lại.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc cần tìm ra và tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
  • Phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để da nhanh hồi phục.
  • Ngưng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị ngay khi phát hiện tác dụng phụ của thuốc.
Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Trên đây là một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến. Để biết chính xác loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải thì người bệnh nên liên hệ khám, tư vấn với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuốc rất nhiều vào cơ địa và quá trình chăm sóc, điều trị của người bệnh. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe những sẹo thâm sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bệnh tự ti, lâu dần gây trầm cảm. Bài […]

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Và Khắc Phục

Viêm da tiếp xúc có lây không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Mặc dù không gây nên những hậu quả trực tiếp tới sức khỏe. Nhưng nếu áp dụng sai phương pháp điều trị và thiếu kiến thức trong việc phòng ngừa có thể là yếu tố thúc […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(16) "viem-da-tiep-xuc"

Chuyên mục

Tin mới

12 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Dân Gian Tại Nhà Hiệu Quả

10 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Giảm Ngứa Nhanh Chóng

3 Cách Trị Viêm Amidan Hốc Mủ Hiệu Quả Người Bệnh Nên Biết

8 Cách Trị Viêm Xoang Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?