Viêm Da Tiếp Xúc Côn Trùng Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục
Viêm da tiếp xúc côn trùng là tình trạng xuất hiện tổn thương do côn trùng tấn công hoặc dịch tiết của chúng. Tùy vào thời gian phát hiện và phương pháp điều trị, các biểu hiện ngoài da có thể nhanh chóng hồi phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu chủ quan trong việc xử lý, có thể dẫn tới nguy cơ bội nhiễm. Dưới đây là những cách khắc phục nhanh và phòng ngừa tình trạng này.
Viêm da tiếp xúc côn trùng là gì?
Viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng là hiện tượng tổn thương da phổ biến do bị tấn công bởi các loại côn trùng có độc. Bên cạnh đó, quá trình tiếp xúc với dị nguyên trên cơ thể chúng như phấn hoa, nọc độc, nhựa mủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát.
Nguyên nhân gây bệnh phần lớn đến từ các yếu tố khách quan. Chính vì vậy, viêm da tiếp xúc côn trùng chủ yếu bùng phát mạnh vào các mùa côn trùng sinh sôi. Một số vết thương có thể khắc phục nhanh chóng tại nhà hoặc tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, côn trùng có độc tình trạng này có thể tiến triển thành thể bội nhiễm, gây nên các biểu hiện nghiêm trọng.
Những loại côn trùng nguy hiểm cần tránh
Việt Nam là một đất nước với khí hậu nóng ẩm, có nhiều mùa với chu kỳ thay đổi thất thường. Đây cũng là điều kiện tạo nên sự đa dạng sinh vật, đặc biệt là các loại côn trùng. Mức độ tổn thương của viêm da tiếp xúc côn trùng phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh. Thông thường, kiến khoang (Paederus) được xem là loài công trùng phổ biến nhất. Ngoài ra, bạn cần chú ý đề phòng và nhận diện một số loại dưới đây:
- Viêm da tiếp xúc kiến ba khoang: Hiện tượng này được gọi theo tên khoa học là Paederus. Kiến ba khoang chủ yếu sinh sản theo mùa, kích thước to hơn các loại còn lại. Khi bị tấn công hoặc chạm vào chất dịch bên trong cơ thể của kiến có thể khiến da tiếp xúc với chất pederin, gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc.
- Dị ứng phấn côn trùng: Một số loại côn trùng mang theo phấn hoa có thể gây kích ứng trên một số cơ địa, làn da nhạy cảm.
- Bướm đêm: Trước khi lột xác và tiến hóa, loài côn trùng này còn được gọi là sâu ban đêm. Cơ thể chúng tiết ra chất độc cantharidin khiến da bị bỏng, tạo phản ứng mọng nước.
- Ruồi Tây Ban Nha: Khi cảm thấy bị đe dọa, loài ruồi Tây Ban Nha sẽ bao phủ các khoeo chân của chúng bằng chất độc cantharidin khiến bề mặt da tiếp xúc trở nên sưng tấy, viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng cắn
Khi bị côn trùng tấn công hoặc tiếp xúc với dị nguyên chứa độc tố, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện ngoài da và toàn thân.
- Tại vị trí nhất định có thể xuất hiện triệu chứng sưng viêm. Tổn thương có thể ở dạng những nốt ngứa nhỏ, hoặc dài như vết cào.
- Trường hợp viêm da tiếp xúc côn trùng do kiến ba khoang đốt sẽ kèm theo bọng nước, đỏ rát sau vài ngày.
- Nếu mức độ viêm không nghiêm trọng, da có thể chỉ có dấu hiệu ngứa rát, sưng đỏ và mụn nước li ti, nhanh chóng khô lại thành vảy sau 2 – 5 ngày.
- Nếu quá trình chăm sóc không đảm bảo, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, tổn thương lan rộng, xuất hiện bọng nước và mủ nông, lớp bên ngoài da trợt loét, hình thành biến chứng viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
- Tổn thương ở vùng da gần mắt có thể khiến tình trạng chảy nước mắt, sưng và sụp mí.
- Các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện bao gồm mệt mỏi, sốt, nổi hạch ở cổ và nách…
Điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả nhất
Viêm da tiếp xúc côn trùng có thể nhanh chóng khắc phục bằng các biện pháp điều trị tại chỗ hoặc mẹo dân gian nếu kịp thời phát hiện. Dưới đây là một số gợi ý dành cho người bệnh nhằm hạn chế tối đa tổn thương và sẹo thâm.
Chữa bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng bằng thuốc Tây
Các vết thương do côn trùng khi điều trị bằng Tây y có thể được cải thiện chỉ trong thời gian ngắn, phù hợp với nhiều giai đoạn tổn thương. Người bệnh nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến chuyên gia trước khi tiến hành áp dụng để tránh các tác dụng ngoài ý muốn.
Các thuốc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể được sử dụng:
- Thuốc bôi điều trị tại chỗ: Ngay khi phát hiện ra tổn thương, người bệnh nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để sát trùng ngày 2 – 4 lần để trung hòa độc tố. Khi vệ sinh chỉ cần dùng bông thấm nhẹ, tránh chà sát mạnh. Sau đó, tiến hành bôi các loại thuốc đặc trị làm dịu da, kháng viêm như hồ nước, thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc chữa corticoid. Trường hợp làn da xuất hiện các nốt bọng nước, mủ viêm nên dùng thuốc tims hoặc dung dịch castellani…
- Thuốc uống điều trị toàn thân: Để khắc phục các dấu hiệu toàn thân, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm dạng viên uống như thuốc kháng sinh, kháng histamin thế hệ mới hoặc thuốc corticoid…
Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gian
Áp dụng các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí và đảm bảo độ lành tính cao. Tuy nhiên, các mẹo dân gian sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được áp dụng ngay sau khi bị côn trùng tấn công.
- Bài thuốc từ lá bạc hà: Đem một nắm lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước và giã nhỏ. Lọc lấy phần nước cốt, dùng tăm bông hoặc gạc y tế để đắp lên vùng da bị tổn thương.
- Giảm ngứa bằng lá húng quế và mật ong: Chuẩn bị khoảng 5g lá húng quế, rửa sạch với nước muối loãng sau đó xay nhuyễn. Tiếp đến, bỏ 2 thìa cà phê mật ong và trộn đều để được hỗn hợp đồng nhất. Sau đó bôi trực tiếp lên vùng da đã được làm sạch, rửa lại với nước ấm sau 15 phút.
- Cách trị bệnh từ lá trầu không: Trường hợp bị tổn thương diện rộng, người bệnh có thể khắc phục nhanh bằng cách đun nước lá trầu không và dùng để rửa vết thương hằng ngày.
Hướng dẫn phòng tránh viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả
Tình trạng viêm da tiếp xúc do côn trùng thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm tháng 7 đến 10. Chính vì vậy, chủ động trang bị kiến thức phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tổn thương ngoài ý muốn do bị côn trùng tấn công. Dưới đây là một số gợi ý mà độc giả có thể tham khảo:
- Dọn dẹp sạch sẽ không gian xung quanh, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng rác, nước bẩn, hoặc cây cối quá rậm rạp.
- Trước khi đi ngủ nên mắc màn hoặc đóng cửa kín để tránh trường hợp các loại bướm đêm phát tán bên trong nhà.
- Sắp xếp lại đồ đạc và thực phẩm, không nên để quần áo treo bên ngoài hoặc đồ ăn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các loại côn trùng.
- Vào mùa mưa ẩm, nên chú ý mặc áo dài tay để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công hoặc tiếp xúc với các chất độc hại do côn trùng.
- Nếu sử dụng các loại thuốc diệt kiến, mối, bướm, ruồi… nên đảm bảo đồ đạc trong nhà đã được bọc kín, không nên tiếp xúc gần trong thời gian dài, hạn chế áp dụng khi đông người.
- Trang bị các công dụng bảo hộ như găng tay, áo dài, mũi… khi phải lao động hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng cao.
Viêm da tiếp xúc côn trùng không phải bệnh lý mãn tính và hoàn toàn có thể khắc phục nhanh chóng bằng các giải pháp điều trị tại chỗ. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả đã có cái nhìn tổng quan nhất trong cách nhận diện, điều trị và phòng ngừa tình trạng này.
Nội dung chínhViêm da tiếp xúc côn trùng là gì?Những loại côn trùng nguy hiểm cần tránhTriệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng cắnĐiều trị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả nhấtChữa bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng bằng thuốc TâyCách chữa viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gianHướng dẫn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm da tiếp xúc côn trùng là gì?Những loại côn trùng nguy hiểm cần tránhTriệu chứng viêm da tiếp xúc côn trùng cắnĐiều trị viêm da tiếp xúc côn trùng hiệu quả nhấtChữa bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng bằng thuốc TâyCách chữa viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gianHướng dẫn […]
Xem chi tiết