Viêm Da Tiếp Xúc Bội Nhiễm – Lời Khuyên Của Chuyên Gia
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng tổn thương nghiêm trọng do điều trị và bảo vệ không đúng cách. Ngoài các biến chứng liên quan tới sức khỏe, bệnh còn có thể để lại nỗi ám ảnh tâm lý do các vết sẹo rỗ, thâm trên da. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện các nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương gây ra khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào và không lây nhiễm từ người sang người. Làn da bị tổn thương sẽ có màu đỏ hoặc hồng, giới hạn rõ ràng và ngứa râm ran. Các triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể thuyên giảm sau một thời gian, thậm chí không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu người bệnh không tuân thủ theo liệu trình được chỉ định, tiếp xúc với các dị nguyên sẽ làm gia tăng thêm nguy cơ biến chứng. Một trong những biến chứng dễ gặp nhất là viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi người bệnh vô tình gãi hoặc chà xát làm xước da. Từ đó tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công, sinh sôi gây hiện tượng sưng viêm, đau rát, thậm chí chảy mủ. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ khó phục hồi trên da. Một số nguyên nhân chính khiến bệnh bùng phát có thể kể đến như:
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc là thể mãn tính, khó điều trị dứt điểm và khả năng tái phát cao. Sau đây là một số yếu tố gây bệnh thường gặp:
- Yếu tố di truyền
- Thay đổi thời tiết
- Môi trường làm việc
- Suy giảm hệ miễn dịch
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc có thể chuyển biến nhanh chóng sang dạng bội nhiễm do các yếu tố sau:
- Thói quen gãi, chà xát trên da: Không ít người bệnh có thói quen sờ tay lên vết thương, gãi ngứa hoặc chà xát quá mạnh có thể dẫn tới nguy cơ tạo thành vết thương hở. Mặt khác, bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ có thể ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm ngứa gây viêm.
- Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh vẫn tiếp tục lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn và thức ăn dầu mỡ sẽ làm gia tăng tình trạng sưng viêm, gây khó khăn cho việc phục hồi, kéo thời thời gian dùng thuốc, viêm da tiếp xúc tái đi tái lại nhiều lần.
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng các sản phẩm thuốc bôi có khả năng khắc phục nhanh các biểu hiện ngoài da. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liệu trình để đẩy nhanh tác động có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường, gây bỏng rát hoặc bào mòn da.
Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da bội nhiễm tiếp xúc là tình trạng nghiêm trọng chuyển biến từ bệnh viêm da ban đầu. Một số biểu hiện điển hình của bệnh có thể kể đến như:
- Da trở nên khô sần, mất đi độ ẩm và cảm giác nóng rát.
- Các vùng đỏ xuất hiện kèm theo dấu hiệu ngứa râm ran, khó chịu.
- Chảy mủ viêm hoặc sưng tấy. Một vài trường hợp có dấu hiệu xuất huyết.
- Lây lan sang các vùng da lân cận.
- Trường hợp nặng người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có để lại sẹo không? Chữa được không?
Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có chữa được không? – Các chuyên gia khẳng định đây là bệnh lý mãn tính có đặc điểm liên quan tới hệ miễn dịch, cấu trúc da và gen di truyền nên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm.
Phần lớn các biện pháp hiện nay chỉ có tác dụng loại bỏ các dấu hiệu ngoài da. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và ngăn ngừa tái phát nếu được điều trị kịp thời, đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Ngược lại, nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như :
- Viêm mô tế bào: Xảy ra khi vi khuẩn tấn công da thuộc liên cầu khuẩn nhóm A hoặc tụ cầu vàng. Tình trạng này có thể kéo theo nguy cơ áp xe, hoại tử, nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn máu: Viêm nhiễm khi không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ đi vào tuần hoàn máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết, suy hô hấp thậm chí sốc phản vệ, suy tim.
- Sẹo thâm: Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có để lại sẹo không phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như: Thời gian phát hiện bệnh và mức độ tổn thương, chế độ chăm sóc và đặc điểm của da. Do đó, để hạn chế nguy cơ gây sẹo ở bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
Cách điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm giảm nguy cơ thâm sẹo
Với mức độ tổn thương nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng cao, quá trình điều trị viêm da tiếp xúc cần sự can thiệp, ức chế vi khuẩn toàn diện cả thuốc bôi và uống. Việc sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn nếu dùng sai thuốc, sai cách. Do vậy người bệnh nên đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp.
Điều trị bằng thuốc tây y
Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm phổ biến như:
Thuốc điều trị ngoài da
- Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng nước muối sinh lý, jarish hoặc cồn povidone giúp bạn nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị tổn thương do viêm nhiễm, lấy đi chất bẩn và kiểm soát được diện tích bội nhiễm.
- Thuốc bôi ngoài da: Sau khi da đã được làm sạch, người bệnh có thể dùng thuốc bôi đặc trị chứa corticoid để ngăn ngừa nhiễm trùng, se vết thương và thúc đẩy tái tạo tế bào mới. Tuy nhiên, cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng corticoid ở mức nhẹ và trung bình, không bôi khi da đang chảy dịch hoặc mưng mủ.
Thuốc uống điều trị bên trong
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ nhằm ngăn ngừa tổn thương diện rộng và các biến chứng bên trong cơ thể.
- Thuốc kháng histamin: Các sản phẩm kháng histamin có tác dụng ngăn chặn sự kích ứng da, giảm lượng chất trung gian gây viêm. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ kê đơn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Cách phòng tránh tình trạng bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc có thể chuyển biến phức tạp sang thể bội nhiễm bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, bổ sung kiến thức trong việc phòng tránh là yếu tố quan trọng giúp bạn ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng trên da.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần biết kiêng gì, ăn gì khi bị viêm da tiếp xúc để tránh bệnh nặng thêm.
- Vệ sinh da hằng ngày, sử dụng nước ấm và làm sạch nhẹ nhàng bằng các sản phẩm từ thiên nhiên.
- Cấp ẩm và bảo vệ da bằng kem chống nắng, khẩu trang, áo, mũ.
- Hạn chế sờ tay lên mặt hoặc gãi xước da khi đang điều trị viêm da tiếp xúc.
- Không để da chảy mồ hôi quá nhiều.
- Ưu tiên mặc các trang phục thoải mái, rộng rãi.
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có xu hướng tồn tại dai dẳng, để lại tổn thương trên da. Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã có thêm nhiều kiến thức trong việc nhận biết, điều trị và bảo vệ cơ thể trước căn bệnh này.
Nội dung chínhNguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễmNguyên nhân gây viêm da tiếp xúcNguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễmDấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bội nhiễm Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có để lại sẹo không? Chữa được không?Cách điều trị viêm da tiếp xúc […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễmNguyên nhân gây viêm da tiếp xúcNguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễmDấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bội nhiễm Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm có để lại sẹo không? Chữa được không?Cách điều trị viêm da tiếp xúc […]
Xem chi tiết