Viêm Da Tiếp Xúc Ở Tay – Cách Nhận Biết, Điều Trị, Phòng Tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm da tiếp xúc ở tay là dạng tổn thương da do tiếp xúc dị nguyên phổ biến nhất. Bệnh ảnh hưởng đến mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn đọc nhận biết, điều trị và phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.

Viêm da tiếp xúc ở tay là bệnh gì? Có những dạng nào?

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương ngoài da khởi phát sau khi da tiếp xúc với các chất kích thích, dị ứng. Những chất này có thể là hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, côn trùng, ánh sáng… Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng sẽ kích hoạt các phản ứng miễn dịch và dị ứng ở da gây tình trạng viêm, ngứa đỏ, sần sùi, mụn nước, bỏng rát… Viêm da tiếp xúc thường bùng phát ở những vùng da hở, không được che chắn như da tay, chân, mặt, cổ… Trong đó viêm da tiếp xúc ở tay là phổ biến nhất.

Theo các thống kê da liễu, viêm da tiếp xúc ở tay chiếm khoảng 35% các trường hợp viêm da do tiếp xúc. Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả ở những người trưởng thành, đang trong độ tuổi lao động.

Viêm da tiếp xúc ở tay thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Viêm da tiếp xúc ở tay thường gặp ở những người trong độ tuổi lao động, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất

Có 3 dạng viêm da tiếp xúc ở tay thường gặp là:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay: Tình trạng này khởi phát khi làn da của bạn tiếp xúc với các tác nhân dị ứng bên ngoài khiến cơ thể giải phóng các hóa chất trung gian gây viêm, dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng ở tay: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi tay tiếp xúc với hóa chất độc hại có trong xà phòng, mỹ phẩm, nọc độc côn trùng. Tình trạng này thường có mức độ nặng và dễ tiến triển nặng hơn các dạng viêm da dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng ở tay: Bệnh lý này ít gặp hơn nhưng không quá hiểm. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng kích ứng, mẩn đỏ, mụn nước, phồng rộp, bỏng rát… sau khi làn da tay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác.

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc thường diễn tiếp qua 2 giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Các tổn thương da có thể chỉ khu trú tại tay hoặc lan rộng và ảnh hưởng tới những vùng da khác. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, viêm da tiếp xúc ở tay có thể tiến triển nặng, thường xuyên tái phát, gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. 

Các triệu chứng thường gặp

Viêm da tiếp xúc thường ảnh hưởng chủ yếu đến vùng da ở lòng và mu bàn tay. Các triệu chứng ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh về da khác như viêm da cơ địa hoặc viêm da dị ứng. Người bệnh nên tiến hành thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc sẽ thay đổi dần theo từng giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Da nổi các dát đỏ, hơi sưng nề kèm theo ngứa ngáy khó chịu sau khoảng 5-24 giờ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
  • Vùng da bị tổn thương trở nên phồng rộp, bỏng rát, có thể xuất hiện mụn nước và chảy dịch.
  • Mụn nước vỡ hình thành nên các mảng vảy tiết bong tróc. Sau một thời gian, da khô lại và xuất hiện các vết nứt.
  • Theo thời gian, da trở nên khô sần, có vảy trắng. Lớp vảy này bám chặt lên da, ít hoặc không bong tróc. Vùng da bị tổn thương có xu hướng lichen hóa.
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý da liễu khác

Trên thực tế, một số triệu chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể nhẹ hoặc nặng hơn, tùy thuộc vào cơ địa và tác nhân gây bệnh. Người bệnh nên chú ý những thay đổi trên da để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng.

Các biến chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể gặp phải

Mặc dù được đánh giá là một dạng viêm da lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng viêm da tiếp xúc có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Đặc biệt, trong trường hợp các tổn thương da có xu hướng tái phát thường xuyên, bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn làm phát sinh một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Tình trạng bội nhiễm da xảy ra tại các tổn thương da không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách dẫn tới vi khuẩn, virus xâm nhập và gây nhiễm trùng. Bội nhiễm da có thể dẫn tới các triệu chứng như nổi mụn mủ, sưng nóng đỏ da, sốt cao, nhiễm trùng huyết…
  • Biến dạng móng và đầu ngón tay: Tình trạng này xảy ra khi các tổn thương da ở mức độ nặng, không được can thiệp điều trị kịp thời. Móng tay của người bệnh có thể bị bong, gãy, đứt giường móng, chuyển sang màu đen, biến dạng…
  • Tổn thương lây lan: Các tổn thương do viêm da tiếp xúc ở tay thường có xu hướng lan rộng theo thời gian. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, làn da của bạn có thể bị suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện để vùng tổn thương lan rộng và biến chứng nặng hơn.

Một số nguyên nhân gây bệnh

Bàn tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Do vậy viêm da tiếp xúc ở tay có mức độ phổ biến cao hơn các dạng viêm da tiếp xúc khác. Một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân gây bệnh:

  • Thường xuyên tiếp xúc hóa chất: Xà phòng, chất tẩy rửa, axit, dung môi công nghiệp,… là những chất có thể gây ăn mòn lớp sừng trên da, phá vỡ màng lipid, làm suy giảm sức đề kháng của da. Đây là nguyên nhân phổ biến làm bùng phát bệnh viêm da tiếp xúc ở tay.
  • Thường xuyên ma sát: Viêm da tiếp xúc ở tay có thể là hậu quả của tình trạng ma sát thường xuyên. Bởi tác động này có thể gây ra các tổn thương trên da, đồng thời kích thích các phản ứng quá mẫn của cơ thể khiến da dễ bị viêm, dị ứng hơn.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm, nước hoa có thể gây ra những trường hợp viêm da tiếp xúc ở mức độ nặng và lan tỏa. Sử dụng các loại mỹ phẩm có độ pH, tỷ lệ dầu – nước không phù hợp hoặc chứa các thành phần độc hại sẽ khiến da mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, trở nên khô ráp, bong tróc và dễ kích ứng hơn.
Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên da
Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên da
  • Tính chất nghề nghiệp: Một số công việc như nội trợ, dọn vệ sinh, phục vụ, chăm sóc sức khỏe, làm tóc, cơ khí,…  thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại và các chất dị ứng khác gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc ở tay.
  • Di truyền và cơ địa: Theo các nghiên cứu, viêm da tiếp xúc thường có xu hướng bùng phát ở những người có cơ địa dị ứng, đang mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, lupus ban đỏ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… Ngoài ra, người có cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ có tiền sử mắc bệnh cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa cao hơn những người khác.

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở tay. Với những nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các phương pháp hoặc thuốc điều trị phù hợp. Do vậy, người bệnh nên tiến hành thăm khám để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Các phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở tay

Mục tiêu chính của điều trị viêm da tiếp xúc ở tay là cách ly tác nhân gây bệnh và kiểm soát, cải thiện triệu chứng. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các tổn thương ngoài da sẽ được hồi phục sau 1 – 4 tuần.

Một số phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc gồm:

1. Loại trừ tác nhân gây bệnh và điều trị tại nhà

Tình trạng viêm da tiếp xúc có thể được cải thiện nhanh chóng nếu không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, việc cần làm đầu tiên trong điều trị viêm da tiếp xúc chính là cách ly với các tác nhân gây dị ứng.

Song song với giải pháp này, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc và tự điều trị tại nhà để cải thiện các tổn thương trên da. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như:

  • Hạn chế sử dụng xà phòng và các loại mỹ phẩm chăm sóc da nếu nghi ngờ chúng là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về một số sản phẩm an toàn, không chứa chất bảo quản, có thể sử dụng cho làn da nhạy cảm.
  • Sử dụng bao tay cao su khi bắt buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại. 
  • Tăng cường dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là sau khi tắm xong
  • Hạn chế để da tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước nóng.
  • Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để ngâm rửa vùng da tay cần điều trị như yến mạch, nha đam, bột nghệ, mật ong, sữa chua…. Các nguyên liệu này có thể cải thiện các triệu chứng bên ngoài, đồng thời thúc đẩy làn da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp ích trong việc cải thiện triệu chứng bệnh
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp ích trong việc cải thiện triệu chứng bệnh
  • Chườm lạnh là một giải pháp làm dịu da, đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp da phồng rộp, bỏng rát… Người bệnh có thể chườm lạnh với nước lạnh, dung dịch nước muối sinh lý, natri bicarbonate… để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh.
  • Sử dụng một số loại lá cây để ngâm rửa da như lá khế, lá trầu không, lá tía tố… Các loại lá cây này có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm ngứa…

2. Dùng thuốc tây điều trị viêm da tiếp xúc ở tay

Các biện pháp điều trị tại nhà chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Với những trường hợp viêm da ở mức độ nặng, người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc thường được sử dụng là:

Thuốc bôi ngoài da:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Eumovate, fusidicort, lacticare HC, gentrisone… có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, ức chế miễn dịch hiệu quả. Người bệnh có thể bôi mỗi ngày 1 – 2 lần trong khoảng 1 – 2 tuần tùy theo mức độ nặng của bệnh. 
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus có tác dụng tương tự corticoid nhưng theo cơ chế khác. Ngoài ra, các thuốc này không gây ra các tác dụng phụ như teo da, mỏng da, rậm lông … như corticoid. Thuốc được dùng kết hợp hoặc thay thế corticoid trong một số trường hợp nặng hoặc ít đáp ứng với corticoid.
  • Thuốc bôi dưỡng ẩm, làm mềm da: Vitamin E, lacticare, physiogel… có vai trò quan trọng trong điều trị viêm da tiếp xúc. Người bệnh có thể bôi nhiều lần trong ngày và bôi kéo dài mà không cần lo lắng các tác dụng phụ.

Thuốc uống:

  • Kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp có nhiễm trùng, uống mỗi đợt kéo dài 5 – 7 ngày. Người bệnh có thể thay thế hoặc kết hợp kháng sinh nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Thường dùng thuốc chống viêm Steroid trong các trường hợp viêm da tiếp xúc nặng hoặc tổn thương lan tỏa.
  • Thuốc kháng histamin: Loratadin, chlopheniramin, phenergan… được sử dụng trong 5-10 ngày để làm giảm ngứa.
Các loại thuốc bôi ngoài da có hiệu quả nhanh trong cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc
Các loại thuốc bôi ngoài da có hiệu quả nhanh trong cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc

Các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ở tay có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như viêm loét da, mỏng da, rậm lông, giãn tĩnh mạch, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, suy tuyến thượng thận… Để hạn chế những tác dụng phụ này, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

3. Chữa viêm da tiếp xúc ở tay bằng thuốc Đông y

Theo quan điểm đông y, viêm da tiếp xúc hình thành do sự suy giảm chức năng miễn dịch, mất cân bằng chức năng thải độc và điều hòa khí huyết của can thận. Cơ chế chung để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc là giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, cân bằng âm dương, cải thiện căn nguyên và đẩy lùi triệu chứng bên ngoài.

Một số bài thuốc đông y chữa viêm da tiếp xúc ở tay thường dùng như: 

  • Bài thuốc Tiêu phong tán: 12g hương truật, kim ngân hoa, sinh địa, bồ công anh; 12g sài đất, rau má, thổ phục linh; 10g đương quy, khổ sâm, kinh giới, 8g phòng phong, ngưu bàng tử, tri mẫu, thạch cao; 6g thuyền thoái, 4g cam thảo.
  • Bài thuốc Thanh dinh thang: 8g hoàng liên, trúc diệp; 10g đan sâm; 12g các loại đơn tướng quân, mạch đông, sài đất, đảng sâm, ngân hoa, rau má.

Chăm sóc và phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở tay hiệu quả, người cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế để tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải sử dụng hóa chất, người bệnh đeo găng tay và sử dụng các đồ bảo hộ lao động.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản chăm sóc da tay, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, nước hoa để tránh gây dị ứng cho da
  • Xây dựng thực đơn ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho da và cơ thể.

Viêm da tiếp xúc ở tay có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc đối mặt và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc ở tay là bệnh gì? Có những dạng nào?Các triệu chứng thường gặpCác biến chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể gặp phảiMột số nguyên nhân gây bệnhCác phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở tay1. Loại trừ tác nhân gây bệnh và điều trị […]

Xem chi tiết
Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Và Khắc Phục

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc ở tay là bệnh gì? Có những dạng nào?Các triệu chứng thường gặpCác biến chứng viêm da tiếp xúc ở tay có thể gặp phảiMột số nguyên nhân gây bệnhCác phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở tay1. Loại trừ tác nhân gây bệnh và điều trị […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?