Viêm Da Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Và Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm da tiếp xúc có lây không là chủ đề giành được nhiều sự quan tâm của độc giả. Mặc dù không gây nên những hậu quả trực tiếp tới sức khỏe. Nhưng nếu áp dụng sai phương pháp điều trị và thiếu kiến thức trong việc phòng ngừa có thể là yếu tố thúc đẩy nguy cơ hình thành thâm sẹo. Thông tin chi tiết và câu trả lời sẽ được gửi tới độc giả qua bài viết dưới đây.

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có trong môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, bệnh có thể dễ dàng khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Vùng da bị tác động sẽ có dấu hiệu khô rát, mẩn đỏ, mất đi độ ẩm kèm theo bong tróc từng mảng. Đa số trường hợp đều ghi nhận dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các tổn thương nghiêm trọng trên da, dẫn tới nguy cơ viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có trong môi trường bên ngoài.
Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có trong môi trường bên ngoài.

Để biết được đáp án chính xác nhất cho thắc mắc viêm da tiếp xúc có lây không, cần xuất phát từ những nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát. Khác với nấm ngứa, hắc lào hay lang bên, các tổn thương do viêm da tiếp xúc chủ yếu do sự tấn công của dị nguyên từ bên ngoài (hóa chất, khí hậu, khói bụi và thực phẩm…), hoàn toàn không có sự tương trợ từ tác nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm, virus.

Đa số trường hợp còn lại ghi nhận yếu tố liên quan tới di truyền, cơ địa hoặc hệ miễn dịch… Chính vì vậy có thể khẳng định rằng, viêm da tiếp xúc không thể lây nhiễm từ người sang người.

Tuy nhiên, khi các vết thương hở chịu sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài sẽ dẫn tới nguy cơ viêm da tiếp xúc bội nhiễm, diện tích tổn thương nhanh chóng lan rộng sang các vùng da xung quanh, gây khó khăn trong việc điều trị.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Tổn thương đáng lo ngại nhất khi mắc các bệnh ngoài da chính là khả năng hình thành sẹo thâm, sẹo rỗ khó khắc phục. Viêm da tiếp xúc có lây không, có để lại sẹo không luôn là hai vấn đề gây nhiều tranh luận. Trên thực tế, những dấu hiệu trên da có thể nhanh chóng khắc phục thông qua các biện pháp điều trị tại chỗ. Nguy cơ để lại sẹo trên da phụ thuộc nhiều vào những yếu tố sau đây:

Những dấu hiệu trên da có thể nhanh chóng khắc phục thông qua các biện pháp điều trị tại chỗ.
Những dấu hiệu trên da có thể nhanh chóng khắc phục thông qua các biện pháp điều trị tại chỗ.
  • Viêm da tiếp xúc tiến triển thành thể bội nhiễm, xuất hiện vùng sưng viêm kéo dài, kèm theo mủ hoặc dịch viêm.
  • Chăm sóc và điều trị không đúng cách, khiến vết thương lan rộng.
  • Thường xuyên gãi hoặc chà xát lên trên da.
  • Quá trình điều trị không tuân thủ theo chỉ định bác sĩ, tự ý tăng cường liều lượng hoặc bỏ dở phác đồ.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Bên cạnh chủ đề viêm da tiếp xúc có lây không?, thời gian và cơ hội điều trị chính là vấn đề được người bệnh quan tâm hơn cả. Thời gian để các biện pháp điều trị phát huy hiệu quả cao nhất ở mỗi người thường không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Thời gian để các biện pháp điều trị phát huy hiệu quả cao nhất ở mỗi người thường không giống nhau
Thời gian để các biện pháp điều trị phát huy hiệu quả cao nhất ở mỗi người thường không giống nhau
  • Thời điểm bắt đầu điều trị: Điều trị càng sớm, khả năng phục hồi của da sẽ càng cao và nguy cơ lạm dụng thuốc dài ngày sẽ được cải thiện.
  • Nguyên nhân khiến viêm da tiếp xúc khởi phát: Mặc dù không phải căn bệnh có tính lây nhiễm nhưng tỷ lệ di truyền cận huyết của viêm da tiếp xúc tương đối cao, đồng thời dễ tái phát nhiều lần.
  • Vùng da, vị trí tổn bị tổn thương: Bệnh có thể khởi phát ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc ở mặt và đặc biệt là vùng da gần mắt thời gian điều trị thường kéo dài hơn, cần ưu tiên các giải pháp mang tính an toàn.
  • Tính phù hợp của phương pháp điều trị: Nếu áp dụng đúng cách thức điều trị có thể khắc phục tới 80% tổn thương do viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, dù lựa chọn bất cứ giải pháp nào (Tây y, chữa mẹo dân gian hoặc y học cổ truyền), người bệnh đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra những phương pháp tối ưu nhất dựa trên thể trạng và thể bệnh của bản thân.
  • Đặc điểm làn da và cơ địa: Mức độ hấp thụ dược tính và khả năng phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm riêng của từng cơ địa.
  • Tuổi tác và tốc độ phục hồi, sản sinh collagen: Thời gian khôi phục và sản sinh tế bào khỏe mạnh ở người trẻ và làn da bình thường sẽ dễ dàng hơn so với người lớn tuổi, da nhạy cảm.
  • Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc: Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, người bệnh cần chú ý duy trì chế độ kiêng khem hợp lý để bệnh không tái phát.

Các điều trị hiệu quả bệnh viêm da tiếp xúc tránh lây lan

Khi đáp án cho câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không đã được sáng tỏ, độc giả cũng không nên chủ quan trước những diễn biến khó lường và nguy cơ tái phát của căn bệnh này. Sau đây là một số giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc mà bạn nên tham khảo:

Chữa viêm da tiếp xúc bằng thuốc Tây

Việc loại bỏ biểu hiện ngoài da bằng thuốc Tây thường được chỉ định dưới dạng bôi và uống trực tiếp. Chính vì vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa viêm da tiếp xúc bằng thuốc Tây
Chữa viêm da tiếp xúc bằng thuốc Tây

Thuốc bôi giảm triệu chứng: 

  • Dung dịch sát khuẩn, làm sạch như nước muối, hồ nước, dung dịch iodine, jarish, kẽm oxide…
  • Kem dưỡng ẩm chứa vitamin E, glycerin, niacinamide, panthenol… có tác dụng phục hồi và làm dịu da.
  • Thuốc đặc trị chữa corticoid nằm trong nhóm nhẹ tới trung bình nhằm giảm ngứa, lấy đi tế bào chết, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Thuốc uống điều trị tại chỗ:

  • Viên uống kháng histamin thế hệ mới giúp ngăn chặn sự hình thành của chất gây viêm, giảm kích ứng da.
  • Thuốc kháng sinh dùng cho trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
  • Thuốc corticoid dạng uống thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiếp xúc toàn thân và không thể điều trị bằng thuốc bôi.

Cách viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gian

Đối với các trường hợp e ngại tác dụng phụ do điều trị bằng thuốc Tây, có thể tham khảo một số phương pháp ứng dụng mẹo dân gian dưới đây. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với tình trạng viêm da tiếp xúc mới khởi phát, không dùng cho bệnh nhân có biểu hiện bội nhiễm hoặc diện tích tổn thương lớn.

  • Sử dụng mật ong nguyên chất: Bôi trực tiếp mật ong lên vùng da bị thương. Sau 15 phút rửa lại với nước ấm sẽ đem lại hiệu quả kháng khuẩn, cấp ẩm và làm dịu tình trạng đỏ rát.
  • Tắm lá trầu không: Đun một nắm lá trầu không, pha loãng để đạt được nhiệt độ vừa phải. Sau đó dùng tắm hằng ngày có tác dụng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Dùng lá khế ngâm rửa vết thương: Người bệnh có thể phát huy công dụng làm mát, thanh lọc độc tố và kháng viêm của lá khế bằng cách đun lấy nước và ngâm rửa vết thương ngày 1 – 2 lần. 

Ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị viêm da tiếp xúc

Các bài thuốc Đông y thường chú trọng đi sâu vào bên trong cơ thể, phục hồi tổn thương và sức đề kháng thông qua việc đào thải độc tố, cân bằng nội tiết, lưu thông khí huyết và đẩy lùi phong tà.

  • Bài thuốc số 1: Đun sắc kim ngân hoa, kinh giới, cát cánh, bạc hà, trúc diệp, bạch truật, ngân kiều với 500ml nước. Sau khi thuốc cạn còn ½, đem đổ ra bát dùng hằng ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng huyền sâm, liên kiều, địa sinh, hoàng liên, cam thảo, lá tre, hoàng cầm, cát cánh, đan bì… đun lấy nước uống. Chia đều 2 – 3 lần/ ngày.

Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát

Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người bệnh bảo vệ da hiệu quả khỏi nguy cơ sẹo thâm và tái phát thường xuyên.

  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát và đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vệ sinh da nhẹ nhàng với nước ấm, thời gian tắm không nên quá 20 phút mỗi ngày.
  • Tích cực bổ sung dưỡng chất cho da như vitamin E, D, C, chất kẽm… Đồng thời tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường trắng hoặc đồ uống có cồn…
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất tẩy rửa.
  • Bảo vệ da bằng các loại kem dưỡng ẩm và chống nắng hằng ngày.

Mong rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả đã có được đáp án chính xác nhất cho thắc mắc viêm da tiếp xúc có lây không. Đồng thời có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong điều trị và phòng ngừa.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Nội dung chínhViêm da tiếp xúc có lây không?Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Các điều trị hiệu quả bệnh viêm da tiếp xúc tránh lây lanChữa viêm da tiếp xúc bằng thuốc TâyCách viêm da tiếp xúc bằng mẹo dân gianỨng dụng y học cổ […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?