5 loại thuốc đau bụng tiêu chảy luôn phải có trong tủ thuốc gia đình
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau bụng. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Cùng tham khảo một số loại thuốc đau bụng sau đây để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng.
Sử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?
Đau bụng là dấu hiệu hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Khi bị đau bụng, người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất nước và mất sức.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng, có thể kể đến như: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và các rối loạn tiêu hoá khác,…
Thuốc đau bụng là loại thuốc giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau bụng và cầm tiêu chảy một cách hiệu quả. Đây là một giải pháp đơn giản và mang lại kết quả nhanh chóng cho người sử dụng.
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc đau bụng tiêu chảy. Chính vì vậy mà chất lượng cũng như sự an toàn của các loại thuốc này không phải người bệnh cũng nào cũng nắm rõ. Trong một số trường hợp, thuốc phải sử dụng theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua theo cảm tính của bản thân.
5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trường
Dưới đây là 5 loại thuốc đau bụng không kê đơn được sử dụng phổ biến nhất thị trường 2020.
Berberin
Berberin là thuốc đau bụng không kê đơn, thường được chỉ định trong các trường hợp đau bụng tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, đau mắt hột,…
Thành phần có trong một viên uống Berberin 100 là 100mg Berberin Clorid cùng các tá dược khác như: Avicel PH101, PVP. K30, Lactose, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat, Talc,…
- Liều lượng và cách dùng: Berberin được sử dụng bằng đường uống cho người lớn với liều dùng là 2 viên/lần x 2 – 4 lần/ngày.
- Giá bán tham khảo: Thuốc Berberin 100mg đang được bán với giá trên thị trường khoảng 150.000vnđ/hộp 100 viên.
Smecta
Smecta là thuốc hỗ trợ các vấn đề khó tiêu hóa như tiêu chảy cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản,…
Thành phần có trong thuốc 10g Smecta bao gồm: 3g Diosmectit và các tá dược như Saccharin Sodium, Glucose monohydrate, hương cam, hương vani.
Liều lượng và cách dùng:
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: uống 1 gói mỗi ngày.
- Đối với trẻ 1 – 2 tuổi: uống 1 – 2 gói mỗi ngày.
- Đối với trẻ trên 2 tuổi: uống 2 – 3 gói mỗi ngày.
- Đối với người lớn: uống 3 gói/ngày, chia ra làm 2 – 3 lần trong ngày. Trường hợp bị tiêu chảy cấp thì có thể dùng gấp đôi liều.
Giá bán tham khảo: Smecta đang được bán với giá khoảng 110.000 – 120.000 vnđ/ hộp 30 gói.
Thuốc đau bụng Loperamide
Thuốc Loperamide là một loại thuốc có công dụng điều trị đau bụng tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Thuốc làm giảm tiết dịch đường tiêu hóa, giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ thắt hậu môn và hạn chế làm mất nước, điện giải trong cơ thể.
Tuy nhiên, Loperamide có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, chướng bụng, khô miệng, buồn nôn.
- Liều lượng và cách dùng: Liều dùng khởi đầu: 2 viên/lần, nếu tình trạng đau bụng tiêu chảy vẫn còn thì cách 4 – 6 tiếng uống 1 viên/lần.
- Giá bán tham khảo: Thuốc Loperamide có giá bán khoảng 130.000 vnđ/hộp.
Pepto-Bismol
Pepto-Bismol là thuốc điều trị một số bệnh lý của đường tiêu hóa như đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, ợ nóng. Thuốc được bào chế ở cả dạng viên nén lẫn hỗn dịch uống và thường được chỉ định cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Pepto-Bismol có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, khát nước, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở,…
Liều lượng và cách dùng:
- Dạng siro: Mỗi lần sử dụng khoảng 30ml và không dùng quá 240ml một ngày.
- Dạng uống: Uống 262g mỗi viên x 2 viên/lần, không nên dùng quá 8 liều mỗi ngày.
Giá bán tham khảo: Thuốc Pepto-Bismol có giá bán trên thị trường khoảng: 90.000 vnđ/chai 236ml, 200.000 vnđ/chai 473ml và 300.000vnđ/hộp 40 viên.
Thuốc đau bụng Racecadotril
Thuốc Racecadotril được bào chế ở dạng viên nén, viên nang, hỗn dịch uống. Thuốc có công dụng chính là điều trị bệnh tiêu chảy cấp thông qua cơ chế ức chế enzym enkephalinase làm giảm tiết dịch, giảm mất chất điện giải và ngăn chặn tiêu chảy.
Racecadotril còn có những tên biệt dược khác như Resecadot, Hidrasec,… Thuốc thường gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, buồn ngủ, nhức đầu, choáng váng,…
Liều lượng và cách dùng:
- Liều khởi đầu: 100mg, nếu tình trạng đau bụng tiêu chảy vẫn còn thì cách khoảng 8 giờ uống thêm 100mg.
- Lưu ý, không uống quá 400mg Racecadotril /ngày.
Giá bán tham khảo: Thuốc đau bụng tiêu chảy Racecadotril có giá bán khoảng 96.000 vnđ/hộp 24 gói hỗn dịch uống.
Phòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào?
Đau bụng tiêu chảy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra những hệ quả khôn lường nếu chủ quan không điều trị kịp thời.
Để phòng tránh bệnh đau bụng tiêu chảy, cần chú ý một số điểm sau đây:
- Ăn uống đầy đủ chất, không nên ăn kiêng thiếu khoa học, nhịn ăn. Ăn uống thiếu chất làm sức đề kháng kém, vi khuẩn virus dễ tấn công gây bệnh.
- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng thức ăn bày bán ở đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; hạn chế đồ đông lạnh, muối chua.
- Bổ sung probiotic bằng cách ăn sữa chua hoặc uống thực phẩm bổ sung hàng ngày.
- Vệ sinh sạch tay trước khi ăn và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress kéo dài.
Trên đây là thông tin tham khảo về top 5 loại thuốc đau bụng tiêu chảy phổ biến nhất mà gia đình nào cũng nên chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc này, người bệnh chú ý bổ sung đủ nước và điện giải để cơ thể có thể mau chóng hồi phục.
Nội dung chínhSử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trườngBerberinSmectaThuốc đau bụng LoperamidePepto-BismolThuốc đau bụng RacecadotrilPhòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trườngBerberinSmectaThuốc đau bụng LoperamidePepto-BismolThuốc đau bụng RacecadotrilPhòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trườngBerberinSmectaThuốc đau bụng LoperamidePepto-BismolThuốc đau bụng RacecadotrilPhòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trườngBerberinSmectaThuốc đau bụng LoperamidePepto-BismolThuốc đau bụng RacecadotrilPhòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSử dụng thuốc đau bụng mục đích gì?5 loại thuốc đau bụng phổ biến nhất thị trườngBerberinSmectaThuốc đau bụng LoperamidePepto-BismolThuốc đau bụng RacecadotrilPhòng tránh đau bụng tiêu chảy như thế nào? Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa […]
Xem chi tiết