Viêm Phế Quản Phổi: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả phế nang và phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp khá phức tạp, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nhiễm trùng huyết nếu điều trị không đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc biết cách nhận biết và điều trị căn bệnh này ngay từ những triệu chứng đầu tiên.

Viêm phế quản phổi là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Viêm phế quản phổi là tình trạng tổn thương cấp, lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản. Đây là tình trạng viêm nhiễm khá phức tạp, ảnh hưởng đến cả phế quản lẫn phế nang trong phổi. Bệnh thường khởi đầu do virus gây nên, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc cả hai. 

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả phế quản và phế nang trong phổi
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cả phế quản và phế nang trong phổi

Cũng giống như các tình trạng viêm phế quản khác, bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bệnh dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. 

Người bệnh viêm phế quản phổi có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến hô hấp và nhiễm trùng như:

  • Suy hô hấp: Bệnh gây bít tắc đường thở, làm giảm khả năng trao đổi oxy, CO2 trong phổi, gây khó thở, suy hô hấp. Nặng nhất là người bệnh có thể gây nên hội chứng suy hô hấp cấp nặng ở người lớn, đe dọa tính mạng.
  • Nhiễm trùng huyết: Còn gọi là nhiễm trùng máu, do vi khuẩn đi từ các ổ nhiễm trùng vào máu, gây nhiễm trùng đa tạng và đe dọa tính mạng.
  • Áp xe phổi: Là tình trạng xuất hiện các túi mủ hình thành bên trong phổi.
Người bệnh có thể gặp biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng huyết nếu không điều trị đúng cách
Người bệnh có thể gặp biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng huyết nếu không điều trị đúng cách

Viêm phế quản phổi có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng, lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh là nguyên nhân nhiễm trùng hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi

Nguyên nhân gây viêm phế quản phổi được xác định là do vi khuẩn, virus hoặc cả hai. Tác nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm phế quản phổi là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae type B (Hib). Các vi khuẩn này xâm nhập vào phế quản, phế nang và bắt đầu gây bệnh. 

Nhiễm trùng do nấm, virus, phổ biến nhất là virus cúm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi. Trong đó, nhiễm trùng do virus có thể gây nên hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, khiến bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phế quản phổi
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm phế quản phổi

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính,… Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra các nhóm đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Người hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu quá mức
  • Người mắc các bệnh đường hô hấp gần đây
  • Người mới phẫu thuật chấn thương hoặc ghép tạng gần đây
  • Tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, xơ nạng, giãn phế quản, hen suyễn
  • Bệnh mãn tính kèm theo như tiểu đường, bệnh gan, suy tim
  • Bệnh tự miễn hoặc bệnh suy giảm miễn dịch HIV…
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị ung thư, hóa trị, thuốc chống thải ghép hoặc sử dụng corticoid kéo dài

Các triệu chứng nhận biết viêm phế quản phổi

Các triệu chứng viêm phế quản phổi diễn tiến từ nặng đến nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi, bệnh lý nền kèm theo… Bệnh thời bắt đầu với những triệu chứng tương tự như cúm, có thể nghiêm trọng hơn sau vài ngày.

Triệu chứng chung

Các triệu chứng bệnh viêm phế quản phổi dễ nhận biết gồm:

  • Sốt
  • Ho, khạc đờm nhầy
  • Khó thở, thở nhanh, nông
  • Đau tức ngực, đặc biệt là khi khó thở và ho nhiều 
  • Đổ mồ hôi, ớn lạnh
  • Nhức đầu, mỏi cơ, mệt mỏi
  • Nhầm lẫn, mê sảng
Đau tức ngực là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm phế quản phổi
Đau tức ngực là triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm phế quản phổi

Ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, người bệnh suy giảm miễn dịch… các triệu chứng bệnh thường trầm trọng hơn, dễ có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng viêm phế quản phổi thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác như viêm họng… Mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn tiến của bệnh cũng nhanh hơn so với người lớn.

Một số triệu chứng giúp mẹ sớm nhận biết bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Thở nhanh, thở gấp, khi thở phát ra tiếng khò khè, rên rỉ
  • Ho, sốt, có đờm
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Nôn trớ
  • Đau bụng, đau tức ngực
  • Mệt mỏi, ít hoạt động, lười ăn, li bì
  • Môi, móng tay, da tím tái hoặc có màu xanh xám do thiếu oxy
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nặng hơn và nguy hiểm hơn so với người lớn
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nặng hơn và nguy hiểm hơn so với người lớn

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản phổi do hệ miễn dịch non yếu, chưa hoàn chỉnh, không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Đây cũng là lý do khiến bệnh ở trẻ diễn ra nhanh hơn và nặng hơn so với người trưởng thành. Bởi vậy, ngay khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị thích hợp.

Chẩn đoán xác định bệnh 

Chẩn đoán xác định bệnh viêm phế quản phổi dựa vào 2 yếu tố: dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Lâm sàng:

  • Sốt
  • Ho có đờm (màu vàng, màu xanh hoặc màu nâu như màu rỉ sắt)
  • Nhịp thở nhanh, dấu hiệu khó thở, thở khò khè
  • Cánh mũi phập phồng, sùi bọt cua (dấu hiệu ở trẻ sơ sinh)
  • Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
  • Li bì, mê sảng
  • Toàn thân, môi, mong tay tím tái, co giật, có cơn ngừng thở
  • Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường

Cận lâm sàng: 

X quang phổi có giá trị cao trong chẩn đoán xác định bệnh
X quang phổi có giá trị cao trong chẩn đoán xác định bệnh
  • X quang tim phổi: 2 phế trường có nốt mờ rải rác, tập trung nhiều ở nhu mô phổi
  • Công thức máu: Bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu trung tính
  • Khí máu động mạch: Nếu bệnh vừa và nặng có thể thấy nhiễm toan hoặc kiềm hô hấp

Các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản phổi

Điều trị viêm phế quản phổi phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi người bệnh. Với các dạng viêm phế quản nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc hoặc các phương pháp tự cải thiện triệu chứng tại nhà với mật ong, tỏi, chanh….Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và các trường hợp viêm phế quản phổi nặng cần được điều trị tại bệnh viện để kiểm soát triệu chứng và tránh biến chứng.

Nếu không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đi kèm, viêm phế quản phổi có thể được điều trị hồi phục hoàn toàn sau  1 – 3 tuần. Các triệu chứng ho có thể kéo dài vài tuần sau đó. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng gồm:

Điều trị viêm phế quản phổi bằng thuốc tây

Thuốc tây được sử dụng trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng viêm cấp nặng, không thể cải thiện bằng các mẹo dân gian. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, các triệu chứng kèm theo, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Thuốc trị viêm phế quản phổi được làm 2 nhóm chính là nhóm điều trị triệu chứng và nhóm tập trung vào nguyên nhân. Cụ thể là:

Điều trị triệu chứng:

  • Hạ sốt: Thường dùng Paracetamol, Ibuprofen. Không tự ý dùng Aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân, đặc biệt là trẻ dưới 18 tuổi.
  • Giãn phế quản: Bằng thuốc giãn phế quản Theophyllin hoặc Salbutamol, thường dùng dạng khí dung hoặc phun hít, ít khi dùng đường uống.
  • Ho, đờm: Dùng thuốc giảm ho (terpin codein, Dextromethorphan) và thuốc làm loãng đờm (Acetylcystein) ở người lớn khỏe mạnh ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ. Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, người có tiền sử hen phế quản, suy tim…
  • Làm thông thoáng đường thở: Cho bệnh nhân nằm cao đầu, hút dịch mũi họng hoặc vỗ rung, dẫn lưu ở trẻ sơ sinh.
Các thuốc Tây có khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng
Các thuốc Tây có khả năng cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng

Điều trị nguyên nhân:

  • Nếu viêm phế quản phổi do virus: Có thể sử dụng thuốc điều trị cúm A. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng thuốc điều trị virus trong các trường hợp thông thường.
  • Nếu viêm phế quản phổi do vi khuẩn: Các kháng sinh thường được sử dụng là Ampicillin 500mg có thể phối hợp với Amikacin hoặc Bruramycin, Cefotaxim, Cloxacin, Chloramphenicol… Sử dụng kháng sinh cần tuân theo kháng sinh đồ và các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc điều trị trên đây đều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm trên sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Để tránh tác dụng phụ, người bệnh nên nghiêm chỉnh tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc. Không tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà hoặc ngừng thuốc khi chưa có y lệnh từ bác sĩ.

Chữa viêm phế quản phổi tại nhà bằng các mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian dưới đây có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ho, đờm, khó thở tại nhà:

  • Chữa viêm phế quản bằng mật ong: Người bệnh có thể hòa tan mật ong với giấm táo hoặc nước cốt chanh trong 1 ly nước lọc. Uống 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện
  • Mẹo chữa bệnh bằng gừng: Người bệnh có thể tự hãm trà gừng mật ong hoặc trộn nước cốt gừng, tỏi với đường trắng sử dụng ngày 2 lần để chữa bệnh.
  • Bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không: Lấy một ít lá trầu không tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 2 lần.
  • Bài thuốc chữa bệnh từ tỏi: Tỏi có chứa Allicin, một hoạt chất kháng sinh tự nhiên có công dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt trong điều trị viêm phế quản phổi. Người bệnh có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày. Hoặc ngâm tỏi với giấm, mật ong, đường đỏ trong 15 ngày rồi ăn cả nước và cái.
Các nguyên liệu tự nhiên như chanh, tỏi, mật ong có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh
Các nguyên liệu tự nhiên như chanh, tỏi, mật ong có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh

Các bài thuốc dân gian có hiệu quả an toàn, lành tính, phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Hiệu quả của các bài thuốc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa bệnh nhân và thời gian sử dụng. Để đảm bảo tính an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Nếu sau một thời gian áp dụng mà các triệu chứng không tiến triển hoặc nặng hơn, người bệnh nên dừng lại và đi khám để tìm phương án điều trị phù hợp hơn.

Điều trị viêm phế quản phổi bằng Đông y

Ngoài 2 phương pháp điều trị trên, người bệnh viêm phế quản phổi cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng Đông y. Nguyên tắc chữa bệnh của đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng. Do vậy, thời gian chữa trị thời kéo dài hơn và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh.

Theo Đông y, viêm phế quản phổi gây ra bởi các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tà độc. Để điều trị bệnh, các thuốc Đông y sẽ tác động vào phế, thận, tỳ, căn bằng âm dương, điều hòa khí huyết, loại bỏ lục dâm tà khí, đẩy lùi đồng thời cả căn nguyên và triệu chứng bệnh.

Nguyên tắc chữa bệnh theo Đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng
Nguyên tắc chữa bệnh theo Đông y là loại bỏ căn nguyên kết hợp cải thiện triệu chứng

Một số bài thuốc Đông y thường dùng:

  • Bài thuốc 1: Liên kiều 16g, tang diệp 12g, cúc hoa  12g, tiền hồ 12g, bạc hà 6g, hạnh nhân 12g, cát cánh 10g, cam thảo 6 – 8g, lô căn 6 – 8g, ngưu bàng tử 12g. Sắc với 3 bát nước đến khi cô còn 1 bát. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.
  • Bài thuốc 2: Tiền hồ 12g, tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, đậu xị 12g sa sâm 2g, xuyên bối mẫu 6g, chi tử 8g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.
  • Bài thuốc 3: Bạch thược 12g, ma hoàng 6-8g, bán hạ chế 12g, quế chi  8g, tế tân 4-6g, can khương 6g, ngũ vị tử 6-8g, cam thảo 6g. Uống ngày 2 lần sau các bữa chính 30 phút.

Bên cạnh uống thuốc sắc mỗi ngày, người bệnh có thể kết hợp châm cứu một số huyệt vị như tỳ du, vị du, phế du, cao hoang, túc tam lý, phong long, thái bạch…. để tăng hiệu quả điều trị.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín, chất lượng, được thăm khám và bốc thuốc theo đúng quy trình.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh 

Các biện pháp dưới đây có thể giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa viêm phế quản phổi tái phát:

  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa
  • Bỏ thuốc lá và tránh xa các môi trường có nhiều khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và hạn chế đến những khu vực ô nhiễm không khí
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng cổ ngực
  • Tiêm phòng vắc xin cúm là cách tốt nhất để tránh nguy cơ viêm phế quản phổi từ virus
  • Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm mũi xoang, viêm họng…
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn sẵn, đóng hộp…
  • Uống nhiều nước, ưu tiên nước ấm
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin bạn cần biết về bệnh viêm phế quản phổi. Đây là một một chứng bệnh phức tạp, khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy thăm khám ngay khi có triệu chứng bệnh và tham vấn ý kiến chuyên gia nếu có bất thường trong quá trình điều trị tại nhà.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Phế Quản Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?

Nội dung chínhViêm phế quản phổi là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổiNhững đối tượng có nguy cơ mắc bệnh caoCác triệu chứng nhận biết viêm phế quản phổiTriệu chứng chungTriệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinhChẩn đoán xác định bệnh Các phương pháp điều […]

Xem chi tiết
Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Lây Không?

Nội dung chínhViêm phế quản phổi là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổiNhững đối tượng có nguy cơ mắc bệnh caoCác triệu chứng nhận biết viêm phế quản phổiTriệu chứng chungTriệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ sơ sinhChẩn đoán xác định bệnh Các phương pháp điều […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?