Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Lây Không?
Viêm phế quản có nguy hiểm không và có lây không? Ắt hẳn đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản là do virus, vi khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này, đồng thời biết cách điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là căn bệnh diễn tiến nhanh đến giai đoạn mãn tính và gây nhiều biến chứng đến phổi. Vậy nên bệnh tương đối nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm nhanh chóng.
Theo bác sĩ Phương, viêm phế quản là căn bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ… Các virus, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng sang các cơ quan khác. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có khả năng gặp những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phổi: Viêm phế quản có thể khiến các túi khí bên trong phổi chứa nhiều mủ hơn. Các chất dịch chứa virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nhiễm trùng phổi và dẫn đến bệnh viêm phổi.
- Hen phế quản: Tình trạng nhiễm trùng tại phế quản làm cho các lớp niêm mạc bị tổn thương, sưng viêm nhiều hơn. Lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hen mãn tính do không khí không thể lưu thông. Hen phế quản không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn cản trở giao tiếp, sinh hoạt trong đời sống thường nhật.
- Áp xe phổi: Khi tình trạng viêm nhiễm tại phế quản, phổi không được giải quyết, các túi khí ngày càng chứa nhiều mủ. Phổi xuất hiện tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng, khiến mô phổi bị hoại tử và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Tràn mủ màng phổi: Các vết áp xe khi vỡ gây ra có thể gây tràn mủ màng phổi. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong ở người bệnh là rất cao.
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn có thể đi theo đường máu và lan khắp cơ thể gây tình trạng nhiễm trùng huyết. Người bệnh gặp biến chứng thường có các biểu hiện như tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, nôn ói, da nhợt nhạt,…
Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?
Viêm phế quản có lây không cũng là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc quan tâm. Theo bác sĩ Lê Phương: “Nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản là virus, phổ biến nhất là virus RSV. Loại virus này rất khó để kiểm soát và có tốc độ lây lan cao. Vì vậy, viêm phế quản có thể lây lan từ người sang người. Người có hệ miễn dịch càng yếu thì nguy cơ hình thành bệnh càng cao”.
Viêm phế quản có hai con đường lây nhiễm chủ yếu:
- Lây trực tiếp: Bệnh lây trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc chất dịch chứa virus, vi khuẩn. Khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các virus đi theo chất dịch bắn ra ngoài và người bình thường bị nhiễm do ở cự ly gần.
- Lây gián tiếp: Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh thông qua việc dùng chung hoặc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh. Các virus gây viêm phế quản có khả năng sống vài giờ trên bề mặt vật dụng. Nếu người bình thường vô tình để mắt, mũi, miệng tiếp xúc với đồ dùng của người bệnh thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm.
Cách điều trị viêm phế quản hiệu quả
Viêm phế quản có thể điều trị bằng bài thuốc dân gian, tây y hoặc đông y. Người bệnh lựa chọn hướng điều trị phù hợp dựa theo mức độ viêm nhiễm và thể trạng sức khỏe.
Điều trị viêm phế quản tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng một vài cây thuốc nam để điều trị viêm phế quản tại nhà. Các cây thuốc được lựa chọn phải có tính sát khuẩn, kháng trùng, trừ ho, khử đờm thì mới hiệu quả. Trong số các cây thuốc nam quen thuộc, dễ kiếm thì gừng, tỏi, trầu không, diếp cá, khuynh diệp, bạc hà…được nhiều người bệnh tin dùng hơn cả. Người bệnh có thể tham khảo cách bào chế thuốc đơn giản sau:
- Gừng: Cho 50g gừng tươi và 100g rễ cây chè vào nồi. Đổ thêm khoảng 300 để sắc lấy nước uống. Khi cạn còn 100ml thì tắt bếp, lọc nước và bỏ bã, chia thuốc thành 2 phần bằng nhau dùng trong ngày.
- Bạch đàn (Khuynh diệp): lấy vài giọt tinh dầu bạch đàn cho vào một bát nước sôi, dùng khăn phủ lên đầu, sau đó cuối đầu gần sát bát nước để hít hơi nước. Ngoài ra, có thể xoa trực tiếp tinh dầu vào ngực.
Người bệnh lưu ý các bài thuốc dân gian này chỉ thích hợp để chữa trị trong những trường hợp viêm phế quản nhẹ, mới khởi phát. Còn đối với trường hợp nặng, bệnh bị tái phát hoặc đã bị viêm phế quản mãn tính thì cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và có phác đồ điều trị rõ ràng.
Tây y chữa viêm phế quản
Tây y chỉ có tác dụng trị các triệu chứng bệnh chứ không giải quyết được tận gốc bệnh viêm phế quản. Phần lớn các trường hợp bị viêm phế quản đều do virus, các trường hợp do vi khuẩn gây ra thường dân ít. Vậy nên việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị thường không đem lại hiệu quả tốt. Khi điều trị viêm phế quản, các bác sĩ thường kê thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trị ho, thuốc giãn phế quản, thuốc hạ sốt, thuốc long đờm…
Thuốc kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn. Nếu không, người bệnh chỉ cần dùng thuốc điều trị chứng khó thở, ho… Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, giảm thính lực, chóng mặt, buồn nôn,… Trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú phải hết sức cẩn trọng trong việc dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm, giảm đau.
Bài thuốc đông y chữa viêm phế quản
Viêm phế quản thuộc chứng đàm ẩm khái thấu, thường do tạng Phế bị hư tổn bởi phong hàn hoặc phong nhiệt, gây rối loạn công năng, khí không lưu thông, Tỳ bị hư tổn. Do đó, muốn chữa viêm phế quản thì phải chủ trị tạng Phế, Tỳ, sử dụng các bài thuốc như:
- Viêm phế quản cấp tính: Tiểu thanh long gia thạch cao thang, Tía tô cửu thái trần bì thang…
- Viêm phế quản mãn tính: Thanh hầu bổ phế thang, Gia vị lý ẩm thang…
Tỷ lệ dược liệu trong mỗi bài thuốc có thể gia giảm và điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, người bệnh có thể yên tâm sử dụng thuốc đông y để chữa bệnh mà không lo gặp tác dụng phụ. Với cơ chế tác động từ gốc đến ngọn và sử dụng thảo dược tự nhiên để chữa bệnh, đông y được đánh giá là giải pháp điều trị viêm phế quản bền vững hiện nay.
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm viêm phế quản cũng như gặp các biến chứng nguy hiểm, bạn đọc nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
- Giữ gìn, bảo vệ hệ hô hấp cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với những nơi ô nhiễm, có nhiều khói bụi và hóa chất.
- Tuyệt đối không dùng chung đồ vật cá nhân với người đang mắc bệnh viêm phế quản.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật của người bệnh,. Không chạm tay lên mắt, mũi, miệng nếu chưa rửa tay.
- Tránh tiếp xúc với những nơi có khói thuốc và các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, mỹ phẩm,…
- Điều trị kịp thời các bệnh gây ho dai dẳng, cảm lạnh, cảm cúm,….
- Có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có giải pháp điều trị kịp thời.
Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề viêm phế quản có nguy hiểm không, có lây không qua những chia sẻ của chuyên gia. Có thể thấy, viêm phế quản là căn bệnh tương đối nguy hiểm vì có nhiều biến chứng đến phổi. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ. Khi nhận thấy các triệu chứng cảnh báo viêm phế quản, bạn đọc cần đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và khám chữa kịp thời.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chínhViêm phế quản có nguy hiểm không?Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?Cách điều trị viêm phế quản hiệu quảĐiều trị viêm phế quản tại nhàTây y chữa viêm phế quảnBài thuốc đông y chữa viêm phế quảnBiện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phế quản Bài viết được tham […]
Xem chi tiết