Hen Phế Quản Bội Nhiễm Là Gì? Các Triệu Chứng Cần Điều Trị Sớm
Hen phế quản bội nhiễm là tình trạng xảy ra khi bệnh hen có dấu hiệu nhiễm khuẩn, phát triển nặng hơn, khó điều trị và dễ gây biến chứng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất.
Hen phế quản bội nhiễm là gì?
Hen phế quản là tình trạng viêm phế quản, gây co thắt, khó thở, xảy ra trên cơ địa người bệnh hen. Hen phế quản bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm một hoặc nhiều vi khuẩn khác trên nền bệnh lý hen phế quản.
Hen phế quản bội nhiễm là một tình trạng nặng của bệnh hen thông thường. Các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang gây tình trạng viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác. Tình trạng này thường dễ gây biến chứng và khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguyên nhân trình trạng hen phế quản bội nhiễm
Nguyên nhân gây viêm phế quản bội nhiễm thường xuất phát từ các tác nhân sau:
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời tiết bất thường, chuyển từ nóng sang lạnh khiến hệ hô hấp dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó tạo điều kiện gây bội nhiễm vi khuẩn.
- Ô nhiễm môi trường: Môi trường ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, nếu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường này sẽ khiến bạn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu đã có tiền sử bệnh hen.
- Tiền sử bệnh hen suyễn: Người mắc bệnh hen suyễn, hen phế quản nếu không được kiểm soát hoặc chữa trị dứt điểm, lâu ngày khiến hệ hô hấp suy yếu, dễ bị kích thích hoặc tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm.
Triệu chứng hen phế quản bội nhiễm là gì?
Triệu chứng hen phế quản bội nhiễm có nhiều điểm tương đồng với bệnh hen phế quản nhưng khác nhau về mức độ. Một số triệu chứng điển hình có thể giúp người bệnh nhận biết bệnh gồm:
- Ho, đau rát họng kéo dài
- Đờm: Thường có mủ và có màu xanh, vàng hoặc nâu như màu rỉ sắt
- Đau tức ngực, đặc biệt là sau những cơn ho
- Khó thở, thở rít, thở khò khè
- Sốt từ nhẹ đến cao. Trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao hơn so với người lớn
Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Để đánh giá mức độ nặng của bệnh hen phế quản bội nhiễm, các bác sĩ thường dựa vào các chỉ số sau:
- Bệnh nền hen phế quản của bệnh nhân: Mức độ, tần số xuất hiện cơn hen trong 1 năm, khả năng kiểm soát cơn hen bằng thuốc, khả năng đáp ứng với thuốc điều trị kéo dài.
- Thể trạng bệnh nhân
- Tần suất bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, trong đó có cả tử vong. Các biến chứng thường gặp của bệnh hen phế quản bội nhiễm:
- Khí phế thũng: Còn gọi là bệnh giãn phế nang do vách phế nang mất tính co giãn khiến chúng trở nên yếu và dễ vỡ, gây hiện tượng tắc đường dẫn khí. Người bệnh gặp biến chứng khí phế thũng thường có dấu hiệu khó thở nặng, dễ dẫn tới suy hô hấp.
- Viêm phổi: Là tình trạng các ổ nhiễm khuẩn lan xuống nhu mô phổi gây viêm nhiễm. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Xẹp phổi: Quá trình xẹp phế nang bị ảnh hưởng do hen phế quản làm mất thể tích phổi. Tình trạng này làm chức năng thông khí và trao đổi khí bị ảnh hưởng. Hơn ⅓ trẻ bị hen suyễn gặp các biến chứng này.
- Tràn khí màng phổi: Các phế nang giãn rộng, mất độ đàn hồi dễ bị vỡ, nhất là khi ho mạnh hoặc hoạt động quá sức gây tràn khí màng phổi. Biến chứng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh hen phế quản bội nhiễm.
- Tâm phế mạn: Là tình trạng phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh hen phế quản nặng, gây tình trạng khó thở, thở gắng sức, gan to, da, môi và đầu chi tím tái.
- Suy hô hấp: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy do chức năng phổi suy yếu, người bệnh dễ dàng gặp biến chứng suy hô hấp. Tình trạng này thường gặp ở người bị hen ác tính hoặc hen cấp tính. Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất của bệnh hen phế quản.
- Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Suy hô hấp kéo dài trong các thể hen nặng có thể khiến não thiếu oxy gây ra các tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ta, người bệnh hen phế quản bội nhiễm còn có thể gặp các cơn ngừng thở đột ngột, làm tăng lượng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Mặc dù hen phế quản bội nhiễm là không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh và có thể chữa khỏi được. Nhưng chỉ cần người bệnh lơ là trong quá trình điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lâu dài và tính mạng của người bệnh. Do vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng cách là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh hen phế quản bội nhiễm.
Cách chữa bệnh hen phế quản bội nhiễm
Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị hen phế quản bội nhiễm là điều trị bội nhiễm và dự phòng cơn hen tái phát. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thể trạng của người bệnh, các bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau.
Thuốc Tây chữa hen phế quản bội nhiễm là gì?
Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị hen phế quản bội nhiễm là:
- Thuốc kháng sinh: Là lựa chọn tốt nhất với người bệnh hen bội nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn kháng sinh thường tuân theo kháng sinh đồ hoặc theo kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Thường sử dụng kháng sinh phổ rộng như fluoroquinolon, cephalosporin thế hệ thứ 2, 3 trong điều trị.
- Thuốc giãn co thắt phế quản: Người bệnh có thể được chỉ định Theophyllin hoặc Salbutamol tác dụng nhanh trong những đợt cấp của cơn hen. Để điều trị dự phòng, bác sĩ có thể gợi ý người bệnh các loại thuốc có tác dụng kéo dài hơn, thường sử dụng Corticoid dạng phun hít.
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc giảm ho như Terpin Codein, Dextromethorphan thường chỉ sử dụng cho người lớn vì nguy cơ ức chế thần kinh trung ương ở trẻ. Với trường hợp trẻ chưa ho nặng, các bác sĩ thường khuyên sử dụng siro ho dạng thảo dược cho trẻ để đảm bảo an toàn.
- Thuốc long đờm: Bromhexin, N – acetylcystein… dùng để làm loãng đờm, giúp người bệnh dễ khạc đờm hơn hơn. Tương tự như thuốc ho, các bác sĩ cũng không khuyến cáo dụng thuốc long đờm cho trẻ nhỏ. Thay vào đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen
- Thuốc chống viêm : Nhóm steroid hoặc alphachymotrypsin…
Lưu ý: Không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà không theo chỉ định. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc và điều trị của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Điều trị hen phế quản bội nhiễm bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y là một giải pháp điều trị hen phế quản bội nhiễm được quan tâm và sử dụng rộng rãi hiện nay.
Dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành, đông y cho rằng hen phế quản và hen phế quản bội nhiễm liên quan trực tiếp đến 3 tạng Phế, Tỳ, Thận. Cụ thể, phong hàn, tà độc từ ngoài xâm nhập vào sẽ gây làm suy yếu chức năng phế khí gây hiện tượng khó thở. Tỳ hư, sinh đờm. Đờm bị ứ tại phế làm tắc nghẽn gây ho nhiều, khạc đờm, khó thở. Thận chủ nạp khí. Khi thận suy yếu, khí ngược lên trên gây hiện tượng thở rít, khò khè, khó thở.
Nguyên tắc điều trị của Đông y với bệnh hen phế quản bội nhiễm là là tập trung vào gốc, căn nguyên của bệnh. Vừa tiến hành loại bỏ căn nguyên, vừa cải thiện triệu chứng, vừa nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát. Khi Phế, Tỳ, Thận được phục hồi công năng, các triệu chứng thuyên giảm, hết viêm, hết đờm, hết khó thở. Từ đó cải thiện mức độ và tần số xuất hiện của các cơn hen.
Điều trị hen phế quản theo Đông y cần thời dài để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Do vậy, người bệnh cần kiên trì tuân thủ liệu trình điều trị, lựa chọn các cơ sở khám chữa đông y uy tín, chất lượng.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa
Để đảm bảo quá trình điều trị hen phế quản bội nhiễm được an toàn và hiệu quả, người bệnh cần chú ý:
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
- Tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc và liều lượng thuốc của bác sĩ
- Điều trị dứt điểm các cơn hen cấp tính
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng đường hô hấp
- Tránh xa các tác nhân có thể kích thích đường hô hấp như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì, có nguy hiểm không, nhận biết và điều trị như thế nào. Đây là một tình trạng nặng, phức tạp và dễ gây biến chứng của tình trạng hen phế quản. Người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh, nắm bắt các thông tin bệnh lý và có hướng giải quyết phù hợp khi mắc bệnh.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chínhHen phế quản bội nhiễm là gì? Nguyên nhân trình trạng hen phế quản bội nhiễmTriệu chứng hen phế quản bội nhiễm là gì?Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách chữa bệnh hen phế quản bội nhiễmThuốc Tây chữa hen phế quản bội nhiễm là gì?Điều trị hen […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHen phế quản bội nhiễm là gì? Nguyên nhân trình trạng hen phế quản bội nhiễmTriệu chứng hen phế quản bội nhiễm là gì?Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpCách chữa bệnh hen phế quản bội nhiễmThuốc Tây chữa hen phế quản bội nhiễm là gì?Điều trị hen […]
Xem chi tiết