Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết: Triệu Chứng và Cách Chữa Hiệu Qủa
Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể xuất hiện những kích ứng khi thời tiết thay đổi bất thường. Bệnh gây ra những triệu chứng bất thường trên da và cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm những triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết là cách tốt nhất để điều trị kịp thời, ngăn ngừa các ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Đối tượng thường mắc
Viêm mũi dị ứng thời tiết (thuật ngữ tiếng anh Weather allergic rhinitis) là tình trạng lớp niêm mạc ở thành mũi tiếp xúc với các dị nguyên liên quan đến thời tiết và bị kích ứng. Khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng histamin để chống lại các dị nguyên này và gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Đây là phản ứng bình thường của vùng mũi để đẩu các dị nguyên ra khỏi vùng niêm mạc mũi.
Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Các thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi chuyển lạnh đột ngột, cơ thể không kịp thích ứng với thời tiết.
Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến, dễ mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết nhất là nhóm trẻ em dưới 10 tuổi và người trưởng thành. Do cơ thể không kịp thay đổi để thích ứng với thời tiết.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết, trước hết phải khẳng định đầu tiên là do yếu tố thời tiết và tất cả các tác nhân liên quan đến thời tiết. Ngoài ra yếu tố bên trong liên quan đến cơ địa người bệnh. Cụ thể là:
- Người bệnh có cơ địa dị ứng, dễ bị phản ứng với các dị nguyên gây kích ứng bên ngoài môi trường, trong đó có thời tiết.
- Thời tiết thay đổi đột ngột (lạnh đột ngột) khiến có thể không kịp thích ứng, điều chỉnh dẫn đến tình trạng dị ứng.
- Do mẫn các với các tác nhân bên ngoài, thời tiết, mỗi trường. Thường, các tình trạng dị ứng này xuất hiện nhiều vào mùa xuân thời tiết ẩm ướt, có nhiều phấn hoa,… hoặc những khi giao mùa.
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết xuất hiện ngay khi cơ thể sinh ra phản ứng để chống lại các tác nhân dị nguyên. Cũng giống như các tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng khác, dị ứng có nguyên nhân do thời tiết cũng sẽ có một số triệu chứng như:
- Ngứa mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh. 2 bên hốc mũi có dấu hiệu ngứa ngáy có khó chịu, tình trạng ngứa này có thể lan xuống họng và lên vùng mắt nếu bệnh tiến triển nặng.
- Hắt hơi: Người bệnh có thể bị hắt hơi thành từng trạng, liên tục khó kiểm soát và kìm hãm.
- Chảy nước mũi: Hầu hết các trường hợp bị dị ứng đều gây chảy nước mũi, nước mũi loãng và trong có thể chảy nhiều hoặc ít tùy vào mức độ bệnh. Nước mũi xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm và buổi tối.
- Tắc nghẹt mũi: Một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nghẹt, tắc 1 bên mũi hoặc cả 2 bên.
Các dấu hiệu của bệnh thường kéo dài từ 7 – 15 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, kèm triệu chứng chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp, khó thở, có thể bị hen phế quản,… Với những trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi dị ứng do thời tiết có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?
Viêm mũi dị ứng có nguyên nhân do thời tiết không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu của bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, ăn uống và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Đặc biệt, với các trường hợp bị dị ứng nặng, bệnh tiến triển sang mãn tính kéo dài và tái phát liên tục có thể gây ra những bệnh lý về mũi, viêm đường hô hấp nguy hiểm. Nhóm những bệnh lý có thể mắc phải như: Viêm xoang mũi, viêm xoang, polyp mũi, hen suyễn, viêm kết mạc, hen phế quản… khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược.
Do đó, để ngăn ngừa những biến chứng, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe, người bệnh nên chủ động khám và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Có nhiều cách chữa bệnh bằng thuốc tây y, đông y và các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm khác nhau. Người bệnh nên đi khám để được chỉ định cách điều trị, xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Điều trị bằng thuốc
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc là cách tốt nhất để giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh. Các nhóm thuốc thường dùng có dạng viên uống, dạng xịt, rửa vệ sinh mũi và thuốc tiêm trong trường hợp viêm nhiễm nặng có triệu chứng sốc phản vệ.
Tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi, dung dịch vệ sinh,… phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể là:
- Thuốc kháng histamin: Được chỉ định sử dụng trong tất cả các trường hợp dị ứng. Thuốc có tác dụng kìm hãm các triệu chứng kích ứng cho tác nhân dị ứng gây ra.
- Thuốc nhỏ mũi trị viêm mũi dị ứng: Thuốc được chỉ định trong điều trị triệu chứng tại chỗ, giúp giảm tình trạng ngứa mũi, tắc nghẹt mũi, sổ mũi,…
- Thuốc Corticoid: Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp dị ứng cấp tính và nghiêm trọng. Liều lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Các nhóm thuốc điều trị bệnh có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Bởi, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng nguyên liệu dân gian tại nhà có thể cho hiệu quả tốt và an toàn, không gây ra tác dụng phụ với sức khỏe. Có nhiều mẹo chữa dân gian đã được sử dụng từ lâu đời, người bệnh có thể tham khảo như:
- Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng nước muối: Dùng nước muối sinh lý, bơm vào xi lanh, nghiêng đầu 45 độ, bơm nước vào 1 bên mũi. Sau đó làm với bên còn lại. Thực hiện liên tục 2 lần/1 bên, ngày 2 lần trong vòng 1 tuần để giảm triệu chứng tốt nhất.
- Tỏi chữa viêm mũi dị ứng thời tiết: Với bài thuốc với tỏi người bệnh có thể sử dụng tỏi tươi, ép nước và nhỏ trực tiếp vào mũi. Hoặc kết hợp với mật ong, trộn đều theo tỉ lệ 1:2 sau đó đem nhỏ mũi ngày 3 lần để giảm dần triệu chứng.
- Lá lốt: Kết hợp lá lốt với lá ráy, tía tô, nước cốt chanh và vỏ chanh. Các nguyên liệu phơi khô, nghiền mịn, pha bột với nước, đắp lên vùng da bị dị ứng thời tiết trong khoảng 1 – 1,5 giờ và rửa lại bằng nước ấm.
- Gừng tươi: Người bệnh có thể nhai trực tiếp gừng tươi hoặc uống nước trà gừng để giảm các triệu chứng ngứa rát, đau cổ họng.
Các mẹo chữa dân gian tại nhà thường phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp dị ứng có triệu chứng cấp tính nặng, kéo dài, tái phát thường xuyên người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa bằng bài thuốc đông y
Đông y cho rằng, mũi là khiếu của phế, khi phế khí hoặc nguyên khí bị suy yếu hoặc bị các phong tà độc bên ngoài môi trường xâm nhập sẽ phát sinh các bệnh về mũi, trong đó có viêm mũi dị ứng.
Cũng theo Đông y quan niệm, viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh liên quan đến 2 tạng là thận và tỳ. Do tỳ khí và thận bị suy hư sẽ khiến các dịch nhày ngưng tụ, dẫn đến chảy nước mũi và các triệu chứng khó chịu ở mũi. Để điều trị bệnh cần tập trung vào tăng cường chức năng của các tạng tỳ, phế, thận giúp cải thiện sức khỏe.
Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể kiểm soát bằng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý trong chăm sóc hàng ngày cũng như có biện pháp phòng tránh bệnh để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, thay đổi đột ngột
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng
- Với người có cơ địa dị ứng không nên uống nước lạnh và sử dụng các thực phẩm để lạnh nhằm hạn chế những kích ứng không tốt cho cơ thể
- Hẹn chế tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm. Đeo khẩu trang và đồ bảo hộ khi ra đường.
- Giữ vệ sinh cơ thể và răng miệng, mũi họng luôn sạch sẽ. Để loại bỏ những vi khuẩn và tác nhân gây bệnh.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các thực phẩm có thể gây dị ứng.
Để ngăn ngừa và kiểm soát tốt nhất tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động khi khám và điều trị sớm. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng cần điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Nội dung chínhViêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Đối tượng thường mắcNguyên nhân và triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiếtViêm mũi dị ứng do thời tiết có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?Điều trị bằng thuốcMẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhàChữa bằng bài thuốc đông […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Đối tượng thường mắcNguyên nhân và triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiếtViêm mũi dị ứng do thời tiết có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?Điều trị bằng thuốcMẹo chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhàChữa bằng bài thuốc đông […]
Xem chi tiết