Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?
Viêm mũi dị ứng có chữa được không và điều trị thế nào cho hiệu quả? Thực tế, viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý về đường hô hấp khó điều trị nhất hiện nay. Hầu hết người bệnh điều trị không kịp thời ở giai đoạn sớm nên dẫn đến tình trạng viêm mãn tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề xoay quanh cách điều trị và tiên lượng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng tuy dễ tái phát nhưng có thể trị dứt điểm trong một số trường hợp nhất định. Cơ chế gây bệnh là do sự giải phóng ồ ạt các histamin trong cơ thể. Phản ứng này được kích hoạt bởi các dị nguyên đến từ môi trường. Chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, hóa chất mỹ phẩm, thực phẩm, bụi bẩn…
Đồng thời, cơ địa mỗi người sẽ có sự mẫn cảm với dị nguyên riêng biệt. Ví dụ: không phải ai bị dị ứng phấn hoa thì cũng dị ứng với lông động vật… Do đó, viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi trong trường hợp người bệnh phát hiện sớm và cắt đứt được nguồn bệnh. Chẳng hạn như viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp. Người bệnh phải tiếp xúc với hóa chất mỹ phẩm thì chỉ cần không tiếp xúc với dị nguyên này và tiến hành điều trị thì sẽ khỏi hoàn toàn.
Nhưng trong trường hợp điều trị không kịp thời, để bệnh kéo dài thì cơ thể sẽ càng trở nên mẫn cảm với các dị nguyên gây dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể dễ dàng bị kích hoạt bởi bất kỳ dị nguyên nào và tái phát nhiều lần trong năm. Về lâu dài, người bệnh có thể bị thêm viêm mũi xoang mãn tính, viêm thanh khí phế quản, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản.
Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa do phấn hoa và bào tử thay đổi trong không khí hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm do bụi thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu người bệnh không đáp ứng với giải pháp mẫn cảm đặc hiệu thì sẽ phải sống chung với bệnh cả đời. Thuốc điều trị chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và tần suất tái phát trong năm, ngăn ngừa biến chứng.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng
Hiện nay, điều trị đặc hiệu và điều trị không đặc hiệu là hai hướng điều trị chính trong viêm mũi dị ứng. Các phương pháp được áp dụng một cách linh hoạt tùy theo nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng và thể trạng của người bị dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam tại nhà
Rất nhiều người sử dụng bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng chiết xuất từ tỏi, bèo cái, húng chanh… nhưng hiệu quả thấp. Trên thực tế, các loài cây cỏ chỉ chứa một phần nhỏ hoạt tính sinh học nên không đủ để đặc trị bệnh. Thay vì sử dụng đơn lẻ, người bệnh nên kết hợp nhiều vị thuốc với nhau như sau:
- Bài 1: Lấy 1 cây hoa ngũ sắc, 2 lá khế tươi, 2 lá bạc hà tươi cùng đem nghiền nát. Sau đó lấy bông y tế thấm dung dịch, nhét vào mũi trong khoảng 10 – 15 phút rồi bỏ ra.
- Bài 2: Kim ngân hoa (20g), ké đầu ngựa (10g), bèo cái tía (30g) trộn với nhau rồi đem sắc cùng với 300ml nước, khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, chia đều thành 2 phần để uống trong ngày.
Các bài thuốc dân gian này chỉ thích hợp trị cho trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, mới khởi phát. Với những người bị viêm mũi dị ứng tái phát, theo mùa hoặc quanh năm khi cần điều trị bằng các giải pháp chuyên sâu hơn.
Điều trị viêm mũi dị ứng theo Tây y
Cho đến nay, tây y vẫn chưa tìm ra giải pháp điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc. Với giải pháp mẫn cảm đặc hiệu, người bệnh sẽ được tiêm một mũi có chứa dị nguyên gây bệnh để cơ thể làm quen với sự xuất hiện của chúng. Từ đó hệ miễn dịch nhận diện và không thực hiện cơ chế giải phóng histamin tự do. Tuy nhiên, vẫn có ít người bệnh đáp ứng được với phương pháp này và thời gian điều trị phải kéo dài từ 3-5 năm.
Hầu hết người bệnh lựa chọn điều trị theo phác đồ không đặc hiệu. Trong đó, người bệnh được sử dụng các loại thuốc giúp thuyên giảm triệu chứng là chủ yếu. Nhóm thuốc kháng histamin có thể làm giảm tác dụng sinh học của histamin. Các loại thuốc xịt chứa corticoid giúp kháng viêm, thông mũi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc co mạch có thể được xem xét bổ sung ở phác đồ của người bị viêm mũi dị ứng có triệu chứng nghiêm trọng.
Các loại thuốc này đều không có tác dụng điều trị tận gốc, thời gian sử dụng cũng cần giãn cách. Do đó viêm mũi dị ứng rất dễ bị tái phát nếu người bệnh tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh. Ngoài ra, nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1 có tác dụng an thần nên dễ gây buồn ngủ. Người bệnh chỉ được sử dụng trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không sử dụng khi đang vận hành máy móc hoặc lái tàu xe, như vậy rất dễ xảy ra tai nạn.
Nhóm thuốc corticoid có tác dụng toàn thân, mặc dù thuyên giảm triệu chứng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho mắt, thận, máu… Người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình kê đơn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng tất cả các loại thuốc tây y chữa viêm mũi dị ứng.
Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng
Theo đông y, viêm mũi dị ứng là thuộc phạm vi chứng Tỵ thất. Căn nguyên dẫn đến bệnh có thể do Phế khí, vệ khí không đủ mạnh, tà khí thừa cơ xâm nhập. Hoặc có những trường hợp là do lao động quá sức khiến Tỳ hư gây ảnh hưởng đến chức năng thanh giáng trọc mà sinh ra thấp trọc đọng tại mũi. Viêm mũi dị ứng cũng liên quan đến Thận là gốc của thủy, khi bị suy yếu sẽ gây ra chứng phù thũng.
Do đó, để điều trị bệnh đông y tập trung vào ba tạng Thận, Phế, Tỳ. Nhằm phục hồi tạng phủ các công năng trở lại bình thường, tăng chính khí và đẩy lùi ngoại tà. Bên cạnh đó cũng không quên triệt tiêu các triệu chứng khó chịu bằng cách hoạt huyết, trục ứ, giải độc, thông khiếu.
Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm mũi dị ứng có chữa được không. Có thể thấy, muốn điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất là phòng tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Đồng thời, người bệnh phải tích cực sử dụng các biện pháp giúp cải thiện cơ địa từ sâu bên trong. Từ việc chủ động điều trị cho đến phối hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống.
Nội dung chínhViêm mũi dị ứng có chữa được không?Cách điều trị viêm mũi dị ứng Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam tại nhàĐiều trị viêm mũi dị ứng theo Tây yThuốc đông y trị viêm mũi dị ứng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu […]
Xem chi tiết