Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Tránh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm mũi dị ứng có lây không ắt hẳn là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi đây là căn bệnh có xu hướng ngày càng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Để giải đáp được vấn đề này cũng như biết cách phòng tránh bệnh, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Viêm mũi dị ứng có lây không? Viêm mũi dị ứng không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Viêm mũi dị ứng có thể tái phát theo mùa hoặc quanh năm, phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường. Cơ chế gây bệnh không xuất phát từ các virus, vi khuẩn, nấm như viêm xoang nên không lây lan từ người sang người.

Giải đáp thêm về nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Viêm mũi dị ứng chỉ hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên trong không khí. Các dị nguyên này sẽ kích hoạt cơ thể sản sinh quá mức histamin và tác động chủ yếu đến mũi. Điều này dẫn đến các triệu chứng phù nề niêm mạc mũi, hắt hơi, ngứa mũi, tăng tiết dịch, tắc nghẹt mũi… Các dị nguyên thường gặp bao gồm phấn hoa và bào tử, nấm bụi, lông động vật, ve mạt, khói bụi, hóa chất, các thực phẩm gây dị ứng, khói thuốc lá… 

Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng không lây lan từ người sang người
Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng không lây lan từ người sang người

Nếu người bệnh chỉ bị hắt hơi, ngứa và chảy mũi vào thời điểm giao mùa thì đó là dạng viêm mũi dị ứng theo mùa. Dạng này thường do phấn hoa và bào tử lan truyền trong không khí khi cây cỏ đến mùa thay hoa lá. Còn nếu triệu chứng kéo dài liên tục trong năm thì phần lớn là do khói bụi, bụi bẩn trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là dạng viêm mũi dị ứng quanh năm.

Viêm mũi dị ứng chủ yếu xuất hiện ở những người có sức đề kháng yếu, cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, khả năng đề kháng, chống lại các tác nhân dị ứng bên ngoài kém, nên dễ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị dứt điểm và phòng ngừa hiệu quả, bệnh sẽ thường xuyên tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng

Theo bác sĩ Lê Phương, các dị nguyên trong không khí là nhân tố kích hoạt viêm mũi dị ứng. Còn thể trạng yếu, cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả mới chính là yếu tố cần đặc biệt cải thiện. Vì vậy, người bệnh không những cần phòng tránh các dị nguyên mà còn phải thực hiện các biện pháp cải thiện cơ địa và tăng cường sức đề kháng. Do đó, người bệnh cần chú ý:

Viêm mũi dị ứng có lây không? Biện pháp phòng tránh
Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên: Vào thời điểm giao mùa, khi sống và làm việc ở nơi có nhiều khói bụi, hóa chất….bạn cần chú ý bảo vệ hệ hô hấp. Hãy sử dụng khẩu trang để hạn chế tối đa sự tiếp xúc. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng cũng không nên nuôi chó, mèo trong nhà.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Vào thời điểm dễ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để tăng cường khả năng diệt khuẩn. Điều này cũng giúp loại bỏ các vi sinh vật thường cư trú trong mũi họng. Chúng sẽ có điều kiện để sinh sôi và phát triển gây bệnh viêm xoang khi viêm mũi dị ứng được kích hoạt.
  • Kiêng các thực phẩm gây dị ứng: Viêm mũi dị ứng do cơ thể bị sản sinh quá mức histamin. Do đó, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa protein kích hoạt phản ứng này. Chẳng hạn như trứng, cá, sữa bò, tôm, hàu…
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Để hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, người bệnh nên ăn đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất…
  • Tăng cường tiêu thụ thực phẩm nâng cao sức đề kháng, chống dị ứng: Ngoài nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, Selen, Kẽm giúp tăng cường miễn dịch, người bệnh nên bổ sung các gia vị có khả năng chống dị ứng trong thực đơn hàng ngày. Hãy sử dụng các món ăn có chứa “kháng sinh kháng histamin tự nhiên” như nghệ, tỏi, gừng…

Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được vấn đề viêm mũi dị ứng có lây không qua những thông tin mà chuyên gia chia sẻ. Viêm mũi dị ứng chủ yếu xảy ra ở những người có cơ địa mẫn cảm nên người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị tích cực, triệt để và phòng ngừa từ sớm. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Nội dung chínhViêm mũi dị ứng có lây không?Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?