11 Cách Trị Viêm Mũi Dị Ứng Dân Gian Tại Nhà Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Không phải cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian nào cũng lành tính và không gây tác dụng phụ. Một số loại cây có tác dụng chữa bệnh nhưng chứa độc tính, không an toàn khi dùng quá liều lượng hoặc chế biến sai cách. Nhất là khi dùng cho cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có sức đề kháng kém… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian một cách hiệu quả và an toàn nhất.

11 Cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả nhất

Trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian là phương pháp có chi phí rẻ và nguyên liệu dễ tìm. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà với cách bào chế đơn giản như sau:

1. Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng

Cây giao là một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. Bởi mủ cây của nó sở hữu rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus, đào thải dịch nhầy như isoeuphoro, polyphenol, togliane… Trong đông y, nó cũng là loại cây có vị chua, tính mát giúp khử phong, giải độc, tiêu viêm. 

Cây giao chữa viêm xoang
Cây giao có tác dụng khử phong, tiêu viêm

Cách sử dụng:

  • Dùng găng tay và kính mắt để bảo vệ da, mắt khi bào chế bài thuốc.
  • Mỗi lần dùng khoảng 15-20 cây giao. Đặt cành giao ngay sát miệng ấm/nồi nước và cắt cây giao thành từ đốt nhỏ dài khoảng 3-4 cm. 
  • Sau đó đổ nước sấp mặt cây giao và đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
  • Lấy một tấm lịch hoặc tờ giấy cứng dài khoảng 50cm, cuộn thành hình ống nhòm. Đầu nhỏ đặt vào mũi và đầu to đặt ở miếng ấm/nồi nước. 
  • Xông mũi trong khoảng 10-15 phút. 
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Lần thứ 2 chỉ cần đổ thêm nước vào trong ấm, không cần thay cây giao mới.

Lưu ý: 

  • Mủ cây giao chứa diterpenoid gây bỏng da và tổn thương mắt khi tiếp xúc trực tiếp nên cần mặc đồ bảo hộ khi cắt cây giao. 
  • Không sử dụng quá nhiều cây giao trong một lần xông vì có thể gây nôn mửa.
  • Không sử dụng cây giao cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc chống co giật, thuốc ho, thuốc hormon thay thế, thuốc tránh thai…

2. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo dân gian

Sở dĩ tỏi có thể chữa viêm mũi dị ứng bởi nó sở hữu allin. Đây là hoạt chất có thể chuyển hóa thành allicin dưới tác động nghiền/xay/giã/nát. Allicin có dược tính rất mạnh, kháng được nhiều loại vi khuẩn đường hô hấp, giúp điều hòa miễn dịch và tăng cường lưu thông khí huyết. Do đó, nó làm giảm nhanh các triệu chứng tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Cách trị viêm mũi dị ứng từ tỏi theo dân gian
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng

Cách sử dụng:

  • Nghiền nát tỏi cùng một ít nước lọc, lọc qua rây để lấy được nước cốt.
  • Pha nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp vào trong niêm mạc mũi và để khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó người bệnh có thể rửa mũi lại với nước muối sinh lý. 

Lưu ý: 

  • Dây thần kinh số 5 có thể bị kích ứng nên xảy ra tình trạng đau rát nhẹ khi thoa dung dịch. Triệu chứng này sẽ giảm nhanh trong một vài phút nên người bệnh không cần lo lắng. 
  • Không áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ, người có da mỏng dễ bị kích ứng.

3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc

Rất nhiều người bệnh dùng cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng và đạt được hiệu quả tốt. Tinh dầu của hoa ngũ sắc có chứa các hoạt chất giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và chống dị ứng. Y học hiện đại cũng nhiều lần ứng dụng cây ngũ sắc để điều chế thuốc nhỏ mũi như Agerhinin (Viện dược liệu), thuốc nhỏ mũi Flanos. 

Chữa viêm xoang từ hoa ngũ sắc
Chữa viêm xoang từ hoa ngũ sắc

Cách sử dụng:

  • Lấy khoảng 10 – 15 cây ngũ sắc tươi, bỏ rễ, dùng toàn thân và hoa.
  • Sau khi rửa sạch, phơi ráo thì cắt thành từng đốt nhỏ và xay nhuyễn.
  • Chắt lấy dung dịch hoa ngũ sắc để thoa vào niêm mạc mũi, để trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại mũi.

Lưu ý: 

  • Cây ngũ sắc được dùng là loại cây có hoa màu tím, cao khoảng 30-50cm.
  • Khi sử dụng dung dịch hoa ngũ sắc có thể xảy ra tình trạng hơi xót mũi do dây thần kinh số 5 bị kích ứng.

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc

Trong y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc quy Can, Tỳ, có khả năng hoạt huyết, hóa ứ, tiêu sưng. Đối với chứng bệnh do Can hỏa, Tỳ hư như viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng hạt gấc để tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tạng Tỳ vận hóa tốt trở lại. Từ đó các triệu chứng chảy nhiều dịch gây tắc ứ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Chữa viêm xoang tại nhà bằng rượu hạt gấc
Trị viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc tại nhà

Cách sử dụng:

  • Lấy 20-25 hạt gấc đem rửa sạch, sau đó thì để thật ráo.
  • Cho lên bếp nướng hoặc rang chín, cháy sém ngoài vỏ là được.
  • Xay hoặc đập dập hạt gấc thành vụn nhỏ, đổ vào bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Đổ rượu ngập mặt hạt gấp, đậy nắp thật kín và ủ trong khoảng 10 ngày.
  • Mỗi ngày lấy một ít rượu hạt gấc mát xa sống mũi để giúp lưu thông máu, làm thông thoáng xoang và thải hết dịch mũi.

Lưu ý: 

  • Hạt gấc hơi có độc nên cần phải rang chín mới được sử dụng.
  • Rượu hạt gấc chỉ dùng ở ngoài da và không dùng chung với các loại thuốc nhỏ mũi khác.
  • Không ăn hạt gấc vì có thể gây ngộ độc và không dùng bài thuốc này cho trẻ em dưới 9 tuổi.

5. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng gừng theo dân gian

Gừng được mệnh danh là một chất kháng sinh từ tự nhiên. Nó có chứa Gingerol là một trong những hợp chất có hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, capsaicin và piperine của gừng cũng có khả năng kháng histamin giúp thông thoáng mũi. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chứng minh gừng có tác dụng lưu thông khí huyết và là một chất xúc tác giảm đau. Sử dụng gừng là biện pháp chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em rất an toàn.

Gừng thường xuyên được kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả
Gừng thường xuyên được kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Gừng thái thành từng lát mỏng hòa cùng với nước sôi và mật ong.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 cốc nước gừng mật ong vào buổi sáng và buổi tối.

Lưu ý:

  • Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì trẻ dễ bị ngộ độc do Clostridium botulinum.
  • Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn để dùng cho trẻ nhỏ.

6. Chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi

Mặc dù mọc trôi nổi tại các ao hồ nhưng bèo cái lại là vị thuốc được dân gian ứng dụng nhiều để trị các bệnh sưng viêm, phù thũng, hen suyễn, dị ứng, mẩn ngứa… Bởi nó là loài cây có vị cay, tính lạnh giúp tiêu độc và thanh nhiệt. Người bệnh có thể sử dụng bèo cái để giảm nhanh triệu chứng ngứa mũi, chảy dịch dai dẳng.

Bèo cái giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa mũi, chảy dịch dai dẳng.
Bèo cái giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa mũi, chảy dịch dai dẳng.

Cách sử dụng:

  • Lấy khoảng 200g bèo cái tươi đã bỏ rễ rửa sạch và xay nhuyễn.
  • Dùng túi lọc để chắt lấy nước cốt bèo cái tươi, sau đó pha loãng với nước lọc để uống, có thể thêm mật ong để dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày người bệnh có thể uống 1 cốc hoặc chia nhỏ thành 2 phần uống trong ngày.

7. Trị viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu

Ngải cứu được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Từ viêm tai giữa, viêm họng cho đến viêm mũi dị ứng. Ngải cứu cũng chữa bệnh hiệu quả cho mọi đối tượng, ngay cả trẻ nhỏ. Sở dĩ ngải cứu có công dụng đa dạng như vậy nhờ vào khả năng quy Tỳ, Thận, ôn trung, trừ phong, hàn, thấp.

Cách trị viêm mũi bằng ngải cứu theo dân gian
Rau ngải cứu có tính ôn trung, trừ phong hàn thấp

Cách sử dụng: 

  • Lấy 100g ngải cứu rửa sạch, đem giã nát và thu phần nước cốt.
  • Pha loãng cùng nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để uống, có thể thêm một ít đường để dễ uống hơn.
  • Mỗi ngày thực hiện biện pháp này 1-2 lần tùy vào mức độ triệu chứng.
  • Người bệnh cũng có thể đun lá ngải cứu và ngâm chân mỗi tối để khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm ngạt mũi.

Lưu ý: Không dùng ngải cứu cho phụ nữ có thai dưới 3 tháng.

8. Chữa viêm mũi dị ứng từ húng chanh 

Là một trong những thảo dược quy kinh Tỳ, Vị, Phế, lá chung chanh có thể giải quyết các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh chóng. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy trong lá húng chanh cũng chứa tinh dầu có các hợp chất phenolic mang tính kháng sinh mạnh.

Húng chanh quy Tỳ có khả năng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả
Húng chanh quy Tỳ có khả năng chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Lấy một nắm lá hùng chanh tươi rửa sạch và hãm cùng 200ml nước sôi trong khoảng 10 phút. 
  • Mỗi ngày uống 2-3 tách trà lá húng chanh để mũi được thông thoáng.

9. Trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Lá lốt cũng là một trong những loài cây hiếm hoi sở hữu thành phần hóa học có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng như piperin, piperidin. Trong đông y, lá lốt là vị thuốc có vị cay, tính ấm, chống phù thũng, đau đầu, chảy dịch mũi, chủ trị các bệnh do phong hàn gây ra. Cha mẹ có thể dùng lá lốt để trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ.

Cách sử dụng:

  • Lấy một nắm lá lốt rửa sạch và nấu trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó dùng nước lá lốt xông mũi để giảm nhanh tình trạng ứ đọng dịch mũi.

10.  Cách trị viêm mũi dị ứng bằng bạc hà theo dân gian

Bạc hà chữa được hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh liên quan đến dị ứng. Bởi nó chứa hàm lượng tinh dầu lớn cùng các hoạt chất sinh học như  L- methol, L- limonene, L-a-pine, methyl acetat. Nó cũng là thảo dược có vị cay, tính mát quy Phế, Can và giúp trừ phong nhiệt, hạ khí, thông khiếu.

Tinh dầu bạc hà trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tinh dầu bạc hà trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Mua tinh dầu chiết xuất từ bạc hà, nhỏ 2-3 giọt vào nước sôi để xông mũi hàng ngày.
  • Mỗi ngày chỉ thực hiện 1-2 lần, liều lượng an toàn là 0,02-0,2ml/lần, tuyệt đối không vượt quá 0,6ml/ngày.

Lưu ý: 

  • Một số người có cơ địa mẫn cảm với bạc hà có thể bị buồn nôn và chóng mặt khi xông tinh dầu.
  • Không dùng tinh dầu bạc hà xông mũi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

11. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây lược vàng

Cây lược vàng sở hữu cả hai hoạt chất tự nhiên có khả năng kháng histamin mạnh nhất là Quercetin và Kaempferol. Chúng có khả năng giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Đặc biệt là chứng phù nề, sưng viêm, ngạt mũi nghiêm trọng ở những người bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Với khả năng kháng khuẩn mạnh, cây lược vàng còn giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng biến chứng thành viêm xoang.

Cây lược vàng có chứa hoạt chất chống dị ứng mạnh
Cây lược vàng có chứa hoạt chất chống dị ứng mạnh

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Lấy vài lá lược vàng rửa sạch, cắt thành từng mảnh nhỏ và nhai sống.
  • Cách 2: Sắc cây lược vàng cùng 600ml nước với lửa nhỏ, đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp, để ấm rồi uống.

Lưu ý: Liều lượng sử dụng an toàn là 3-9 lá lược vàng tươi một ngày.

Lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không sử dụng các bài thuốc chiết xuất dung dịch và thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi. Da của trẻ rất mỏng manh nên dễ bị kích ứng. Trẻ nhỏ chỉ nên dùng các bài thuốc dân gian đường uống, thành phần lành tính và không có độc. Chẳng hạn như gừng, cây lược vàng và ngải cứu.

Các loại cây cỏ tự nhiên chỉ có tác dụng tốt với các trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, góp phần thuyên giảm triệu chứng tạm thời. Một số loại cây chữa bệnh dựa trên độc tính tự nhiên nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. 

Người bệnh cũng nên tuân thủ hướng dẫn bào chế như trên, không tự ý thay đổi cách làm. Việc bào chế sai cách sẽ khiến cho dược tính của cây thuốc bị mất đi và hiệu quả điều trị kém. Ngoài ra, việc dùng sai liều lượng cũng dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

Lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng theo dân gian
Lưu ý khi trị viêm mũi dị ứng theo dân gian

Mỗi người bệnh có một thể trạng khác nhau nên hiệu quả của bài thuốc sẽ có sự khác biệt. Một số người dùng hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng rất tốt, triệu chứng giảm nhanh nhưng cũng có những người không phù hợp và bị kích ứng. Vì vậy, bệnh nhân không nên chữa bệnh theo kinh nghiệm của người khác. Với mỗi bài thuốc dân gian, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong 3-5 ngày. Nếu thấy hiệu quả thấp thì người bệnh nên đổi sang biện pháp khác. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Tránh?

Nội dung chính11 Cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả nhất1. Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng2. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo dân gian3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc5. Cách trị viêm […]

Xem chi tiết
Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Nội dung chính11 Cách trị viêm mũi dị ứng theo dân gian hiệu quả nhất1. Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng2. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo dân gian3. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây ngũ sắc4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc5. Cách trị viêm […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?