Hướng dẫn 3 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi nhưng không phải bài thuốc nào cũng an toàn và lành tính. Tỏi có vị cay, tính ấm, sát khuẩn hiệu quả nên thích hợp để trị bệnh lý nhiễm trùng như viêm xoang. Tuy nhiên, tỏi có thể gây tác dụng phụ đối với người có các vấn đề về máu, dạ dày, huyết áp… Để chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và an toàn từ tỏi, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Công dụng chữa viêm mũi dị ứng của tỏi

Tỏi là một loại cây thuộc họ Alliaceae và được y học hiện đại ứng dụng nhiều trong bào chế thuốc. Các nhà khoa học đã chứng minh hoạt chất allin có trong tỏi dưới tác động xay/nghiền và chất xúc tác của men anilza sẽ chuyển hóa thành allicin. Tỏi càng được bào nhỏ nhiều lần thì hoạt tính sinh học lại càng cao.

Đối với y học, Allicin là một chất quý giá bởi khả năng kháng khuẩn của nó còn mạnh hơn cả Penicillin. Nó ức chế được rất nhiều loại vi khuẩn từ gram âm đến gram dương. Bao gồm cả một vài loại khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp, là tác nhân của viêm xoang và nhiễm trùng thứ phát ở viêm mũi dị ứng. Các nhà khoa học cũng ứng dụng Allicin của tỏi để tiêu diệt các loại vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. 

Tỏi có khả năng kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi có khả năng kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, tỏi còn có diallyl disulfide và s-allyl cysteine là những hoạt chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu diallyl disulfide giúp hạ huyết áp và cholesterol xấu thì s-allyl cysteine lại có khả năng chống ung thư tương đối tốt. Các vitamin và khoáng chất có trong tỏi cũng góp phần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch

Tỏi không chỉ được y học hiện đại ứng dụng nhiều mà ngay cả y học cổ truyền cũng vậy. Theo quan điểm của đông y, tạng Tỳ chủ vận hóa, khi bị suy yếu thì gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ trệ và chảy nhiều dịch. Căn nguyên của viêm mũi dị ứng cũng từ tạng Tỳ mà ra. Do đó, tỏi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, chủ yếu quy kinh Tỳ, Vị, Phế sẽ trị viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. 

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được nhiều người tin dùng

Để chữa viêm mũi dị ứng từ tỏi, người bệnh có thể sử dụng bằng đường uống hoặc bào chế dưới dạng dung dịch để thoa trực tiếp vào niêm mạc mũi. 

1. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi

Nước cốt tỏi có thể thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi tốt hơn so với các dạng bào chế khác. Các hợp chất và allicin cũng hoạt động tốt nhất dưới tác động của xay/giã/nghiền nát. Tuy nhiên, người bệnh phải khống chế được liều lượng nước cốt tỏi. Bởi tỏi có thể gây bỏng da nếu sử dụng ở nồng độ quá cao.

Bào chế tỏi dưới dạng nước cốt sẽ cho công hiệu cao
Bào chế tỏi dưới dạng nước cốt sẽ cho công hiệu cao

Cách thực hiện:

  • Xay nát 3-5 tép tỏi và hòa cùng 10-15ml nước lọc. 
  • Sau đó lọc bỏ phần bã và chỉ sử dụng phần nước cốt.
  • Dùng tăm bông thoa dung dịch vào niêm mạc mũi và để trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó người bệnh có thể rửa sạch lại với nước.

2. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu tỏi

Một trong những cách cải thiện tình trạng ngạt mũi, tắc mũi do viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất phải kể đến là tinh dầu. Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu tỏi để xông mũi hàng ngày. Hoặc pha dầu tỏi với các loại dầu nền như dầu jojoba, dầu dừa, dầu oliu để mát xa khắp vùng mũi. Cả hai biện pháp này đều giúp tăng cường lưu thông khí huyết, loại bỏ cảm giác tắc ứ khó chịu cũng như giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Tinh dầu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Tinh dầu tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tỏi vào máy xông hơi để xông mũi trong khoảng 10-15 phút. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên xông 1-2 lần.
  • Cách 2: Trộn 2-3 giọt tinh dầu tỏi với một loại dầu nền, thoa vào dọc sống mũi và bắt đầu mát xa theo chuyển động tròn. Mỗi ngày mát xa 1-2 lần vào sáng và tối, tình trạng tắc mũi sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

3. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi

Rượu tỏi có tính sát khuẩn cực mạnh nhờ vào sự kết hợp của nhiều hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm. Trong rượu có chứa cồn là một hoạt chất kháng khuẩn có tính thẩm thấu cao. Cồn đi qua da nhanh chóng và cản trở được hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn sẽ được tiêu diệt nhanh chóng hơn nếu có sự hỗ trợ của các hoạt chất sinh học như allicin của tỏi. 

Cách thực hiện:

  • 300g tỏi sau khi lột sạch vỏ thì đập dập và để trong hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu nếp trắng 45 độ ngập mặt tỏi, cách bề mặt tỏi khoảng 1cm.
  • Đậy nắp kín và ủ rượu tỏi trong khoảng 2 tuần.
  • Mỗi ngày nên lắc bình rượu 1-2 lần để các hợp chất hòa tan vào nhau.
  • Sau khi rượu tỏi đã chuyển sang màu vàng có thể lấy ra dùng.
  • Mỗi ngày chỉ uống khoảng 2 lần, mỗi lần từ 5-10 ml. 
  • Người bệnh nên uống vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi về sáng và đêm.

Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Khi sử dụng các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dung dịch tỏi, người bệnh có thể thấy mũi bị kích ứng và hơi đau rát. Phản ứng này là do dây thần kinh số 5 đang bị kích thích và sau vài phút sẽ thuyên giảm dần. Nếu người bệnh không thể chịu được cảm giác đau rát thì hãy rửa lại với nước sạch và tham khảo các biện pháp đường uống. 

Sau khi mũi tiết dịch, người bệnh nên xì mũi một cách nhẹ nhàng để dịch nhầy thoát ra hoàn toàn. Đồng thời rửa lại mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn. 

Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Lưu ý khi dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Tỏi tuy có nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng lại tương tác không tốt với một vài đối tượng. Trẻ em có làn da rất mỏng manh và hệ tiêu hóa chưa phát triển. Vì vậy, cha mẹ không nên dùng các biện pháp thoa dung dịch tỏi hay uống rượu tỏi để chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ. Tỏi cũng ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc chống đông máu nên trước và sau phẫu thuật, người bệnh không được dùng tỏi dưới bất kỳ hình thức nào. 

Cũng bởi vị cay, tính ấm mà tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng quá nhiều. Những người có bệnh lý về dạ dày cần kiểm soát được hàm lượng tỏi tiếp nạp vào cơ thể. Với những người mắc bệnh thận, tỏi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị và khiến bệnh tái phát nhanh chóng. Tỏi cũng không thích hợp để dùng cho những người bệnh có huyết áp thấp vì nó có khả năng hạ huyết áp.

Bên cạnh đó, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát được nguyên nhân gây dị ứng. Do đó, người bệnh cần:

  • Tránh xa tất cả các yếu tố gây dị ứng: khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá…
  • Vào mùa xuân và đông cần bảo vệ hệ hô hấp cẩn thận, giữ ấm cổ họng và phòng ngừa bệnh cúm.
  • Nên sử dụng các loại máy lọc không khí, tạo độ ẩm để cải thiện không khí trong phòng.
  • Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất, các gia vị chống dị ứng như gừng, tỏi, nghệ…
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị vì một vài thành phần của thuốc sẽ gây dị ứng nặng.

TUY NHIÊN: Các bài thuốc điều trị từ tỏi chỉ góp phần khắc phục các triệu chứng khó chịu, giải quyết viêm nhiễm cục bộ chứ không thể giải quyết triệt để gốc bệnh. Hơn nữa không giúp phục hồi sức khỏe toàn diện, nhất là tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Nếu không có giải pháp đặc trị kèm theo thì bệnh khó có thể khỏi hoàn toàn. 

Với những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi trên đây, người bệnh có thể cải thiện tình trạng nghẹt và tắc mũi tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ nên áp dụng cho trường hợp nhẹ, bệnh khởi phát do tiếp xúc với dị nguyên. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng để điều trị cho trường hợp nặng và tái phát nhiều lần trong năm.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không? Làm Thế Nào Để Phòng Tránh?

Nội dung chínhCông dụng chữa viêm mũi dị ứng của tỏiCách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được nhiều người tin dùng1. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi2. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu tỏi3. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏiLưu ý khi chữa viêm […]

Xem chi tiết
Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Nội dung chínhCông dụng chữa viêm mũi dị ứng của tỏiCách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được nhiều người tin dùng1. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nước cốt tỏi2. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dầu tỏi3. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏiLưu ý khi chữa viêm […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?