Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga? Lưu ý bạn cần biết khi tập luyện
Yoga là bộ môn thể thao ngày càng được ưa chuộng bởi những lợi ích sức khỏe kì diệu mà nó đem lại. Bộ môn thể thao này có nguồn gốc từ Ấn Độ, giúp tăng sức dẻo dai, kiểm soát tốt hệ cơ – xương – khớp. Do đó, nó thu hút rất nhiều sự quan tâm, kể cả đối với những người bị thoát vị đĩa đệm. Cùng bài viết sau đây giải đáp câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không?”
Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?
Cơ thể ta là một chỉnh thể thống nhất và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi mà một cơ quan nào đó xuất hiện những bất thường, nó sẽ phát tín hiệu cầu cứu đến các cơ quan lân cận.
Lúc này các cơ quan tiến hành điều chỉnh phù hợp để cân đối và giúp cơ thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh này không phù hợp, các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng đồng loạt gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Với cùng cơ sở trên, thoát vị đĩa đệm có thể được xem là căn bệnh đem đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm nếu chúng ta không dành cho cơ thể sự chăm sóc đúng đắn mà để nó tiến triển đến giai đoạn nặng, khối thoát vị làm tổn thương các dây thần kinh gây hạn chế cử động thậm chí mất khả năng vận động. Đồng thời, tác động tiêu cực đến các cơ quan nội tạng, điển hình là cơ vòng hậu môn và bàng quang.
Yoga là hệ thống bài tập với nhiều động tác kỹ thuật lợi dụng sức ép và lực căng kéo tự thân nhằm tăng sức dẻo dai mà không đòi hỏi nhiều dụng cụ phức tạp. Nó giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn, giải phóng nguồn năng lượng tích cực, giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả.
Chính vì vậy, ở một chừng mực nhất định, nó hết sức phù hợp đối với những người có các vấn đề về cơ – xương – khớp, bao gồm cả người bị thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm
Tập yoga đã được chứng minh là loại vận động phù hợp và mang lại nhiều kết quả khả quan ở người bị thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo một số động tác đã và đang được rất nhiều người áp dụng như:
- Tư thế rắn hổ mang
- Tư thế ôm tay bó gối
- Tư thế em bé
- Tư thế vặn mình
- Tư thế châu chấu
- Tư thế cây cầu
- Tư thế ngồi xoay người
- Tư thế nâng chân và cánh tay
Đây là những bài tập rất hữu ích trong việc nâng cao tính linh hoạt của cột sống, tăng sự dẻo dai của các đĩa đệm, thư giãn các cơ nâng đỡ xung quanh vùng cột sống bị tổn thương hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, các bài tập nghiêng/cúi/ngửa cổ một cách từ từ, chậm rãi cho thấy khả năng giãn cơ, cải thiện các cơn đau rất tốt.
Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, bất kể một môn thể thao nào cũng ẩn chứa những nguy cơ phải đề phòng. Mặc dù ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?”. Tuy nhiên tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm như thế nào lại tiếp tục là một vấn đề phải lưu tâm. Một số điều bạn cần biết khi tập yoga như sau:
- Phải xin ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia để xây dựng chế độ luyện tập phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bản thân.
- Tập luyện trên sàn cứng, có sử dụng loại thảm chuyên dụng dành cho bộ môn yoga nhằm tránh các chấn thương không đáng có. Không tập trên giường hay trên nệm mềm.
- Khởi động kĩ trước khi tập luyện để làm ấm cơ thể, các nhóm cơ giãn ra sẽ là sự chuẩn bị tốt cho các bài tập chuyên sâu hơn, hạn chế bị chuột rút, thậm chí là các chấn thương.
- Thực hiện các động tác một cách từ từ, điều hòa hơi thở đều đặn, sâu và chậm rãi để đạt được kết quả tốt nhất.
- Ngừng tập ngay khi xuất hiện cơn đau nhói, chóng mặt và thở dốc. Không nên quá gắng sức thực hiện những động tác quá khó hay phức tạp, đặc biệt là người bị thoát vị đĩa đệm.
- Chọn không gian thoáng đãng, trang phục thoải mái, không bó chật gây khó khăn trong việc thực hiện các động tác. Nên lựa chọn loại vải co giãn và thấm hút mồ hôi tốt.
- Theo các nghiên cứu cho thấy chúng ta không nên tập thể dục thể thao vào lúc no bụng và nên tập vào buổi sáng hoặc chiều tối, sẽ hạn chế được xác suất xảy ra chấn thương cao hơn các thời điểm khác trong ngày.
- Duy trì luyện tập đều đặn, có thể tập luyện hằng ngày hoặc cách ngày (nếu không có thời gian). Mỗi ngày luyện tập từ 15-30 phút sẽ giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai, một tinh thần tích cực, giảm tần suất xuất hiện các cơn đau nhức, nâng cao chất lượng cuộc sống một cách đáng kể.
Bằng việc giải đáp lợi ích mà các bài tập yoga đem lại cho người bị thoát vị đĩa đệm, hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích cho bản thân trong quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?”. Bạn đọc nên chủ động đi thăm khám để kết hợp luyện tập với các phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn.
Nội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThoát vị đĩa đệm có nên tập yoga?Lưu ý trong quá trình tập luyện yoga khi bị thoát vị đĩa đệm Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân […]
Xem chi tiết