Sỏi đường mật: Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả
Sỏi đường mật là tình trạng kết sỏi trong đường mật, gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Có những triệu chứng nào để nhận biết bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là gì?
Sỏi đường mật là gì? Các vị trí của sỏi đường mật
Sỏi đường mật là tình trạng xuất hiện các viên sỏi ở đường dẫn mật trong gan và đường dẫn mật ngoài gan. Sỏi xuất hiện do các vi khuẩn bên ngoài tấn công và xâm nhập vào bên trong khiến nhiễm trùng thường mật sinh ra sỏi.
Các vị trí sỏi đường thường nằm trong ống mật chủ và các đường mật trong gan:
- Sỏi túi mật: Là tình trạng sỏi xuất hiện ở đáy, thân, phễu, cổ và ống mật. Đây là vị trí có tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 10%.
- Sỏi ống mật chủ: Đây là vị trí có tỉ lệ cao từ 80 – 90%, hình thành sỏi ở ống mật chủ, ống gan chung, ống gan trái, ống gan phải,…
- Sỏi đường mật trong gan: Chiếm khoảng 30 – 36%, nằm ở ống phân thùy, ống hạ phân thùy và các ống nhỏ hơn (nhu mô gan).
Những năm gần đây, tỷ lệ các vị trí mắc sỏi mật có sự thay đổi đáng kể. Tình trạng sỏi túi mật ngày càng gia tăng và tỷ lệ sỏi ống mật có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân do chế độ ăn uống và có siêu âm chẩn đoán để phát hiện và loại trừ bệnh ngay từ ban đầu.
Nguyên nhân dẫn đến sỏi đường mật
Tình trạng sỏi đường mật chủ yếu được hình thành do 2 nguyên nhân sau:
- Do quá nhiều Bilirubin và Canxi trong đường mật (được hình thành tại đường mật): Khi hồng cầu bị vỡ khiến các Bilirubin giải phóng, sau đó gan đào thải khiến các hoạt chất này được đưa vào dịch mật để hòa tan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lượng Bilirubin quá nhiều dẫn đến dịch mật không đủ để thực hiện chức năng này. Từ đó khiến cơ thể mắc một số bệnh như: Hồng cầu hình liềm, thiếu máu tan máu, suy giảm chức năng gan (viêm gan, xơ gan,…) khiến sỏi hình thành.
- Do bị đẩy từ túi mật xuống (hình thành trong túi mật nhưng bị đẩy ra ngoài đường mật): Sỏi được hình thành tại túi mật nhưng do quá trình co bóp khiến chúng di chuyển theo đường dẫn và tụt xuống đường mật. Từ đó làm tắc nghẽn và gây bệnh tại đường mật.
- Dịch mật bị nhiễm khuẩn do ký sinh trùng: Ký sinh trùng đường ruột như: Giun, sán,… đi lạc vào đường mật có thể đẻ trứng hoặc chết để lại xác và kết thành nhân sỏi cho bilirubin bám vào.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì sỏi đường mật còn có thể gia tăng và phát triển bởi một số yếu tố nguy cơ sau:
- Người có tiền sử bị sỏi mật hoặc các bệnh về túi mật (cả trường hợp đã cắt bỏ túi mật) sẽ có nguy cơ bị sỏi đường mật cao hơn người bình thường.
- Những người béo phì, thừa cân, thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa chất béo như đồ chiên rán, đồ ăn sẵn,… đây cũng là các trường hợp có khả năng bị sỏi mật cao.
- Phụ nữ đang mang thai, nội tiết tố thay đổi thường xuyên cũng thúc đẩy khả năng hình thành sỏi tại đường mật.
- Trường hợp ăn chay dài ngày hoặc giảm cân nhanh, lười vận động cũng là những đối tượng dễ bị sỏi mật.
- Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị sỏi đường mật cao hơn so với người trẻ. Và phụ nữ có khả năng bị sỏi mật cao hơn so với nam giới.
- Do di truyền: Gia đình có người thân bị sỏi mật sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi đường mật
Một số dấu hiệu nhận biết người bệnh đã mắc phải tình trạng sỏi đường mật là:
- Đau quặn bên phải thượng vị: Xuất hiện các cơn đau quặn thắt có thể lan ra sau lưng hoặc xương ức. Tình trạng đau trở nên dữ dội sau khi ăn no hoặc vào ban đêm khi đang ngủ.
- Có dấu hiệu buồn nôn, nôn: Cơn đau thượng vị và quá trình co bóp tại túi mật diễn ra dữ dội, có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ói.
- Vàng da, vàng mắt: Có triệu chứng vàng da, vàng mặt, nguyên nhân là do sỏi xuất hiện và làm tắc nghẽn đường dẫn mật, cản trở chức năng thải độc của gan.
- Nước tiểu vàng và phân nhạt màu: Đây được coi là một trong số các triệu chứng điển hình khi bị sỏi tại đường mật. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chức năng gan bị suy yếu do sự xuất hiện của viên sỏi tại ống dẫn mật trong gan.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như: Tim đập nhanh, sốt hoặc ớn lạnh, huyết áp giảm đột ngột,…
Biến chứng sỏi đường mật cần đề phòng
Tình trạng bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng bệnh sỏi mật có thể kể đến như:
- Viêm đường mật, túi mật: Tình trạng bệnh lâu ngày có nguy cơ chuyển thành áp-xe rất khó điều trị.
- Tổn thương gan: Tình trạng bệnh rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chức năng gan như viêm gan, xơ gan,… và dẫn đến hiện tượng suy gan.
- Viêm tụy: Ống tụy bị ngăn lại bởi sỏi khiến dịch tụy bị ứ lại và có nguy cơ tiêu hóa luôn cả tuyến tụy. Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị bệnh sớm.
- Ung thư đường mật, túi mật: Trường hợp biến chứng này hiếm gặp nhưng nếu mắc phải cũng rất nguy hiểm. Tình trạng ung thư thường diễn biến thầm lặng vì vậy, đến khi người bệnh phát hiện ra thì bệnh bước sang giai đoạn nặng, khó điều trị.
Phương pháp chẩn đoán sỏi đường mật
Sỏi đường mật là một trong những căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng đáng lo ngại về sức khỏe. Vì vậy, khi cơ thể có những triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Một số biện pháp giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh sỏi đường mật được áp dụng hiện nay là:
- Siêu âm sỏi đường mật: Siêu âm là phương pháp nên áp dụng đầu tiên để kiểm tra và phát hiện được vị trí của sỏi đường mật ở đường dẫn mật trong gan hay ngoài gan. Đây là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác lên đến khoảng 96%.
- Chụp cản quang đường mật: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa trên hình thu được ở túi mật và đường dẫn mật. Nếu trường hợp người bệnh bị sỏi đường mật, thì hình ảnh cản quang thu được thường có màu đậm.
- Nội soi qua đoạn II tá tràng: Đây cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán tình trạng sỏi đường mật chính xác nhất. Tuy nhiên, bác sĩ không nên dùng phương pháp này nếu bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm tụy cấp.
Trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm trùng tụy hay chức năng gan suy giảm, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như: Công thức máu, chức năng gan, men tụy,…
Sỏi đường mật có chữa được không? Cách chữa bệnh hiệu quả
Sỏi đường mật là tình trạng bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể hoàn toàn điều trị khỏi.
Vì vậy, sau khi chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sỏi đường mật phù hợp nhất. Thông thường, tình trạng sỏi đường mật có thể điều trị bằng các cách sau:
Loại trừ bệnh nhanh bằng Tây y
Tây y là phương pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ, tuy nhiên đây vẫn là phương pháp điều trị sỏi đường mật hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho thực hiện một trong những phương pháp điều trị dưới đây:
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị sỏi mật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp sỏi thứ phát, kích thước sỏi nhỏ hơn 1,5 cm. Các loại thuốc được sử dụng thường là một số loại thuốc tán sỏi, tiêu biểu như: Ursodeoxycholic acid, chenodeoxycholic acid,…
Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, tuy nhiên lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định dùng trong thời gian ngắn khoảng 6 – 12 tháng.
Nội soi mật tụy ngược dòng
Phương pháp nội soi tụy ngược dòng còn được gọi là lấy sỏi qua nội soi đường tiêu hóa từ miệng. Phương pháp này dùng dụng cụ như nội soi dạ dày, được đưa qua miệng tới dịch mật và đẩy sỏi ra ngoài cùng phân.
Phẫu thuật cắt túi mật
Phẫu thuật thường được chỉ định cho trường hợp viên sỏi có kích thước lớn. Các bác sĩ tiến hành rạch khoảng 3 – 4 đường trên thành bụng với đường kính từ 0,5 – 1cm. Sau đó, từ từ đưa dụng cụ nội soi vào vị trí đã rạch để tiến hành cắt bỏ túi mật.
Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn biến chứng, khi áp dụng các phương pháp Tây y còn có chi phí khá tốn kém. Một số phương pháp như phẫu thuật còn cần thời gian hồi phục sức khỏe lâu. Vì vậy, các phương pháp này thường được áp dụng cho tình trạng bệnh nặng hoặc viên sỏi có kích thước lớn. Với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp an toàn và hiệu quả khác.
Sử dụng mẹo vặt dân gian điều trị bệnh ngay tại nhà
Bên cạnh cách sử dụng các biện pháp Tây y, để đảm bảo an toàn và hiệu quả người bệnh có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian để điều trị sỏi đường mật dưới đây.
Dùng quả dứa
Dứa là loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, có tác dụng hạn chế tối đa nguy cơ hình thành sỏi. Vì vậy, sử dụng dứa thường xuyên giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 quả dứa chín, đem gọt sạch vỏ rồi khoét 1 lỗ khoảng 3cm và dùng núm dứa để làm nắp đậy. Đem dứa nướng chín, sau đó ép lấy nước, mỗi ngày nên uống làm 2 lần giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Dùng cây râu mèo
Cây râu mèo chứa Orthosiphonin là thành phần có tác dụng rất tốt trong việc làm thông hệ tiết niệu, đào thải các chất cặn bã trong đường mật. Cách sử dụng như sau: Lấy 1 nắm lá râu mèo, rửa sạch rồi đem sắc với 300ml nước. Sau khi sắc, chắt lấy nước uống làm 2 lần/ ngày.
Dùng quả sung
Sung là loại quả có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho quá trình đào thải sỏi tại đường mật. Cách dùng: Lấy một nắm quả sung, đem sung sao nóng trên chảo rồi đem sắc cùng với 4 bát nước. Sắc bằng lửa nhỏ đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt ra chia làm 2 lần uống và lưu ý sử dụng hết trong ngày.
Các mẹo vặt dân gian có đặc điểm là rất đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó đây là phương pháp điều trị sỏi an toàn, lành tính, phù hợp với tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ.
Điều trị bằng Đông y
Đông y cho rằng sỏi mật là do nhiều yếu tố tác động nên. Vì thế, để điều trị tận gốc, các bài thuốc Đông y chủ trị tác động từ nhiều hướng như tăng chức năng gan, tăng co bóp đường mật,… Một số bài thuốc tham khảo hữu dụng:
- Bài thuốc số 1: Đinh lăng, rễ xấu hổ, mạo xạ hương, sắn dây, đường quất, trần bì.
- Bài thuốc số 2: Hạ liên châu, râu ngô, mạo xạ hương, trinh nữ, đại hoàng, đương quy, đường quất, thược dược trắng, đan bì, chi tử.
- Bài thuốc số 3: Kê nội kim, trần bì, thài lài tía, đường quất, đinh lăng, chi tử, rễ cây bí đỏ, mạo xạ hương, bạch mao căn, kim tiền thảo.
Các bài thuốc lấy theo thang được chỉ định, đem sắc với nước và chia nhiều lần uống hết trong ngày.
Phương án phòng ngừa sỏi trong mật
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh sỏi mật hiệu quả bạn cần tuân thủ hàng ngày là:
- Hạn chế dung nạp nhiều chất béo bão hòa là tăng mức cholesterol trong máu, ở gan và dịch mật. Một số loại thực phẩm hạn chế sử dụng gồm: Thịt đỏ, các sản phẩm sữa nguyên chất, bơ, mỡ động vật, đồ ăn chiên rán,…
- Nên bổ sung chất béo từ các loại thực phẩm như: Dầu ô liu, bơ, các loại hạt như: Bí ngô, hướng dương và hạt vừng, quả hạch, quả óc chó và 1 số loại cá như cá hồi, cá ngừ,… Các loại thực phẩm này có tác dụng làm giảm nguy cơ sỏi.
- Bổ sung thực phẩm và các loại rau quả chứa nhiều nhiều chất xơ như: Mâm xôi, dâu tây, dâu tây, rau xanh, ngũ cốc,… có thể tránh được bệnh sỏi đường mật.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích làm gia tăng tình trạng bệnh như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga,…
- Uống nhiều nước cũng giúp đào thải độc tố trong cơ thể và là cách giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và nâng cao sức đề kháng chó cơ thể, giúp phòng ngừa nguy cơ gây bệnh.
- Tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, bên cạnh đó cần tránh giảm cân đột ngột. Vì đây cũng là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh sỏi đường mật.
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về bệnh sỏi đường mật và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu triệu chứng bệnh nào cũng cần thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Nội dung chínhSỏi đường mật là gì? Các vị trí của sỏi đường mậtNguyên nhân dẫn đến sỏi đường mật Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi đường mậtBiến chứng sỏi đường mật cần đề phòngPhương pháp chẩn đoán sỏi đường mậtSỏi đường mật có chữa được không? Cách chữa bệnh hiệu quảLoại trừ bệnh nhanh bằng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSỏi đường mật là gì? Các vị trí của sỏi đường mậtNguyên nhân dẫn đến sỏi đường mật Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi đường mậtBiến chứng sỏi đường mật cần đề phòngPhương pháp chẩn đoán sỏi đường mậtSỏi đường mật có chữa được không? Cách chữa bệnh hiệu quảLoại trừ bệnh nhanh bằng […]
Xem chi tiết