Sỏi bùn túi mật nguy hiểm khó lường – Cách phòng ngừa và điều trị
Sỏi bùn túi mật lâu ngày có thể tích tụ và tạo thành sỏi trong túi mật. Khi đó bệnh rất khó điều trị tận gốc và dễ để lại các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu sỏi bùn, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia và điều trị sớm nhất có thể.
Sỏi bùn túi mật là gì? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
Túi mật có vị trí nằm ở giữa gan và ruột, đây là nơi lưu trữ dịch mật được sản xuất ra từ gan và tiết chất dịch này vào ruột non giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, túi mật thường xuyên được làm rỗng.
Sỏi bùn túi mật là tình trạng các thành phần dịch mật bị tích tụ và lắng đọng cholesterol, canxi bilirubinat hoặc các muối canxi khác trong túi mật. Từ đó hình thành sỏi bùn trong túi mật, đây là tiền thân của bệnh sỏi mật.
Thông thường, sỏi bùn mật tự tan ra hoặc được đẩy ra ngoài qua quá trình co bóp giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của túi mật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bùn mật ngày càng cô đặc, hình thành sỏi mật. Bùn mật cũng có khả năng tích tụ và tạo thành sỏi trong ống dẫn mật.
Sỏi bùn túi mật là tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là:
- Phụ nữ mang thai.
- Người tăng cân, béo phì.
- Bệnh nhân đái tháo đường.
- Sử dụng một số thuốc Tây y điều trị bệnh dài ngày.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi bùn túi mật
Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính gây ra sỏi bùn túi mật là do tình trạng dịch trong mật bị ứ trệ lâu ngày khiến các tinh thể cholesterol, canxi và bilirubinat tụ kết hợp cùng với dịch nhầy tạo nên sỏi mật. Ngoài ra, tình trạng bệnh còn do một số yếu tố sau:
- Phụ nữ mang thai: Quá trình mang thai có nguy cơ gây áp lực lên túi mật là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh bùn túi mật. Tuy nhiên, bùn túi mật ở trường hợp này thường sẽ tự mất đi sau khi sinh em bé.
- Giảm cân quá nhanh: Khi trọng lượng giảm nhanh, cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ khiến gan tăng cường sản xuất cholesterol, từ đó có thể dẫn đến tình trạng bệnh.
- Người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch: Bệnh nhân phẫu thuật dạ dày hay người phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch khiến dịch mật không được lưu thông thường xuyên, bị ứ đọng lâu ngày sinh ra sỏi bùn.
- Mật chứa nhiều cholesterol: Nếu gan bài tiết cholesterol vượt qua khả năng hòa tan của mật thì phần cholesterol dư thừa sẽ bị lắng đọng và có thể hình thành nên các viên sỏi.
- Mật chứa nhiều bilirubin: Bilirubin là chất được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các hồng cầu, khi mắc các bệnh lý như xơ gan, nhiễm trùng đường mật sẽ kích thích gan sản xuất bilirubin nhiều hơn mức bình thường. Hàm lượng bilirubin dư thừa lâu ngày tích tụ có thể hình thành nên sỏi.
- Sử dụng thuốc điều trị dài ngày: Thường xuyên sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu, ceftriaxone,… cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi bùn.
Triệu chứng nhận biết túi mật có sỏi
Đa số trường hợp sỏi bùn túi mật có diễn biến âm thầm, các triệu chứng không được biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, một số trường hợp có một số các triệu chứng như: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, khó tiêu, lợm giọng,… Các triệu chứng này cũng không được biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa khác.
Biểu hiện bệnh sỏi bùn túi mật chỉ rõ ràng khi viên sỏi được hình thành và chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Khi đó, cơ thể người bệnh xuất hiện một số hiện tượng như:
- Xuất hiện các cơn đau vùng sườn phải: Cơn đau sườn phải xuất hiện đột ngột, thường khởi phát sau khi người bệnh ăn nhiều chất béo. Tình trạng đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội trong một hoặc vài giờ. Nếu cường độ cơn đau kéo dài không giảm thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm nặng, có thể phải cấp cứu.
- Xuất hiện một số triệu chứng khác: Bên cạnh những cơn đau, người bệnh sẽ cảm thấy nóng sốt, vã mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, vàng da, phân đen hoặc giống như màu đất sét,…
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Trong khoảng 12 tiếng, gan tiết ra lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích chứa tối đa của túi mật chỉ ở mức 30 – 60ml. Nếu dịch mật quá nhiều, hàm lượng cholesterol bị dư thừa sẽ tạo thành bùn túi mật.
Sỏi bùn túi mật RẤT NGUY HIỂM vì thường xuyên gây viêm túi mật, đường mật và đặc biệt tình trạng bệnh trong nhiều năm không có triệu chứng chỉ khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng cũng là lúc sỏi gây ra những biến chứng như: Nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, viêm mủ túi mật, áp xe,…
Nếu bệnh còn ở giai đoạn nhẹ và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phục hồi tốt mà không cần phẫu thuật. Trường hợp bệnh nặng thì phải tiến hành mổ cấp cứu cắt túi mật. Tuy nhiên, sau khi điều trị, nguy cơ viêm túi mật do sỏi bùn túi mật dễ tái phát lại.
Cách điều trị sỏi bùn túi mật an toàn, hiệu quả
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi bùn túi mật bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như: Siêu âm ổ bụng, chụp X- quang,…
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một số cách điều trị sỏi bùn dưới đây:
Cách chữa sỏi bùn túi mật bằng Tây y
Những trường hợp có triệu chứng nặng hoặc chuyển sang giai đoạn biến chứng, các bác sĩ có thể sẽ cân nhắc cho người bệnh áp dụng biện pháp điều trị Tây y. Đây là các biện pháp giúp giảm nhanh triệu chứng và hạn chế bệnh tiến triển nặng.
- Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc hòa tan bùn, thuốc chữa sỏi bùn mật hoặc chống co thắt để giảm đau như: Alverin, Atropin,Tiemonium, Papaverin,… Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây y này người bệnh cần hết sức thận trọng. Vì đây thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Xuất huyết, co thắt dạ dày,…
- Phẫu thuật: Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp phẫu thuật sỏi mật như: Gắp sỏi qua đường miệng hoặc cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được cân nhắc khi sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả rất cao, thời gian điều trị ngắn nhưng chi phí điều trị lại đắt đỏ.
Sử dụng Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, tuy nhiên đây không phải là biện pháp an toàn, triệt để. Sau một thời gian điều trị, tình trạng sỏi bùn túi mật có thể tái lại lại và gây đau.
Vì vậy, nếu tình trạng bệnh ở thể nhẹ, không cần thiết áp dụng biện pháp Tây y thì người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị an toàn khác.
Sử dụng dụng Đông y giảm nhanh các triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc Đông y điều trị sỏi bùn túi mật đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay. Nguyên nhân là phương pháp này rất an toàn, lành tính mà mang lại hiệu quả lại rất cao.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh hiệu quả được áp dụng rộng rãi như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị: Lá đinh lăng, nhân trần, trần bì, đường quất, sắn dây và rễ xấu hổ. Đem các vị thuốc rửa sạch cho vào ấm sắc cùng 2 bát nước đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Chi nước thuốc thành 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị: Kê hoàng bì, đinh lăng, thài lài tía, rễ bí đỏ, rễ cỏ tranh, bản trì liên, nhân trần, chi tử, đường quất và trần bì. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 3 bát nước, đến khi còn 1/2 thì sử dụng. Uống nước thuốc khi còn ấm, mỗi ngày uống 2 lần và dùng hết trong ngày.
Các bài thuốc Đông y lành tính, không để lại tác dụng phụ như thuốc Tây y nên có thể áp dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, dược liệu cần thời gian hấp thu và phát huy dược tính lâu, vì vậy, người bệnh cần sử dụng thường xuyên để điều trị tận gốc tình trạng bệnh.
Bên cạnh hiệu quả giúp đào thải sỏi bùn nhanh, các bài thuốc này còn giúp bồi bổ và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng có thể ngăn ngừa nguy cơ bệnh biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giảm đau, loại sỏi nhanh bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài biện pháp Tây y, Đông y, người bệnh còn có thể điều trị sỏi bùn túi mật bằng các mẹo dân gian. Các mẹo dân gian này sử dụng nguồn thảo dược trong tự nhiên và rất dễ thực hiện như sau:
- Sử dụng hoa đu đủ: Hoa đu đủ vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ nên được sử dụng để điều trị sỏi mật. Người bệnh lấy khoảng 300g hoa đu đủ tươi, đem rửa sạch và sắc cùng 4 chén nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1/2 thì chắt nước uống hết trong ngày.
- Sử dụng chuối hột: Chuối hột là loại quả có tác dụng rất tốt trong việc hạ đường huyết và điều trị sỏi mật. Lấy chuối hột đã già, phơi khô, sau đó xay nhuyễn thành bột rồi nấu cùng 100ml lọc. Đem nước chuối hột dùng như trà hàng ngày. Kiên trì sử dụng cách điều trị bằng chuối hột giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh do sỏi bùn túi mật gây ra.
- Sử dụng rau ngổ: Rau ngổ không chỉ là loại gia vị quen thuộc, trong dân gian, đây còn là vị thuốc giúp làm tan sỏi mật rất hiệu quả. Lấy rau ngổ phơi khô rồi sắc với nước và dùng uống 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Mẹo dân gian điều trị sỏi bùn túi mật được đánh giá là biện pháp an toàn nguyên liệu dễ tìm kiếm và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này không cao và có tác dụng chậm hơn so với các phương pháp điều trị khác vì vậy phù hợp với tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu hoặc thể nhẹ. Bên cạnh đó, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa sỏi bùn trong túi mật
Để tránh bệnh sỏi bùn túi mật tái phát hoặc bị biến chứng nặng, bệnh nhân cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây:
Chế độ ăn uống:
- Giảm ăn dầu mỡ: Đồ nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol là những thực phẩm gây hại gan và làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật.
- Hạn chế đồ ngọt, tinh bột tinh chế: Đường bột, đặc biệt là đường tinh chế có trong các loại bánh kẹo, nước ngọt,… là những thực phẩm góp phần làm gia tăng chất béo, cholesterol trong gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: Mỡ, nội tạng động vật, trứng, sữa, bơ, các loại thịt đỏ,…
- Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả chứa vitamin C giúp hạn chế được sự hấp thu chất béo tại ruột, chống táo bón và giảm ngu cơ tích tụ bùn trong túi mật.
- Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi bùn túi mật.
Chế độ sinh hoạt:
- Người bệnh cần giữ cho cơ thể luôn thoải mái, không bị căng thẳng, stress kéo dài. Tình trạng cơ thể không thoải mái có thể ảnh hưởng đến ăn uống, nghỉ ngơi và khiến cho sức khỏe, sức đề kháng bị suy giảm tạo cơ hội bệnh tiến triển nặng hơn hoặc tái phát trở lại.
- Tăng cường vận động: Tập bài tập thể dục và vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng vận động đường mật. Bên cạnh đó, các hoạt động thể thao còn giữ cho cơ thể có vóc dáng cân đối, tránh được nguy cơ mắc bệnh.
- Nên tẩy giun định kỳ và có chế độ ăn uống hợp vệ sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật do giun sán.
Sỏi bùn túi mật có thể tự tan hoặc bị đào thải ra ngoài theo cơ chế co bóp của túi mật. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải điều trị ngay từ khi có dấu hiệu bệnh. Vì tình trạng sỏi bùn túi mật lâu ngày có thể tish tụ thành sỏi mật và dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nội dung chínhSỏi bùn túi mật là gì? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnhNguyên nhân gây bệnh sỏi bùn túi mậtTriệu chứng nhận biết túi mật có sỏiSỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?Cách điều trị sỏi bùn túi mật an toàn, hiệu quảCách chữa sỏi bùn túi mật bằng Tây ySử dụng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhSỏi bùn túi mật là gì? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnhNguyên nhân gây bệnh sỏi bùn túi mậtTriệu chứng nhận biết túi mật có sỏiSỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?Cách điều trị sỏi bùn túi mật an toàn, hiệu quảCách chữa sỏi bùn túi mật bằng Tây ySử dụng […]
Xem chi tiết