Hen phế quản ở trẻ em: Triệu chứng thường gặp và cách chữa cha mẹ cần nhớ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Hen phế quản ở trẻ là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh có thể gây tắc nghẽn đường thở, suy hô hấp và dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Thế nhưng, việc chẩn đoán hen ở trẻ thường gặp nhiều khó khăn, do đó làm hạn chế hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp cha mẹ nhận biết sớm và biết cách xử lý khi trẻ bị hen phế quản (hen suyễn).

Hen phế quản ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hen phế quản, hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là những tên gọi khác nhau của một bệnh lý viêm mãn tính đường hô hấp, gây co thắt phế quản và làm trẻ khó thở. Đây là một tình trạng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản. Tình trạng viêm nhiễm này khiến đường thở của trẻ bị nhạy cảm với các tác nhân kích thích bên ngoài. 

Cụ thể, khi tiếp xúc với chất kích thích, phế quản của trẻ sẽ trở nên phù nề, co thắt, chứa đầy dịch nhầy gây bít tắc, khiến bệnh nhân lên cơn khó thở, khò khè và ho nhiều.

Hen phế quản gây sưng nề, bít tắc phế quản ở trẻ em
Hen phế quản gây sưng nề, bít tắc phế quản ở trẻ em

Hen phế quản là bệnh lý có tính chất gia đình, CÓ DI TRUYỀNKHÔNG LÂY LAN, truyền nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và đặc biệt ở nhóm trẻ từ 2 – 10 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc hen phế quản thường cao gấp đôi người lớn (10% so với 5%). Khoảng 50% trong số này không còn tái phát bệnh hen khi đến tuổi thiếu niên. Một phần không nhỏ khác sẽ tái phát hen thường xuyên sau khi đến tuổi trưởng thành.

Khi trẻ bị hen phế quản, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, cơn co thắt phế quản và khó thở có thể khiến trẻ bị ngừng thở đột ngột do tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng. 

Một số biến chứng trẻ bị hen phế quản có thể gặp phải:

  • Xẹp phổi: Đây là một biến chứng thường gặp, xuất hiện ở ⅓ các trường hợp trẻ nhập viện vì hen phế quản.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Biến chứng này thường gặp khi trẻ bị tái phát hen nhiều lần khiến sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian. Từ đó làm giảm thể tích khí thở ra và tăng khí cặn.
  • Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Áp lực trong phế nang tăng lên khi ho nhiều hoặc làm việc nặng khiến chúng dễ bị vỡ, gây tràn màng khí màng phổi, tràn khí trung thất.
  • Ngừng hô hấp: Tình trạng thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương não.
  • Suy hô hấp: Là biến chứng nặng, thường gặp ở bệnh nhi hen cấp tính hoặc hen ác tính. Trẻ khó thở liên tục, tím tái, đôi khi ngừng thờ và cần sự trợ giúp của máy thở. Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn ở trẻ em. Cha mẹ cần chủ động phòng ngừa và điều trị tích cực ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh ở trẻ.

Triệu chứng nhận biết trẻ bị hen phế quản

Không phải tất cả các ca bệnh hen phế quản ở trẻ đều có triệu chứng giống nhau. Các triệu chứng có thể khác nhau ở các lần phát bệnh khác nhau trên cùng một cơ thể bệnh nhân. Các dấu hiệu phổ biến có thể giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị hen phế quản:

  • Ho: Ho thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần, thường là ho khan. Ho tăng dần về đêm hoặc khi hoạt động gắng sức.
  • Thở khò khè: Được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm phế quản. Nguyên nhân của tình trạng này là do phế quản phù nề, cản trở đường đi của không khí, tạo thành âm thanh khò khè, đôi khi nghe như tiếng huýt sáo.
  • Nặng ngực: Thường gặp nhiều ở trẻ lớn. Triệu chứng tăng khi khó thở và giảm khi khó thở giảm.
  • Khó thở, thở nhanh, gấp, thở dồn dập: Đường thở bị co hẹp, bít tắc khiến trẻ bị khó thở.  Vùng da quanh xương sườn hoặc quanh cổ bị kéo chặt. Hiện tượng thở nhanh, thở gấp thường nặng hơn khi trẻ vận động mạnh, gắng sức
  • Mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi
Khó thở, thờ khò khè là triệu chứng bệnh hen điển hình nhất ở trẻ nhỏ
Khó thở, thờ khò khè là triệu chứng bệnh hen điển hình nhất ở trẻ nhỏ

Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng trên sẽ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và thể bệnh của từng đứa trẻ. Cụ thể, hen phế quản ở trẻ được chia thành 4 mức độ:

  • Mức độ 1 (cơn hen ngắt quãng nhẹ): Trẻ hoạt động bình thường, các triệu chứng xuất hiện với tần suất dưới 1 lần/ tuần.
  • Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện vào ban ngày với tần suất dưới 1 tuần/lần.
  • Mức độ 3 (cơn hen trung bình): Các triệu chứng xảy ra hằng ngày, gây ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.
  • Mức độ 4 (Cơn hen nặng): Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, dai dẳng và kéo dài, hạn chế hoạt động của trẻ. Cơn hen thường xuất hiện vào cả ban ngày và ban đêm.

Với những trường hợp hen ác tính, các cơn hen thường liên tiếp xảy ra hằng ngày. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh thường chỉ khó thở, không sốt, không lây. Bệnh thường tiến triển rất thất thường, bắt đầu và kết thúc không đột ngột. 

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em

Các cơn hen phế quản ở trẻ nhỏ thường xảy ra do các yếu tố:

  • Di truyền: Hen suyễn có tính chất gia đình và di truyền. Nếu cả cha và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh hen, tỷ lệ trẻ sinh ra có bệnh lên tới 60% 
  • Dị nguyên: Lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn hóa chất, mạt gà, ô nhiễm môi trường…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: chủ yếu do virus, đôi khi là vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc.
  • Nghề nghiệp: tiếp xúc với hóa chất thường xuyên
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Dùng thuốc điều trị: Hen thường liên quan đến phản ứng phụ của các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs
  • Thuốc lá: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản cao hơn.
Viêm phế quản có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái với tỷ lệ lên tới 60%
Viêm phế quản có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái với tỷ lệ lên tới 60%

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ nhỏ:

  • Cảm lạnh
  • Dị ứng
  • Béo phì

Chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản ở trẻ

Để chẩn đoán hen phế quản ở trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi về tiền sử bệnh tật, yếu tố gia đình, khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm cận lâm  sàng nếu cần. Cụ thể:

1/ Hỏi tiền sử

  • Các vấn đề hô hấp trẻ gặp gần đâu
  • Tiền sử gia đình về bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh chàm, tổ đỉa hoặc các bệnh phổi khác.

2/ Khám lâm sàng

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Ho nặng về đêm, thở rít, nghẹt lồng ngực
  • Các triệu chứng thường xảy ra và nặng hơn vào ban đêm, đôi khi khiến trẻ tỉnh giấc
  • Khám phổi: Ran rít, ran ngáy cường độ cao lan tỏa 2 phổi, chủ yếu ở thì thở ra
Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường
Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường

3/ Xét nghiệm cận lâm sàng

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Đo thông khí phổi: Là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán quan trọng trong bệnh hen phế quản. Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục và thay đổi: Test hồi phục phế quản dương tính, dao động PEF trong ngày > 20%.
  • X quang tim phổi
  • Xét nghiệm dị ứng da
  • Xét nghiệm công thức máu 

Các phương pháp điều trị hen phế quản/ hen suyễn ở trẻ

Dựa vào bệnh sử và mức độ hen suyễn của trẻ, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp với từng cá nhân. 

Nguyên tắc điều trị gồm:

  • Điều trị tích cực trong các đợt bùng phát
  • Điều trị dự phòng bệnh tái phát và tránh biến chứng
  • Tránh hoặc giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh
  • Thay đổi lối sống, giáo dục bệnh nhân tự theo dõi và điều trị lâu dài

Điều trị hen phế quản theo Tây y

Điều trị hen phế quản được chia thành 2 đợt: điều trị các đợt bùng phát và dự phòng lâu dài. Các loại thuốc Tây điều trị hen ở trẻ:

  • Thuốc cắt cơn nhanh: Các thuốc kích thích có chọn lọc các thụ thể β-2 làm tăng tiết adrenalin, các thuốc chủ vận β-2 tác dụng ngắn như salbutamol hay terbutaline. Hoặc các Corticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch… có tác dụng giảm nhanh các cơn co thắt phế quản, thường dùng dạng hít.
  • Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn và dự phòng các đợt tái phát.

Trường hợp sử dụng thuốc cắt cơn không mang lại hiệu quả, trẻ vẫn tiếp tục khó thở, nói năng nặng nhọc, phải ngồi thở, cánh mũi phập phồng, môi và đầu chi tím tái… Khi đó gia đình cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Trẻ bị hen phế quản chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị
Trẻ bị hen phế quản chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Chỉ sử dụng thuốc kiểm soát hen dài hạn trong các trường hợp:

  • Trẻ thường xuyên lên cơ hen > 1 lần/ tuần.
  • Trẻ bị thức giấc vì lên cơn hen >2 lần/ tháng
  • Trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày
  • Trẻ từng nhập viện vì cơn hen phế quản nặng

Các thuốc trị hen phế quản nên được sử dụng đúng liều lượng theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Nếu sử dụng quá liều, trẻ có thể bị sốc, hoặc gặp một số phản ứng bật lại của thuốc. Lưu ý, Corticoid dùng điều trị dự phòng kéo dài có thể gây ra tình trạng chậm tăng trưởng, các vấn đề về xương và đục thủy tinh thể, hội chứng Cushing…. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị và chăm sóc của bác sĩ.

Điều trị hen phế quản ở trẻ theo Đông y

Điều trị hen phế quản theo Đông y coi trọng việc loại bỏ căn nguyên gây bệnh, nâng cao sức đề kháng và thể trạng của trẻ, đồng thời đảm bảo tính an toàn, giảm tác dụng phụ.

Theo Đông y, hen phế quản xảy ra do phong hàn xâm nhập vào phế, làm tắc nghẽn phế khí. Muốn điều trị hen, trước tiên cần phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn. Nguyên tắc điều trị của Đông y là bổ chính khu tà. Sau khi cắt cơn hen, cần tiếp tục bổ chính, làm cho cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa hen tái phát khi gặp các tác nhân gây bệnh.

Đông y chữa viêm phế quản ở trẻ em theo nguyên tắc bổ chính khu tà
Đông y chữa viêm phế quản ở trẻ em theo nguyên tắc bổ chính khu tà

Ưu điểm của thuốc Đông y là mang lại hiệu quả tận gốc, lâu dài, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ do sử dụng thảo dược. Tuy nhiên, thuốc cần thời gian điều trị lâu dài, do vậy trẻ cần kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh cần lựa chọn các cơ sở khám chữa đông y uy tín, chất lượng, có chuyên gia bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn khám chữa để đảm bảo an toàn.

Chăm sóc và phòng ngừa hen phế quản ở trẻ

Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc, thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ tốt nhất giúp nâng cao hiệu quả điều trị, phòng ngừa tái phát tối đa.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hen phế quản ở trẻ em bao gồm:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và y lệnh của bác sĩ
  • Theo dõi diễn biến bệnh hằng ngày để có biện pháp xử trí kịp thời
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hương liệu
  • Tiêm phòng cúm hằng năm
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên. Lựa chọn các bài tập vừa phải, ưu tiên sự dẻo dai và khỏe mạnh thay vì các bài tập sức mạnh.
  • Ăn uống hợp lý, tăng cường trái cây và rau xanh trong thực đơn mỗi ngày
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh xa các yếu tố gây khởi phát bệnh hen như khói bụi, hóa chất, phấn hoa, mạt gà…
  • Thường xuyên thay, giặt giũ chăn màn, ga trải giường tránh nấm mốc
  • Đưa trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá
  • Điều trị triệt để các bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản…

Hen phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh lý viêm đường mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Việc chủ động kiểm soát và phòng ngừa sẽ giúp trẻ giảm các cơn hen, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển khỏe mạnh. Cha mẹ nên đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ để đánh giá và kiểm soát mức độ hen, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp hơn. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH: 

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Phế Quản Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?

Nội dung chínhHen phế quản ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Triệu chứng nhận biết trẻ bị hen phế quảnNguyên nhân gây bệnh ở trẻ emChẩn đoán xác định bệnh hen phế quản ở trẻ1/ Hỏi tiền sử2/ Khám lâm sàng3/ Xét nghiệm cận lâm sàngCác phương pháp điều trị hen phế […]

Xem chi tiết
Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Lây Không?

Nội dung chínhHen phế quản ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Triệu chứng nhận biết trẻ bị hen phế quảnNguyên nhân gây bệnh ở trẻ emChẩn đoán xác định bệnh hen phế quản ở trẻ1/ Hỏi tiền sử2/ Khám lâm sàng3/ Xét nghiệm cận lâm sàngCác phương pháp điều trị hen phế […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?