Viêm Phế Quản Co Thắt Là Gì? Triệu Chứng Cần Lưu Ý và Cách Chữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm phế quản co thắt, thường gặp ở trẻ em, nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh gây tình trạng khó thở, ho nhiều, có thể biến chứng viêm tai giữa, suy hô hấp nếu không được điều trị tích cực. Các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu và biết các xử lý phù hợp với bệnh.

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có lây không?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng nặng của bệnh viêm phế quản, gây thu hẹp tạm thời lòng phế quản. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm. Tình trạng này làm cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi. Hậu quả là người bệnh ho nhiều, khạc đờm, khó thở, thở khò khè…. 

Viêm phế quản co thắt là gì?
Viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 10 tuổi và người lớn trên 65 tuổi.

Viêm phế quản co thắt có lây không? – Theo các chuyên gia, bản thân viêm phế quản không được coi là bệnh truyền nhiễm. Nhưng một số virus và vi khuẩn gây ra phế quản co thắt có thể truyền sang người khác. Do vậy, người bình thường nếu sử dụng chung đồ vật cá nhân, tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với người bệnh có thể bị lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.

Triệu chứng viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt có nhiều biểu hiện giống với bệnh hen phế quản, dễ gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai hướng. Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản co thắt:

  • Khó thở: là triệu chứng đầu tiên, điển hình nhất của bệnh
  • Ho: Ho từng cơn, từ ho nhẹ đến ho dai dẳng, kéo dài
  • Ngứa họng: Cảm giác ngứa và vướng như có dị vật trong cổ họng
  • Sốt: Thường sốt nhẹ, kéo dài vài ngày
Khó thở là triệu chứng điển hình nhất của bệnh do co thắt phế quản
Khó thở là triệu chứng điển hình nhất của bệnh do co thắt phế quản
  • Thở rít, thở khò khè: trẻ em thường nhận biết bằng dấu hiệu rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ vùng cổ
  • Nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn (ở trẻ nhỏ)

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt phổ biến nhất là nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch và cơ địa dị ứng. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng

Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là virus hợp bào đường hô hấp (RSV). Chủng virus này thường phát triển và lây lan mạnh vào cuối mùa đông. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Trung Ương, có tới 30% các ca bệnh nhi bị viêm phế quản, viêm phổi liên quan đến chủng virus này.

Sau virus, người bệnh có thể bội nhiễm vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hib… thường ký sinh thường trực tại mũi họng và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Một số chủng vi khuẩn khác ít gặp hơn là Mycoplasma…

  • Suy giảm hệ miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn, virus thường dễ dàng sinh sôi và gây bệnh hơn.

  • Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể gây viêm phế quản co thắt gồm:

  • Dị nguyên: dị ứng với lông thú, phấn hoa, nấm mốc…
  • Ô nhiễm: ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất…
  • Khói thuốc lá

Bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý hô hấp thường gặp, không quá khó để điều trị. Nhưng nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tử vong.

Viêm phế quản có thắt nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm
Viêm phế quản có thắt nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm

Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải:

  • Viêm tai giữa: Là biến chứng phổ biến, dễ gặp nhất ở những người mắc bệnh viêm phế quản co thắt. Nếu viêm tai giữa nặng, người bệnh có thể giảm thính lực, điếc hoàn toàn.
  • Viêm phổi: Xảy ra khi ổ nhiễm khuẩn lan rộng xuống nhu mô phổi và phế nang. Tình trạng này khá nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao ở trẻ nhỏ.
  • Suy hô hấp: Là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất của bệnh. Nguy cơ tử vong của biến chứng này khá cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách chữa viêm phế quản co thắt

Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh, viêm phế quản co thắt có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc không. Trường hợp nặng, nhất là khi có dấu hiệu khó thở, suy hô hấp, người bệnh cần nhập viện để điều trị. Theo đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác về tình trạng, mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ địa để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Theo đó, y học hiện nay có một số phương pháp điều trị gồm:

Chữa co thắt phế quản theo Tây y

Phác đồ điều trị viêm phế quản co thắt trong tây y tập trung và 3 mục tiêu chính là: Chủ trị nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh, với mỗi tình trạng khác nhau bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Cụ thể là: 

Điều trị nguyên nhân:

  • Do virus: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng đi kèm
  • Do vi khuẩn: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc kinh nghiệm của bác sĩ. Các loại kháng sinh thường dùng: Nhóm Beta Lactam, Cephalosporin, Macrolid…

Điều trị triệu chứng:

  • Sốt: Dùng thuốc hạ sốt, thường là Paracetamol và Ibuprofen
  • Ho, đờm: Dùng thuốc long đờm (thường là N – acetylcystein). Chỉ dùng thuốc ho khi bệnh nhân ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ.
  • Mất nước: Bù nước và điện giải bằng oresol
  • Khó thở: Dùng thuốc giãn phế quản, thường là theophyllin và salbutamol dạng khí dung hoặc phun hít.
  • Suy hô hấp: Điều trị tại bệnh viện bằng thở oxy, thở máy
Các loại thuốc giãn phế quản là ưu tiên hàng đầu để chữa bệnh viêm phế quản co thắt
Các loại thuốc giãn phế quản là ưu tiên hàng đầu để chữa bệnh viêm phế quản co thắt

Điều trị hỗ trợ:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để hạ sốt nếu nhiệt độ dưới 38,5 độ C
  • Rửa mũi bằng nước muối súc họng
  • Xông hơi ẩm

Chữa viêm phế quản co thắt theo Đông y

Theo YHCT, viêm phế quản co thắt phần lớn do phong hàn và tà độc bên ngoài xâm nhập là tắc nghẽn phế khí, sinh tân dịch, thủy thấp gây ứ đọng đờm. Tình trạng này nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu khiến phế khí tổn thương nhiều sẽ làm suy giảm chức năng Phế, sau đó là Tỳ và Thận. Tạng phủ suy nhược gây mất cân bằng âm dương, hao tổn chính khí, suy giảm đề kháng, khiến bệnh càng nặng, càng khó điều trị.

Như vậy, muốn điều trị dứt điểm tình trạng này, Đông y cần chữa theo nguyên tắc bổ chính khu tà, thanh trừ tà khí, phụ trợ chính khí.

Thuốc Đông y chữa bệnh viêm phế quản phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân
Thuốc Đông y chữa bệnh viêm phế quản phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân

Các bài thuốc điều trị:

  • Bài Tiểu thanh long thang: Ma hoàng, Quế chi, Bán hạ, Bạch thược, Can khương, Trích thảo mỗi vị 12g, Tế tân, Ngũ vị mỗi vị 6 g. Sắc với 1,5l nước, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Bài Tiền hồ thang gia vị: Tang diệp, Tiền hồ, Tri mẫu, Tỳ bà diệp mỗi vị 12g, Cát cánh, Hạnh nhân, Hoàng cầm, Khoản đông hoa, Kim ngân hoa, Mạch môn mỗi vị 10g, Cam thảo 6g. Sắc với 1,5l nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Cách chữa bằng Đông y thường đảm bảo tính an toàn, ít gây tác dụng phụ trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở khám chữa đông y uy tín, kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới phát huy được tối đa hiệu quả. 

Lời khuyên trong chăm sóc và phòng tránh bệnh

Viêm phế quản co thắt là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ nếu không điều trị kịp thời. Ngay cả với người lớn, bệnh cũng dễ gây ra các biến chứng khó lường. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực là cách tốt nhất để phòng bệnh và tránh biến chứng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh:

  • Vệ sinh cá nhân và thân thể cho trẻ hằng ngày sạch sẽ
  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc rửa mũi thường xuyên 
  • Súc họng bằng nước muối
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng đường thở như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên thay chăn, ga, gối, rèm cửa….
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất, tăng cường vitamin C, kẽm, omega 3, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối, đường tinh luyện…
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 năm.
  • Cai thuốc lá và hạn chế đến khu vực có nhiều khói thuốc
  • Tập luyện thể thao vừa sức và thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Tiêm chủng đầy đủ, và định kỳ, đặc biệt là các vắc xin ngừa cúm

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh viêm phế quản co thắt. Đây là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, phổ biến ở trẻ em và dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Do vậy, nắm bắt các thông tin bệnh lý và chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để ngăn chặn và ngứa biến chứng xảy ra.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Phế Quản Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?

Nội dung chínhViêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có lây không?Triệu chứng viêm phế quản co thắtNguyên nhân gây bệnh thường gặpBệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?Cách chữa viêm phế quản co thắtChữa co thắt phế quản theo Tây yChữa viêm phế quản co thắt theo Đông yLời khuyên […]

Xem chi tiết
Viêm Phế Quản Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Lây Không?

Nội dung chínhViêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có lây không?Triệu chứng viêm phế quản co thắtNguyên nhân gây bệnh thường gặpBệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?Cách chữa viêm phế quản co thắtChữa co thắt phế quản theo Tây yChữa viêm phế quản co thắt theo Đông yLời khuyên […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?