Da Mặt Bị Ngứa Và Khô Cảnh Báo Bệnh Gì? Điều Trị An Toàn
Da mặt bị ngứa và khô có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những tổn thương ngoài da, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các tổn thương khó phục hồi trên da. Nhằm giúp độc giả tránh khỏi những sai lầm không đáng có trong quá trình điều trị, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này.
Những nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và khô
Hiểu rõ những nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và khô sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa, biết cách điều trị hiệu quả, đồng thời giảm thiểu tối đa biến chứng nguy hiểm. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:
- Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm giảm thấp khiến da mặt bị ngứa và khô rát. Mặt khác, sức nóng và mức độ tia cực tím cao cũng có thể khiến lớp biểu bì tổn thương.
- Dị ứng thực phẩm như hải sản, các loại hạt, đồ ăn cay nóng.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây hại cho da như thuốc nhuộm, chất thải công nghiệp, nước tẩy rửa…
- Lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn khiến gan thận và dạ dày bị tổn thương.
- Vệ sinh da không đúng cách, khiến bụi bẩn và cặn bã đọng lại trong lỗ chân lông gây bít tắc.
- Quá trình chăm sóc chưa phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu của da.
- Da mặt ngứa và khô do các bệnh lý mãn tính có thể khởi phát do di truyền.
Da mặt bị ngứa và khô là bệnh gì?
Trên thực tế, da mặt bị ngứa không phải bệnh lý cụ thể mà là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề mà cơ thể phải đối mặt. Nhận định đúng đắn mức độ nguy hiểm giúp bạn đưa ra các chẩn đoán phân biệt chính xác, làm cơ sở để lựa chọn các giải pháp “đúng người, đúng bệnh”.
Da mặt ngứa và tróc da do viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng da mặt bị ngứa và khô. Khi khởi phát, người mắc có thể dễ dàng cảm thấy da mất dần độ ẩm, trở nên nhiều dầu và bít tắc lỗ chân lông, kèm theo những mảng trắng bong tróc, đau rát và mất thẩm mỹ. Bệnh chủ yếu khởi phát ở người thuộc tuýp da dầu hoặc quá trình chăm sóc thiếu khoa học.
Da mặt bị ngứa tróc da do viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa (hay còn được gọi là Eczema) là tình trạng rối loạn chức năng miễn dịch và cấu trúc biểu bì. Trẻ sơ sinh và đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tháng được đánh giá là nhóm có nguy cơ mắc cao. Mặc dù chỉ gây ra những tổn thương ngoài da nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính sẽ chuyển biến sang dạng mãn tính, dẫn tới nguy cơ lichen hóa hoặc nhiễm trùng khó phục hồi.
Viêm da dị ứng
Các nguyên nhân gây nên tình trạng kích ứng có thể đến từ yếu tố chủ quan và khách quan. Đa số các trường hợp mắc viêm da dị ứng đều ghi nhận triệu chứng nổi mẩn ngứa, da mất đi độ ẩm, nóng đỏ hoặc bong tróc. Để giới hạn các tổn thương trên da và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, đòi hỏi người bệnh cần chủ động phát hiện, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây bệnh cao.
Bệnh nổi mề đay
Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh ngoài da phổ biến với ít nhất 70% dân số từng mắc ít nhất 1 lần trong đời. Cùng với viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, mề đay được xếp vào dạng tự miễn không thể điều trị dứt điểm. Không chỉ gây ra các tổn thương như sẩn phù, mẩn ngứa, đỏ nóng, khô rát, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp, phù đường thở, đau bụng, sốc phản vệ.
Dấu hiệu nhận biết da mặt bị ngứa và khô
Ngoài các triệu chứng ngoài da như khô rát, ngứa châm chích, nổi mẩn, sần sùi, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu đi kèm như:
- Da bong tróc, cảm giác căng cứng đặc biệt sau khi rửa mặt.
- Xuất hiện mảng bong tróc màu trắng, chủ yếu ở cằm, xung quanh miệng và cánh mũi.
- Da tiết nhiều dầu, có mụn viêm hoặc nhân trắng.
- Các nốt sẩn phù, nổi thành từng mảng hoặc liên kết với nhau tạo thành tổn thương diện rộng.
- Ngứa ngáy khó chịu, râm ran và gia tăng nhiều về đêm.
Da mặt bị khô và ngứa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả nhất
Để điều trị hiệu quả các tổn thương trên da, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện da liễu uy tín, hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Tùy thuộc vào từng thể bệnh, thể trạng và mong muốn điều trị, sẽ có những phương pháp phù hợp riêng biệt.
Khắc phục da mặt khô ngứa rát bằng thuốc Tây
Đa số người bệnh thường tìm tới các sản phẩm thuốc Tây bởi tính tiện lợi và khả năng đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên trong suốt quá trình sử dụng, bạn cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ lạm dụng dẫn tới phản ứng phụ.
Thuốc bôi ngoài da
- Kem bôi dưỡng ẩm
- Thuốc bôi chứa corticoid
- Thuốc bạt sừng
- Thuốc kháng nấm, giảm ngứa
Thuốc uống điều trị bên trong
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc kháng sinh
- Corticoid dạng viên uống
- Thực phẩm chức năng giúp điều hòa chức năng gan thận
Điều trị da mặt bị ngứa và khô bằng mẹo dân gian
Các biện pháp tại nhà từ mẹo dân gian thường phù hợp ứng dụng trong giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, chưa xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù đem lại tính an toàn cao nhưng phương pháp này hoàn toàn không thể thay thế cho thuốc đặc trị.
- Mặt nạ trứng gà và chanh: Tách riêng phần lỏng đỏ và lòng trắng. Đổ 1 – 2 thìa nước cốt chanh vào trong lòng trắng và đánh đều tay để các nguyên liệu hoàn quyện vào nhau. Sau đó nhúng mặt nạ giấy vào hỗn hợp, đắp lên da. Rửa lại với nước ấm sau khoảng 15 phút.
- Hỗn hợp sữa tươi không đường vào yến mạch: Sử dụng bột yến mạch đã nghiền mịn, hòa lẫn cùng sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:3, tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó trải đều lên vùng da đã được làm sạch. Khi mặt nạ đã khô có thể rửa lại với nước ấm.
- Nhựa cây nha đam: Thay vì dùng hỗn hợp mặt nạ, người bệnh có thể bôi trực tiếp nhựa cây nha đam (lô hội) lên da để cấp ẩm nhanh, làm mềm mịn, sát khuẩn vùng bị khô và ngứa.
Lưu ý khi điều trị và hướng dẫn phòng ngừa hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng tái phát và giảm thiểu nguy cơ biến chứng, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên đặc biệt lưu ý tới một số điều như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa, các sản phẩm có tính tẩy mạnh hoặc độ pH không phù hợp.
- Tránh xa thực phẩm có tính cay, vị mặn, nhiều đường, đồ uống có cồn
- Làm sạch da đúng cách với sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, không nên sử dụng nước quá nóng.
- Rửa tay trước khi bôi thuốc lên vùng mặt, tránh xa khu vực nhạy cảm như mắt, miệng.
- Không nên kết hợp nhiều loại thuốc (Đông y, Tây y, mẹo dân gian…) cùng một lúc.
- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng và dưỡng ẩm để bảo vệ da.
Hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, độc giả có thể bỏ túi thêm những kinh nghiệm trong điều trị hiệu quả tình trạng này. Ngay khi nhận thấy những tổn thương do da mặt bị ngứa và khô, người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia.