Da Bị Nổi Mụn Nước Và Ngứa: Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Da bị nổi mụn nước và ngứa có thể xuất hiện ở tay, chân, lưng, ngực, cổ… Đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý da liễu do di truyền, miễn dịch, vệ sinh kém… Cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như suy gan, suy thận, tiểu đường… Vậy da nổi mụn nước ngứa có nguy hiểm hiểm không, chữa thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tổng bài viết dưới đây.
Dấu hiệu da bị nổi mụn nước và ngứa
Mụn nước là dấu hiệu da bị tổn thương, hình thành các nốt mẩn đỏ trên bề mặt, chứa đầy chất lỏng. Trong điều kiện bình thường, dịch lỏng chứa trong các mụn nước có màu trắng trong, thường là huyết thánh. Khi các mụn nước này bị nhiễm khuẩn hoặc trong một số bệnh lý khác, các mụn nước có thể chứa đầy mủ hoặc máu hay hỗn dịch ký sinh trùng.
Da bị nổi mụn nước và ngứa là mốt dấu hiệu của cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, kích thước và mức độ tổn thương của vùng da bị nổi mụn nước sẽ khác nhau. Thông thường, các mụn nước thường có kích thước từ 5 – 10mm, mọc rải rác hoặc thành cụm, gây tình trạng ngứa da từ nhẹ đến dữ dội.
Thời gian để chữa lành các tổn thương da do mụn nước để lại khá lâu. Tuy nhiên, hầu hết chúng không quá nguy hiểm và có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc dùng thuốc theo hướng dẫn. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định sớm các trường hợp mang bệnh và điều trị tích cực từ sớm.
Những dấu hiệu cụ thể khi da bị nổi mụn nước ngứa:
- Mụn nước xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể hoặc tùy theo từng thể bệnh. Với những trường hợp do vệ sinh kém, mụn nước dễ tập trung ở kẽ chân, tay, bàn chân, bàn tay… Những trường hợp do virus, mụn nước có thể khởi phát ở môi, miệng, nách…
- Trong giai đoạn đầu, mụn nước thường chứa dịch trong, kích thước nhỏ.
- Sau đó, mụn nước có thể sưng đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bên trong chứa đầy dịch mủ màu xanh hoặc vàng.
- Mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do tác động bên ngoài như cào gãi, ma sát… Tại vị trí mụn nước vỡ, vùng da bị tổn thương sẽ khô lại, hình thành các vảy tiết, gây bong tróc hoặc sẹo thẩm mỹ.
- Những trường hợp không được chăm sóc đúng cách, vùng da bị nổi mụn nước ngứa có thể bị viêm nhiễm, mưng mủ hoặc lây lan sang các vùng da lân cận.
Các triệu chứng da bị nổi mụn nước và ngứa có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh lý. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ đầu tiên, người bệnh nên đi khám xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương án điều trị hiệu quả.
Da bị nổi mụn nước và ngứa là dấu hiệu bệnh gì?
Da bị nổi mụn nước và ngứa là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh thường gặp có thể gây ra tình trạng mụn nước, ngứa đỏ da:
- Tổ đỉa: Bệnh lý này thường gặp ở những người có cơ địa yếu, có yếu tố gia đình. Người bệnh có thể có thể gặp triệu chứng da khô, ngứa, sần sùi, dày sừng…
- Thủy đậu: Thủy đậu thường gặp ở trẻ em do nhiễm phải virus Herpes simplex, đôi khi gặp ở người trưởng thành. Tình trạng bệnh lý viêm da virus này có thể gây da ngứa nổi mụn nước toàn thân. Các mụn nước này có xu hướng tự vỡ, để lại các vảy tiết hoặc sẹo thẩm mỹ.
- Bệnh chốc lở: Hay còn được gọi là bệnh chốc lây. Đây là một dạng bệnh viêm da mủ, đặc trưng bởi những bọng nước chứa đầy mủ và các vết đóng vảy trên da. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tụ cầu hoặc liên cầu. Bệnh lý này cần được chăm sóc và điều trị bằng thuốc để tránh nguy cơ nhiễm trùng huyết hoặc hoại tử da.
- Pemphigus: Là một dạng phỏng nặng ở da, điển hình bởi các mụn nước có kích thước khác nhau, đôi khi là bọng nước gây hiện tượng ly gai. Đây là dạng bệnh lý tự miễn, khó điều trị, diễn tiến cấp tính hoặc mãn tính, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Bệnh chàm: Chàm là tên gọi chung của một nhóm bệnh lý da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn… Trong đó, một số dạng có thể gây nên tình trạng mụn nước ngứa, đóng vảy tiết, bong tróc, nứt nẻ và chảy dịch. Tùy vào từng chứng bệnh khác nhau, các triệu chứng và cách điều trị cũng thay đổi.
Các nguyên nhân gây bệnh
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý kể trên, ngứa da nổi mụn nước cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Các tác nhân phổ biến khác có thể kể đến như:
- Do nhiệt độ: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây các tổn thương ngoài da. Ngoài ra, sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi trên da do nhiệt độ cũng là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên bị ngứa nổi mụn nước trên da. Để hạn chế các tác động của nhiệt độ, người bệnh nên lựa chọn các loại quần áo có chất liệu thoáng mát, thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ.
- Tiếp xúc hóa chất: Hóa chất, bao gồm cả mỹ phẩm, xà phòng, các chất tẩy rửa, làm sạch da, nước hoa, kem dưỡng da… có thể là nguyên nhân khiến da bị viêm, ngứa nổi mụn nước.
- Ma sát: Ma sát lặp đi lặp lại tại một vị trí da do quần áo, tác động bên ngoài, trang sức… là những nguyên nhân có thể gây dị ứng, ngứa, mụn nước, trầy xước da… Tình trạng này thường gặp ở vùng da tay hoặc lòng bàn chân
- Vệ sinh da kém: Đây có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất trong đời sống.Làn da không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, mồ hôi, bụi bẩn và các tác nhân khác tích tụ, xâm nhập và gây ngứa, viêm.
- Vỡ mạch máu dưới da: Dưới lớp biểu bì da là một mạng lưới mao mạch dày đặc. Khi các mao mạch dưới da này bị tổn thương, tế bào máu và huyết tương sẽ bị rò rỉ vào các khoảng trống dưới da, hình thành các nốt phồng rộp. Những mụn nước trong trường hợp này thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ, chứa đầy máu và huyết tương.
Da bị ngứa nổi mụn nước có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ
Tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa thường không nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Một số trường hợp nhẹ, các tổn thương ngoài da có thể tự biến mất mà không cần dùng thuốc hay bất kỳ can thiệp y tế nào.
Tuy nhiên, các mụn nước xuất hiện có thể gây ra sự kém thẩm mỹ, đặc biệt là ở vùng da hở. Ngứa nhiều cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Những trường hợp, người bệnh liên tục cào gãi da do ngứa còn làm tăng nguy cơ trầy xước, nhiễm trùng, mưng mủ gây sẹo thâm, sẹo lồi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết… rất nguy hiểm.
Với những trường hợp da ngứa nổi mụn nước do bệnh lý ngoài da như thủy đậu. herpes, zona… hoặc các bệnh lý gan thận, tiểu đường…, nếu không được xác định sớm nguyên nhân có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quất trước tình trạng da nổi mụn nước đỏ, không ngứa. Việc cần làm đầu tiên là sớm thăm khám kịp thời để phát hiện và xác định các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ như:
- Ngứa nổi mụn nước toàn thân. Những mụn nước bị vỡ, chảy dịch mủ, sưng đau, nóng đỏ (dấu hiệu nhiễm trùng)
- Da bị nổi mụn nước và ngứa hoặc không ngứa nhưng kèm theo các triệu chứng sưng môi,lưỡi, mặt, khó thở, chóng mặt…
- Mụn nước mọc ở vùng da quanh mắt, miệng, trong tai…
- Da nổi mụn nước ngứa xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau hoặc toàn bộ cơ thể.
Các phương pháp điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa
Điều trị da nổi mụn nước và ngứa cần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với các trường hợp tổn thương da do bệnh lý, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số giải pháp điều trị, cải thiện ngứa da nổi mụn nước theo từng mức độ bệnh:
Điều trị da nổi mụn nước đỏ ngứa tại nhà bằng phương pháp dân gian
Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tại nhà, sẵn có theo những các khác nhau để hỗ trợ làm triệt tiêu các mụn nước và giảm ngứa da. Những mẹo dân gian này chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp tổn thương da nhẹ, trên diện tích nhỏ và chưa nhiễm trùng. Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ đại, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng.
Các mẹo dân gian trị da nổi mụn nước ngứa gồm:
Mẹo dùng nha đam
Gel (thịt) lá nha đam có chứa nhiều axit hữu cơ, nước và các dưỡng chất có lợi cho quá trình dưỡng ẩm, sát khuẩn và làm lành vết thương hiệu quả. Cách dùng nha đam trong trường hợp này như sau:
- Bước 1: Chọn lá nha đam to, dày thịt. Rửa sạch, bóc loại phần vỏ xanh và cạo lấy phần thịt trắng bên trong lá.
- Bước 2: Rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị.
- Bước 3: Lấy phần thịt lá nha đam đã chuẩn bị bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Để lớp gel này khô tự nhiên rồi thoa thêm 1 – 2 lớp nữa.
- Bước 4: Rửa sạch da bằng nước sạch và lau khô bằng khăn bông mềm. Áp dụng cách này 3 – 5 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả
Mẹo dùng trà xanh chữa ngứa nổi mụn nước toàn thân
Trà xanh chứa nhiều hoạt chất EGCG – một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do, dưỡng da và bảo vệ làn da khỏe mạnh.
Người bệnh bị ngứa nổi mụn nước ở da có thể sử dụng trà xanh theo cách sau:
- Bước 1: Chọn một nắm lá trà xanh, rửa sạch, để ráo nước
- Bước 2: Đun sôi khoảng 1,5 lít nước. Khi nước sôi thì vò nhẹ lá trà xanh rồi cho vào nồi, đun tiếp 10 phút nữa.
- Bước 3: Chắt lấy nước lá trà xanh, đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh hoặc để nguội bớt.
- Bước 4: Lấy nước lá trà xanh ngâm rửa vùng da cần điều trị. Với những trường hợp bị nổi mụn nước ngứa toàn thân, người bệnh có thể dùng nước này để tắm hằng ngày.
Cách dùng bột yến mạch
Yến mạch là một nguyên liệu phổ biến trong chăm sóc và làm đẹp. Nguyên liệu này chứa nhiều thành phần có lợi cho quá trình dưỡng ẩm, phục hồi, làm trắng da, đồng thời giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy trên da hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Trộn đều 1 thìa bột yến mạch với 2 – 3 thìa nước sạch, khuấy thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da cần điều trị, lâu khô rồi thoa đều hỗn hợp yến mạch trên lên da, để yên trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Khi hỗn hợp khô thì rửa lại bằng nước sạch.
Điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa bằng thuốc Tây
Thuốc điều trị ngứa nổi mụn nước ở da được sử dụng tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ của triệu chứng. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp thuốc uống trong những trường hợp bệnh nặng.
- Thuốc bôi ngoài da: Bao gồm thuốc bôi kháng Histamin (Nytol, Benadryl…) và thuốc bôi chứa corticoid (Gentrisone, Silkron, Phenergan…). Với các trường hợp mụn nước bị vỡ có thể dùng thuốc bôi chứa kháng sinh, Kẽm oxyd hoặc hồ nước để sát khuẩn ngoài da.
- Thuốc uống: Bao gồm thuốc kháng histamin, chống viêm giảm ngứa corticoid, thuốc kháng sinh, chống nấm…
Cách chăm sóc và phòng bệnh
Để chăm sóc và phòng ngừa da ngứa nổi mụn nước cục bộ và toàn thân hiệu quả, người bệnh cần chú ý:
- Tránh các hoạt động cào gãi hoặc tác động lực làm vỡ mụn nước
- Nếu mụn nước vỡ cần chú ý vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc cồn i ốt để tránh nhiễm trùng.
- Tránh hoặc hạn chế sử dụng mỹ phẩm, xà phòng trong thời gian điều trị bệnh.
- Xây dựng thực đơn ăn uống, thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể và nơi ở, làm việc của người bệnh.
- Uống nhiều nước và thăm khám sức khỏe định kỳ.
Da bị nổi mụn nước và ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý da liễu hoặc nội khoa nguy hiểm. Người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay để chẩn đoán căn nguyên gây bệnh ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh để tránh những biến chứng nguy hiểm.