Cách chữa ngứa da vào mùa đông đơn giản, hiệu quả dành cho mọi loại da
Ngứa da mùa đông có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tâm lý chủ quan và thiếu sót trong kiến thức phòng ngừa là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới độc giả những cách chữa ngứa da vào mùa đông hiệu quả nhất, giúp người bệnh phục hồi da nhanh chóng và an toàn.
Top 4 bệnh gây ngứa da vào mùa đông
Trên thực tế, ngứa da mùa đông là triệu chứng thường gặp, cảnh báo sự tấn công của một số yếu tố gây kích ứng đến từ môi trường bên ngoài. Sau đây là một số căn bệnh có nguy cơ khởi phát vào mùa đông giúp độc giả chủ động hơn trong việc nhận diện và phòng tránh.
Ngứa da vào mùa đông do mề đay
Mề đay là bệnh lý mãn tính có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Người mắc sẽ nhận thấy những mảng ngứa xuất hiện đơn lẻ hoặc liên kết thành từng mảng, nổi sẩn phù trên da, ngứa gia tăng về đêm. Mề đay cấp tính có thể tiến triển nhanh chóng thành thể mãn gây nên nhiều biến chứng như rối loạn nhịp tim, phù nề đường thở, phù môi hoặc mí mắt, sốc phản vệ…
Da bị ngứa vào mùa đông do viêm da cơ địa
Da khô ngứa, bong tróc, nổi mẩn ngứa ban đỏ… Là những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa (chàm). Những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, hen suyễn hoặc người trong gia đình từng điều trị viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Vào mùa đông, khi độ ẩm xuống thấp có thể là nguyên nhân khiến viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ.
Bị ngứa da khi trời lạnh do vảy nến
Vảy nến là căn bệnh xảy ra do sự rối loạn tái sinh tế bào sừng. Khi lớp sừng cũ chưa kịp mất đi, các tế bào mới đã sản sinh và dẫn tới hiện tượng xếp chồng lên nhau, tạo nên từng mảng trắng. Bệnh chủ yếu khởi phát ở vùng khuỷu tay, đầu gối, tóc, mông sau đó nhanh chóng lan ra toàn cơ thể.
Ngứa da mặt mùa đông do viêm da tiết bã
Mùa đông là thời điểm thuận lợi giúp cho viêm da tiết bã bùng phát. Khi độ ẩm xuống thấp, làn da bị mất nước đã kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Nếu không được vệ sinh đúng cách, dầu thừa và bụi bẩn sẽ ứ đọng tại lỗ chân lông gây nên mẩn ngứa, nứt nẻ, bong tróc da.
Cách chữa ngứa da vào mùa đông
Ngứa da, khô da là tình trạng điển hình của thời tiết mùa đông hanh khô. Để điều trị ngứa da hiệu quả nhất, người bệnh cần lựa chọn phương pháp phù hợp với thể bệnh, thể trạng, sử dụng đúng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất.
Thuốc trị ngứa da mùa đông
Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh viêm da cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù có thể đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian ngắn, tuy nhiên nên tránh tự ý lạm dụng hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ để giảm thiểu tác dụng ngoài ý muốn.
Thuốc dùng ngoài da
- Dung dịch vệ sinh da: Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên rửa sạch vết thương bằng dung dịch muối sinh lý, cồn povidone hoặc hồ nước để nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn, giúp thuốc thẩm thấu sâu hơn.
- Kem dưỡng ẩm: Mặc dù không phải sản phẩm đặc trị, nhưng việc áp dụng đúng cách các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp nước, làm mềm da nhanh chóng, khôi phục lớp màng bảo vệ tự nhiên, giúp lấy lại sự mịn màng, đàn hồi, giảm đáng kể hiện tượng bong tróc. Người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm như vaseline, Nivea Soft, Neutrogena, CeraVe…
- Thuốc bôi corticoid: Việc sử dụng thuốc chứa corticoid cần được giám sát và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên môn cao. Cách chữa ngứa da vào mùa đông bằng thuốc bôi giúp khắc phục nhanh chóng biểu hiện ngoài da như nổi mẩn ngứa, sần phù, sưng viêm, đỏ nóng da nhờ khả năng ức chế sản sinh các chất hóa học gây viêm và hoạt động hệ miễn dịch.
- Thuốc kháng nấm: Trường hợp ngứa da vào mùa đông do nấm ngứa, vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ bị bội nhiễm do các yếu tố ngoại lai tấn công.
Thuốc uống dạng viên
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp diễn biến nghiêm trọng, xuất hiện bội nhiễm và nguy cơ biến chứng cao. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ, tránh tác dụng phụ.
- Thuốc kháng histamin: Đối với bệnh nhân mắc mề đay mãn tính, viêm da cơ địa hoặc các dạng bệnh tự miễn khác, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm kháng histamin nhằm loại bỏ yếu tố gây kích ứng, ổn định hoạt động hệ miễn dịch.
- Thuốc giải độc gan: Đa số các trường hợp ngứa da vào mùa đông đều có dấu hiệu tổn thương gan thận, độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày phát ra ngoài. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ thanh lọc cơ thể chính là cách chữa ngứa da vào mùa đông được đánh giá cao.
Cách chữa ngứa da vào mùa đông tại nhà
Trong một số trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc chưa xuất hiện các tổn thương nghiêm trọng, người mắc có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà với mẹo dân gian để hạn chế tối đa phản ứng phụ.
- Chườm khoai tây: Sử dụng khoai tây chưa mọc mầm, cạo sạch vỏ, thái lát mỏng sau đó đắp lên da. Giữ trong 15 phút và rửa lại bằng nước sạch có tác dụng là dịu da, cấp ẩm ngắn hạn và giảm ngứa.
- Chườm lá kinh giới: Nhặt bỏ phần rễ và lá úa sau đó đem ngâm rửa phần thu được với nước muối loãng. Sau đó vớt lá kinh giới ra, để ráo nước vào thái nhỏ, sao trên chảo nóng. Sử dụng khăn mặt bọc kín và chườm lên da giúp mạch máu lưu thông, giảm ngứa và sẩn phù.
- Tắm lá chè xanh: Rửa sạch phần lá chè sau đó đem đun cùng 2 lít nước trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó sử dụng phần nước để ngâm rửa vết thương hoặc tắm toàn thân để làm sạch bụi bẩn, mẩn ngứa và se vết thương và chống oxy hóa.
Lưu ý giúp áp dụng cách chữa ngứa da vào mùa đông hiệu quả
Để các cách chữa ngứa da mùa đông phù phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chủ động trong việc thiết lập và thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.
- Lựa chọn các cách chữa ngứa da mùa đông phù hợp với thể trạng và thể bệnh, tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh “tiền mất, tật mang”.
- Đối với một số bệnh lý ngoài da mãn tính cần đặc biệt tuân thủ chế độ kiêng khem để hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc.
- Không nên tắm nước quá nóng, tránh để da tiếp xúc với nước trong thời gian lâu hơn 30 phút.
- Vào mùa đông, bạn có thể chỉ cần vệ sinh cơ thể và tắm 2 ngày 1 lần để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp.
- Tránh sử dụng đèn sưởi, thời gian tiếp xúc nhiệt độ cao lâu hơn 30 phút có thể làm da trở nên khô ráp, mất độ ẩm và kém mềm mịn.
- Không kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc cần thận trọng khi sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn sản phẩm.
Trên đây là những cách chữa ngứa da vào mùa đông được nhiều người bệnh tin chọn nhất. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, độc giả có thể bỏ túi thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp trên hành trình điều trị bệnh lý này.