Da Mặt Bị Ngứa Và Nổi Mụn: Cách Nhận Diện, Cách Điều Trị
Da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào kèm theo những hậu quả khó khắc phục. Bên cạnh đó, đây có thể là hồi chuông cảnh báo những tổn thương xảy ra bên trong cơ thể. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức bổ ích để kịp thời nhận biết và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là bệnh gì?
Trái với một số nhận định sai lầm của nhiều người, tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn không chỉ cảnh báo các bệnh lý ngoài da thông thường mà còn là dấu hiệu cho thấy những vấn đề bên trong cơ thể.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ do viêm nang lông
Quá trình vệ sinh da sai cách, thường xuyên sờ tay lên mặt hoặc chế độ sinh hoạt không đảm bảo chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn khởi phát mạnh mẽ. Ngoài hiện tượng bí tắc lỗ chân lông, vi khuẩn và nấm ngứa có thể tấn công, trú ngụ và gây nên tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ viêm, sưng đau khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, để lại nguy cơ sẹo thâm khó phục hồi.
Da bị ngứa và nổi mụn bởi bệnh nấm da
Các vi khuẩn và nấm da có xu hướng khu trú và tồn tại sâu trong lỗ chân lông. Về lâu dài, chúng gây nên tình trạng mẩn đỏ da, nổi mụn sưng hoặc mụn viêm chứa mủ, ngứa loét da, khá nguy hiểm. Khác với những bệnh lý ngoài da mãn tính như mề đay, vảy nến, viêm da tiết bã, nấm da có khả năng lây lan mạnh từ người sang người hoặc nhân rộng diện tích tổn thương sang vùng da khác. Đây được xem là yếu tố chính gây khó khăn cho việc điều trị.
Mặt ngứa và nổi mụn do viêm da tiết bã
Dưới sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan có thể khiến viêm da tiết bã khởi phát. Bệnh gây cho người mắc cảm giác da mặt bị ngứa và nổi mụn do bít tắc lỗ chân lông và dầu thừa quá nhiều. Cảm giác đau rát, nóng đỏ kèm theo các mảng da bong tróc có thể xuất hiện thường xuyên nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn do bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là dạng bệnh mãn tính phổ biến khiến da bị tổn thương. Các mụn nước thường mọc ở phần dưới của da và khó để nặn hoặc vỡ. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển hoặc chà sát có thể khiến dịch viêm tràn ra ngoài, gây nên các mảng da khô sạm màu, mất tính thẩm mỹ, ngứa ngáy, sưng đau. Để ngăn ngừa các diễn biến dai dẳng và nghiêm trọng, người bệnh nên duy trì đồng thời việc tuân thủ phác đồ điều trị và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Dấu hiệu da mặt bị ngứa và nổi mụn
Mặt bị ngứa và nổi mụn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt và làm tâm lý của người bệnh. Những tổn thương mà tình trạng này gây ra có thể dễ dàng cảm nhận và nhìn thấy bằng mắt thường như:
- Vùng da mặt đổ nhiều dầu hơn, độ ẩm giảm dần.
- Da có cảm giác căng tức, bong tróc thành nhiều mảng trắng.
- Ngứa đỏ da và nứt nẻ ở nhiều vùng như lông mày, trán, chân tóc, cằm, cánh mũi.
- Mụn mọc rải rác hoặc tập trung thành một vùng, kích thước khác nhau.
- Vụn viêm thường sưng to, vùng da bên ngoài tấy đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau đớn.
- Sắc tố da thâm sạm nhiều, tối màu, thiếu sức sống hoặc luôn trong tình trạng đỏ nóng.
Những nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt ngứa và nổi mụn
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là một trong nhiều dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, chủ động trang bị những kiến thức về các yếu tố gây bệnh sẽ giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát hoặc nhiễm bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân có khả năng gây tổn thương da mà người bệnh nên biết:
- Dị ứng với các chất có trong thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng…
- Yếu tố thời tiết, sự thay đổi của độ ẩm, nhiệt độ và cường độ tia cực tím.
- Thói quen thường xuyên sờ tay lên mặt.
- Vệ sinh da chưa đúng cách, hoặc lựa chọn sản phẩm không phù hợp.
- Lạm dụng sản phẩm tân dược có chứa corticoid
- Một số bệnh lý mãn tính có khả năng di truyền cận huyết.
- Điều kiện làm việc đòi hỏi tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học gây bào mòn.
Hướng dẫn cách điều trị da mặt bị ngứa và nổi mụn
Khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường trên da, người bệnh nên chủ động tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tránh tự ý áp dụng dẫn tới nhiều hậu quả ngoài ý muốn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến nhất.
Khắc phục tình trạng mặt ngứa và nổi mụn bằng thuốc Tây
Thuốc Tây có thể đem lại sự cải thiện rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn, đa dạng mẫu mã và có thể sử dụng trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tổn thương da do tác dụng phụ, bạn nên tham khảo và tuân thủ theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc bôi corticoid: Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và đặc điểm bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định sản phẩm với nồng độ phù hợp. Thuốc bôi chứa corticoid có khả năng lấy đi lớp da chết, kích thích sản sinh tế bào mới khỏe mạnh, chống dị ứng, giảm ngứa.
- Thuốc kháng histamin: Viên uống kháng histamin thế hệ 1 và 2 phù hợp trong điều trị các bệnh mãn tính, liên quan tới hệ miễn dịch, giúp giảm sản xuất chất kích ứng da, giảm tình trạng ngứa da hiệu quả.
- Thuốc kháng nấm: Dùng trong trường hợp da mặt bị ngứa và nổi mụn do bệnh ghẻ hoặc vi khuẩn, nấm ngứa tấn công.
- Thuốc kháng sinh: Mặc dù không phải sản phẩm phổ biến trong phác đồ điều trị bệnh ngoài da, tuy nhiên sử dụng kháng sinh là giải pháp hàng đầu trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bội nhiễm.
Cách chữa ngứa da mặt bằng mẹo dân gian
Trường hợp các tổn thương trên da không quá nghiêm trọng và mong muốn tìm kiếm một biện pháp có tính an toàn cao, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:
- Mặt nạ chanh mật ong: Sử dụng mật ong nguyên chất, bổ sung thêm 2 – 3 thìa nước cốt chanh và trộn đều. Sau đó đắp lên da mặt đã được làm sạch, rửa lại với nước ấm sau 15 phút.
- Sữa chua và yến mạch: Trộn 2 thìa bột yến mạch nguyên cám, đã nghiền nhỏ cùng với 4 thìa sữa chua không được. Trải đều lên da, tránh các vùng nhạy cảm như mắt, miệng, mũi. Chờ đến khi mặt nạ khô 70% thì rửa lại vs nước.
- Giấm táo: Pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:3. Sau đó bôi đều lên da bị ngứa và nổi mụn, mát xa nhẹ nhàng trong 5 phút và rửa lại với nước ấm.
Lời khuyên giúp phòng ngừa tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn
Người bệnh có thể tham khảo một số hướng dẫn giúp phòng tránh tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn.
- Thường xuyên rửa mặt ngày 1 – 2 lần với các sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc từ thiên nhiên
- Tránh xa các loại thực phẩm có tính cay nồng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống có chất kích thích
- Bổ sung các loại vitamin tốt cho da thông qua các loại rau củ, hoa quả.
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nhiều loại khác nhau như sinh tố, nước ép không đường, trà hoa…
- Hạn chế sờ tay lên mặt, sử dụng khẩu trang và kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
- Bổ sung kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt sau khi tắm.
Hy vọng rằng qua những thông tin hữu ích mà bài viết đã đưa ra, độc giả có thể bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quá trình điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn.