Bị tiểu đường uống nước dừa được không và uống bao nhiêu là đủ?
Nước dừa là một thức uống rất giàu dinh dưỡng và khoáng chất. Nước dừa cũng rất mát, ít calo và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Vậy tiểu đường uống nước dừa được không và hàm lượng bao nhiêu là đủ và tốt nhất. Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
Giải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?
Nước dừa được lấy trong quả dừa và có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong nước dừa có khoảng 3 – 4g đường bột, 0,5 – 1g protein cũng nhiều muối khoáng, kali và canxi,… Tuy trong nước dừa có đường bột nhưng hàm lượng khá tháp và không làm đường huyết tăng cũng như không ảnh hưởng đến bệnh nhân bị tiểu đường.
Vậy tiểu đường uống nước dừa có tốt không? Với hàm lượng đường thấp, giàu khoáng chất, nước dừa là lựa chọn an toàn cho người bị bệnh tiểu đường. Một số lợi ích nước dừa đem lại có thể kể đến như:
Giảm đường huyết
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có thể cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu. Uống nước dứa không chỉ cải thiện đường máu và còn chống oxy hóa. Điều này là do hàm lượng kali, mangan, magie cũng như vitamin C có trong nước dừa có thể cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin.
Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên uống nước dừa non thay vì dừa già. Vì trong dừa già có hàm lượng chất béo cao hơn.
Ngăn biến chứng bệnh tiểu đường
Các gốc tự do gồm các phân tử không ổn định được tạo ra trong tế bào của bạn qua quá trình trao đổi chất. Khi có quá nhiều gốc tự do, cơ thể căng thẳng oxy hoa và có thể làm tổn thương những tế bào, tăng nguy cơ mắc bệnh. Stress oxy hóa làm phá hủy mạch máu và là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh tiểu đường,…
Khi dùng nước dừa bạn có thể cải thiện được đáng kể tình trạng stress oxy hóa và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyết
Ngoài ra, khi dùng nước dừa, các chuyên gia cũng thấy được tình trạng cholesterol trong máu giảm, mỡ gan giảm và có thể kiểm soát huyết áp khá tốt. Bên cạnh đó nhờ chất xơ và amino acid trong dừa nên có thể giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Vậy nên nếu bạn còn không biết tiểu đường uống nước dừa tươi được không thì đáp án là có. Bổ sung hàm lượng nước dừa hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh khá tốt và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Bà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ý
Với đối tượng là phụ nữ đang mang thai bị tiểu đường, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước dừa. Hoặc bạn có thể tham khảo việc bổ sung nước dừa như sau:
- 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế dùng nước dừa. Nếu uống quá nhiều sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra không nên dùng nước dừa nếu mẹ bầu đang mệt mỏi.
- Không uống vào buổi tối: Dừa rất tốt cho đường tiết niệu nhưng nếu uống vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đêm. Điều này không tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
- Không uống quá nhiều: Mẹ bầu không nên lạm dụng uống nhiều mà chỉ bổ sung từ 1 – 2 quả dừa mỗi ngày. Chú ý không ăn cùi dừa vì có nhiều axit béo không tốt cho bệnh.
Người tiểu đường uống nước dừa được không và uống bao nhiêu?
Như đã nói ở trên, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước dừa. Vậy nên uống bao nhiêu nước dừa là hợp lý?
Trong mỗi cốc nước dừa 240ml có chứa 9 – 11gr carb. Carb bị enzyme tại đường tiêu hóa cắt thành những phân tử đường glucose hấp thu vào máu. Trong khi đó, carb là chất có thể làm tăng đường huyết sau ăn. Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo chỉ dùng 150gr carb mỗi ngày, tương đương 3 bữa chính (mỗi bữa 30 – 45gr) và 2 bữa phụ (mỗi bữa 15gr carb).
Vậy nên, hàm lượng nước dừa được khuyến cáo là 1 cốc 240ml uống vào bữa phụ trong ngày. Người bệnh nên chú ý để không dung nạp quá nhiều và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý khi uống nước dừa cho người bệnh tiểu đường
Để tránh làm bệnh trầm trọng hơn, người bệnh nên chú ý bổ sung nước dừa đúng cách và lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ uống nước dừa nguyên chất, không uống nước dừa đóng lon vì có thể loại nước này có thêm đường cũng như chất bảo quản.
- Không ăn cùi dừa non vì có chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Uống nước dừa sau 7 giờ tối sẽ rất khó tiêu nên bạn nên dùng nước dừa vào buổi chiều để giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng cũng như cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường uống nước dừa được không?”. Đây là loại thức uống khá bổ dưỡng bạn có thể dùng hàng ngày. Tuy nhiên nên chú ý uống đúng liều lượng cũng như đúng thời điểm. Ngoài ra, người bệnh bị tiểu đường cũng có thể hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nước dừa để đảm bảo sức khỏe.
Nội dung chínhGiải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?Giảm đường huyếtNgăn biến chứng bệnh tiểu đườngGiảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyếtBà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ýNgười tiểu đường uống nước dừa được không và uống […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?Giảm đường huyếtNgăn biến chứng bệnh tiểu đườngGiảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyếtBà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ýNgười tiểu đường uống nước dừa được không và uống […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?Giảm đường huyếtNgăn biến chứng bệnh tiểu đườngGiảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyếtBà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ýNgười tiểu đường uống nước dừa được không và uống […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?Giảm đường huyếtNgăn biến chứng bệnh tiểu đườngGiảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyếtBà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ýNgười tiểu đường uống nước dừa được không và uống […]
Xem chi tiếtNội dung chínhGiải đáp: Người bị bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không?Giảm đường huyếtNgăn biến chứng bệnh tiểu đườngGiảm nguy cơ bệnh tim mạch, ổn định đường huyếtBà bầu tiểu đường có uống được nước dừa không – Mẹ bầu nên chú ýNgười tiểu đường uống nước dừa được không và uống […]
Xem chi tiết