[Giải Đáp Thắc Mắc] Người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nếp cẩm là một loại gạo thơm ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, thường được sử dụng để ủ rượu hoặc nấu xôi, nấu chè. Tuy nhiên nếp cẩm cũng là một loại gạo chứa nhiều tinh bột. Do đó, nhiều người bệnh băn khoăn không biết “người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?”. Nếu có thì sử dụng như thế nào cho an toàn? Tìm hiểu bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất cho những vấn đề này.

Người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?

Nếp cẩm là một loại gạo đặc biệt, có màu tím. Trong thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này có chứa đến 6.8% protein, 20% chất béo, 8 loại axit amin, carotene, chất chống oxy hóa, vitamin E và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Các thành phần dinh dưỡng của gạo nếp cẩm cao hơn nhiều so với gạo trắng, đồng thời mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe hơn. Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gạo nếp cẩm để thay thế các loại gạo trắng khác.

Tuy nhiên, do nếp cẩm cũng là một loại gạo chứa nhiều tinh bột nên vấn đề “người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không” cũng được nhiều người quan tâm.

Gạo nếp cẩm là một loại gạo rất giàu dinh dưỡng
Gạo nếp cẩm là một loại gạo rất giàu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với bệnh nhân bị tiểu đường, sử dụng nếp cẩm tốt hơn nhiều so với sử dụng những loại gạo trắng thông thường khác. Loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết ở mức thấp GI = 42.3 (bất cứ loại thực phẩm nào có chỉ số GI < 55, người bệnh tiểu đường đều có thể sử dụng được. Trong khi đó gạo trắng, kể cả gạo nếp đều có chỉ số đường huyết khá cao, GI = 72).

Nếp cẩm được đánh giá là có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose vào cơ thể, giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra loại lương thực này còn chứa nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa tình trạng táo bón, kiểm soát cân nặng nên rất thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Do đó với thắc mắc “Người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?”, câu trả lời là CÓ. Bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng nếp cẩm mà không cần lo ngại sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu. 

Người bị đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng nếp cẩm mà không cần lo ngại về ình trạng tăng đường huyết
Người bị đái tháo đường hoàn toàn có thể sử dụng nếp cẩm mà không cần lo ngại về ình trạng tăng đường huyết

Bên cạnh đó, loại lương thực này còn có nhiều tác dụng khác tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bị tiểu đường, cụ thể như:

  • Nếu cẩm có chứa hàm lượng lớn chất phytochemical, có tác dụng giúp làm giảm mỡ máu hiệu quả.
  • Chất anthracene có trong sản phẩm này giúp tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não, thiếu máu đến các chi, giảm chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê mỏi chân tay, tai biến mạch máu não.
  • Nếp cẩm chứa nhiều sắt và protein, có tác dụng làm tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
  • Gạo nếp cẩm giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Là loại thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn, giúp bảo vệ tim, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tim mạch như: Đau tim, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm làm từ gạo nếp cẩm sẽ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ thải độc gan, giúp ngăn ngừa mụn nhọt, vàng da,…
  • Chất chống oxy hóa có trong nếp cẩm còn có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa các các tác nhân gây bệnh ung thư hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, nếp cẩm còn chứa nhiều chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa chứng táo bón rất hữu hiệu. Khi ăn nếp cẩm, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế được việc ăn vặt, làm giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt.
  • Ngoài ra, nếp cẩm còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, đây là một công dụng rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, chỉ số đường huyết GI của nếp cẩm vẫn cao không kém gì các loại gạo thông thường khác. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng nếp cẩm với một liều lượng vừa phải và có chế độ ăn uống khoa học để không làm tăng lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có ăn được gạo nếp cẩm, tuy nhiên cần tuân thủ đúng liều lượng do bác sĩ quy định
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có ăn được gạo nếp cẩm, tuy nhiên cần tuân thủ đúng liều lượng do bác sĩ quy định

Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường

Vấn đề “Người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?” thực chất không quan trọng bằng việc sử dụng nếp cẩm như thế nào cho đúng. Theo EASD, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng tinh bột, chỉ nên ăn khoảng 45% so với khẩu phần ăn của người bình thường. Chính vì vậy, một bữa ăn người bệnh chỉ nên dùng từ 1-1.5 chén cơm.

Để sử dụng nếp cẩm hiệu quả, người bệnh tiểu đường nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn

Người bệnh nên ăn với số lượng ít, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn và mỗi tuần chỉ nên ăn 3-4 lần. Khi ăn, bạn nên kết hợp thêm với các loại rau và trái cây mọng nước khác như dâu tây, việt quất, cam quýt,…. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu chè nếp cẩm hoặc ăn sữa chua nếp cẩm để thay đổi khẩu vị mà không làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Sữa chua nếp cẩm là một món ăn khoái khẩu đối với nhiều người
Sữa chua nếp cẩm là một món ăn khoái khẩu đối với nhiều người
  • Không dùng nếp cẩm sấy khô

Người bệnh tiểu đường nên lưu ý, không sử dụng các loại nếp cẩm sấy khô hoặc các phương pháp làm ngọt tương tự. Bởi khi nếp cẩm được chế biến theo dạng như vậy sẽ làm tăng tích lũy glucose, khiến lượng đường trong máu có thể tăng cao sau khi sử dụng.

  • Không uống rượu nếp cẩm

Gạo nếp cẩm một khi đã ủ lên men để thành cơm rượu sẽ tạo ra một loại hợp chất là C2H5OH. Sau đó, chất này sẽ chuyển hóa thành Ketones trong máu. Nếu sử dụng với hàm lượng nhỏ có thể không sao, nhưng nếu người bệnh uống rượu nếp cẩm với một lượng lớn thì có thể gây ra toan chuyển hóa. Điều này hoàn toàn bất lợi cho tình trạng tiểu đường của người người bệnh.

  • Nên ăn kèm với rau củ quả khác

Để đảm bảo lượng đường huyết ổn định, đồng thời cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh cần sử dụng nhiều rau củ quả kết hợp cùng với gạo nếp cẩm. Một số loại rau có thể ăn cùng như dưa chuột, rau thơm,…

  • Nấu cháo hoặc chè nếp cẩm không nên cho đường

Cháo nếp cẩm hay chè nếp cẩm được xem là món ăn hấp dẫn, giúp giải nhiệt cho mùa hè hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh đái tháo đường khi sử dụng những món ăn này không nên cho đường vào. Bạn có thể sử dụng loại đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường được bán tại các quấy thuốc Tân dược.

Khi nấu chè nếp cẩm người bệnh không nên sử dụng quá nhiều đường
Khi nấu chè nếp cẩm người bệnh không nên sử dụng quá nhiều đường
  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn

Ngoài ra, những người bệnh tiểu đường bị biến chứng cũng cần tập cho mình thói quen kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi ăn. Qua đó, bạn sẽ xác định được loại thực phẩm mà mình sử dụng mỗi ngày có làm tăng lượng đường trong máu hay không. Nếu sau khi ăn nếp cẩm bạn thấy chỉ số đường huyết của mình tăng cao hơn so với lúc trước khi ăn, bạn nên giảm bớt khẩu phẩn ăn của mình xuống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Sử dụng thay thế một số loại gạo khác

Ngoài gạo nếp cẩm, một số loại gạo khác cũng được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân mắc tiểu đường như: Sử dụng gạo lứt, gạo đen, gạo mầm, gạo basmati Ấn Độ,… Những loại gạo này đều có chỉ số đường huyết thấp, giúp điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả. Do đó, bạn có thể luân phiên thay đổi những loại gạo này để bữa ăn đỡ nhàm chán.

Bên cạnh những lưu ý trên, bệnh nhân tiểu đường cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã kê đơn. Chú ý uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, tăng cường rèn luyện thân thể để nâng cao thể trạng. Đồng thời người bệnh cũng kiểm soát chế độ ăn uống của mình, hạn chế rượu bia thuốc lá. Có như vậy, bạn mới có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra như: Biến chứng mù mắt, phù chân, suy gan, suy thận, đau tim, đột quỵ, tổn thương thật kinh,…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?”, đồng thời có được những lưu ý để sử dụng sản phẩm được tốt hơn. Việc nắm vững chỉ số đường huyết, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm sẽ giúp bạn có được chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Nhờ vậy, quá trình đẩy lùi bệnh tiểu đường của bạn sẽ sớm đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả với gạo nếp cẩm.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhNgười tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám đốc Chuyên Môn […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhNgười tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám đốc Chuyên Môn […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhNgười tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – Họng – Phó Giám đốc Chuyên Môn […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhNgười tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám đốc Chuyên Môn […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhNgười tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?Lưu ý khi sử dụng nếp cẩm cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – Mật – Giám đốc Chuyên Môn […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?