[Giải đáp thắc mắc] Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang là một loại lương thực phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bản thân chúng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Nếu ăn cần lưu ý những gì? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo.
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì đáp án là “Có”. Dưới đây là những lý do bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng khoai lang dù loại lương thực này có chứa nhiều tinh bột và carbohydrate.
Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máu
Khoai lang là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết ở mức thấp, có tác dụng giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong cơ thể. Bên cạnh đó, khoai lang còn có chứa rất nhiều magie, kali, vitamin C, beta carotene, chất xơ,… đây đều là những dưỡng chất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường cần tiêu thụ những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Trong khi đó các chất xơ có trong khoai lang không làm tăng lượng đường huyết một cách đột biến. Thành phần Caiopa từ củ khoai lang trắng cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.
Khoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Bệnh nhân bị tiểu đường dấu hiệu thường gặp đó là tình trạng khó tiêu, táo bón nên cần bổ sung thêm nhiều chất xơ từ khoai lang. Chất xơ có tác dụng loại bỏ chất thải tích tụ trong dạ dày, làm mềm phân, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa. Các protein trong khoai lang có khả năng chống oxy hóa đáng kể. Do đó, khoai lang rất tốt cho những người gặp vấn đề về tiêu hóa hay hội chứng ruột kích thích.
Khoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóa
Tiểu đường là một dạng bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của cơ thể. Trong khi đó khoai lang giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất, carbohydrates, có tác dụng cải thiện chức năng trao đổi chất, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa trong cơ thể. Chính vì vậy, loại củ này rất tốt cho những người bị tiểu đường béo phì.
Khoai lang tốt cho mắt
Khoai lang chứa hàm lượng lớn chất carotenoids, đây là một tiền chất của vitamin A. Vitamin A có tác dụng giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa biến chứng mù mắt thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Trong thành phần của khoai lang cũng có rất nhiều vitamin B6, giúp bảo vệ hệ thống thần kinh khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Tăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thể
Magie và Kali có trong khoai lang giúp làm tăng cường tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Điều này giúp làm hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, những tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra. Vitamin A, C trong khoai lang giúp chống viêm, chữa lành những vết thương trong cơ thể. Đông thời làm tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ da và hệ thống thần kinh khỏi những tác động do bệnh tiểu đường gây ra.
Khoai lang giúp giải tỏa cảm giác thèm đường
Khoai lang chứa nhiều vitamin, protein và tinh bột, giúp người bệnh cảm thấy no lâu, làm hạn chế cảm giác thèm ăn. Do vậy, người bệnh bị tiểu đường nếu thèm đồ ngọt nên lựa chọn khoai lang bởi đây là món ăn lành mạnh dành cho bạn. Mỗi ngày ăn một lượng khoai lang nhất định sẽ giúp lượng đường huyết được điều chỉnh ổn định hơn.
Với những công dụng trên đây, có thể thấy khoai lang là một loại thực phẩm đặc biệt thích hợp dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó bệnh nhân đái tháo đường nếu tiêu thụ khoai lang ở mức vừa phải sẽ nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Một số loại khoai lang thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả những loại khoai lang khác nhau. Tuy nhiên có 3 loại khoai lang tốt nhất mà bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng:
Khoai lang tím
Khoai lang tím là loại khoai lang phổ biến nhất hiện nay. Loại khoai này được trồng khá nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam. Khoai có vỏ và ruột màu tím, mùi thơm, vị ngọt. Bệnh nhân bị tiểu đường được khuyên nên sử dụng khoai lang tím bởi nó có chỉ số đường huyết GI thấp, thấp hơn cả loại khoai lang cam.
Ngoài ra trong khoai lang tím còn có chứa chất Anthocyanin, chất này được nghiên cứu là có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, ngăn ngừa tình trạng béo phì và những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường gây ra.
Bên cạnh đó, Anthocyanin còn có tác dụng giúp làm giảm khả năng hấp thu carbohydrat ở ruột, giúp điều hòa lượng đường huyết ở bệnh nhân bị tiểu đường.
Khoai lang cam
Khoai lang cam là loại thực phẩm được trồng phổ biến ở Mỹ. Loại thực phẩm này có cả vỏ và ruột màu vàng cam rất đẹp mắt. So với các loại khoai lang trắng và khoai tây, khoai lang cam có chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Chỉ số đường huyết GI của loại khoai này cũng rất thấp, thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Khoai lang Nhật Bản
Khoai lang Nhật Bản là loại khoai có màu tím nhưng ruột bên trong có màu vàng. Loại khoai này có mùi thơm, vị ngọt giống với khoai lang mật nên được rất nhiều người yêu thích. Khoai lang Nhật Bản có chỉ số đường huyết ở mức cho phép. Đồng thời loại khoai này có chứa thêm hoạt chất caiapo, giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ vậy loại khoai lang này có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân bị tiểu đường ăn khoai lang cần lưu ý gì?
Sau khi tìm hiểu xong vấn đề “Người bệnh tiểu đường có ăn khoai lang được không?”, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều cơ bản sau để sử dụng khoai lang được an toàn và hiệu quả nhất:
- Cung cấp một lượng khoai lang vừa đủ: Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn nửa củ khoai lang có kích cỡ trung bình. Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc cũng không ăn quá thường xuyên. Bạn nên có chế độ ăn hợp lý và đổi món để tránh nhàm chán.
- Nên ăn khoai lang luộc: Cách chế biến khoai lang cũng rất quan trọng. Các bác sĩ khuyên người bệnh nên luộc hoặc hấp khoai để tránh làm tăng chỉ số đường huyết. Do đó nếu người bệnh thắc mắc “bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang nướng không?” thì câu trả lời là không nên.
- Hạn chế sử dụng thêm các loại tinh bột khác: Một khi đã sử dụng khoai lang, điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác để cân bằng lượng đường và carbohydrate trong cơ thể. Những thực phẩm như cơm, miến, phở, mì tôm, bánh ướt, bánh mì,…. nên hạn chế sử dụng.
- Kết hợp thêm với rau xanh và trái cây: Người bệnh tiểu đường luôn được khuyến khích sử dụng nhóm thực phẩm này. Rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, làm giảm hấp thu đường, cải thiện tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa những tình trạng thừa cân béo phì. Do vậy nên ăn nhiều rau vào trước lúc ăn khoai lang để điều chỉnh lượng đường huyết được ổn định.
- Nên ăn khoai lang vào buổi sáng: Thời điểm thích hợp nhất để ăn khoai lang đó là vào buổi sáng, điều này sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong cả một ngày dài. Bạn nên ăn ít hơn vào bữa trưa và bữa tối bởi khoai lang có tính chất no lâu, nếu ăn nhiều vào buổi tối sẽ khiến người bệnh bị tức bụng.
- Không ăn khoai lang sống: So với khoai lang được nấu chín, khoai lang sống có hàm lượng đường cao hơn. Ngoài ra việc ăn khoai lang sống có thể làm ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của bạn.
- Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế sử dụng: Ăn khoai lang có thể gây tăng tiết dịch vị. Nếu người bệnh tiểu đường có hệ tiêu hóa kém sẽ dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Vì thế nhóm đối tượng này không ổn định không nên ăn khoai lang quá thường xuyên, nhất là ăn vào buổi tối.
- Không ăn khoai lang lúc đói: Khoai lang không thích hợp sử dụng cho những người đang đói. Bởi lúc này khoai dễ làm tăng tiết dịch vị, sinh ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Để ngăn ngừa triệu chứng khó chịu này, bạn nên luộc khoai thật kỹ trước khi ăn.
- Người tiểu đường bị suy thận không nên ăn khoai lang: Khoai lang có chứa nhiều kali. Nếu khả năng đào thải của thận đang có vấn đề, lượng kali trong máu sẽ tăng cao, gây ra các bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch và huyết áp.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?”. Ăn khoai lang là một cách để phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tiểu đường hiệu quả. Do đó bạn nên sử dụng khoai lang để thay thế những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng liều lượng và khẩu phẩn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại đồ ăn nào.
Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máuKhoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóaKhoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóaKhoai lang tốt cho mắtTăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thểKhoai lang giúp giải […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máuKhoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóaKhoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóaKhoai lang tốt cho mắtTăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thểKhoai lang giúp giải […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máuKhoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóaKhoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóaKhoai lang tốt cho mắtTăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thểKhoai lang giúp giải […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máuKhoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóaKhoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóaKhoai lang tốt cho mắtTăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thểKhoai lang giúp giải […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Khoai lang giúp làm ổn định hàm lượng insulin trong máuKhoai lang giúp cải thiện hệ tiêu hóaKhoai lang giúp cải thiện chứng rối loạn chuyển hóaKhoai lang tốt cho mắtTăng cường máu và oxy đến các cơ quan trong cơ thểKhoai lang giúp giải […]
Xem chi tiết