[Tư Vấn] Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm là thích hợp nhất?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cơm trắng là loại thực phẩm không thể thiếu đối với mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, trong cơm trắng có chứa hàm lượng đường và tinh bột rất cao. Việc nạp quá nhiều loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ khiến cho bệnh tiểu đường ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vậy bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm được? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề trên.

Người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?

Chế độ ăn uống đóng góp một phần không nhỏ vào việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Theo một nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng Harvard, ăn cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cực cao. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong thành phần của cơm trắng có chứa hàm lượng lớn tinh bột với chỉ số đường huyết GI=83.

Do đó người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều cơm trắng để tránh làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột. Vậy bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?

Cơm trắng chứa nhiều tinh bột và đường glucose, không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường
Cơm trắng chứa nhiều tinh bột và đường glucose, không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường

Để chọn được loại thực phẩm có thể thay thế cơm trắng, người bệnh cần phải đảm bảo 2 nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất: Thực phẩm nạp vào cơ thể phải đảm bảo không làm tăng lượng đường huyết.
  • Thứ hai: Cung cấp đầy đủ năng lượng cho mọi hoạt động hàng ngày.

Ngoài cơm trắng còn có rất nhiều loại thực phẩm khác chứa tinh bột nhưng lại không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Đối với thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm”, người bệnh có thể lựa chọn một loại thực phẩm sau đây:

Sử dụng gạo lứt thay cơm

Gạo lứt khác với gạo trắng ở chỗ, đây là loại gạo xay dối, do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài nên gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ hòa tan, khoáng chất, mangan, IP6, magie, kẽm, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn.

Gạo lứt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường
Gạo lứt là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường

Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng lượng đường huyết trong máu sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, giúp ngăn ngừa tình trạng phù tay chân, vitamin B2, thích hợp cho người sử dụng metformin dài ngày.

Sử dụng yến mạch mỗi ngày

Bên cạnh gạo lứt, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng yến mạch để thay thế cơm trắng. Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua hoặc nấu với cháo để dùng làm bữa sáng. Món ăn từ yếu mạch rất tốt cho đường tiêu hóa, đồng thời giúp giảm cân hiệu quả.

Sử dụng hạt chia, hạt lanh

Hạt chia và hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, photpho, sắt, omega 3,… Vì vậy, các loại hạt này không chỉ tốt cho việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp, huyết áp,… Bệnh nhân có thể sử dụng hạt chia để uống vào buổi sáng, sử dụng trước khi ăn cơm, ăn kèm với món rau củ hoặc sữa chua và hoa quả để thay đổi khẩu vị.

Hạt chia sử dụng vào các bữa phụ hoặc bữa sáng sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Hạt chia sử dụng vào các bữa phụ hoặc bữa sáng sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Khoai lang cho bệnh nhân tiểu đường

Tinh bột trong khoai lang là một loại tinh bột kháng đường, khi ăn sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, khoai lang còn có tác dụng làm giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và làm giảm cảm giác đầy bụng chướng hơi. Bên cạnh đó, loại củ này còn có chứa lượng calo tương đối thấp, rất an toán đối với bệnh nhân tiểu đường.

Một số bệnh nhân đái tháo đường đường gặp phải chứng khó tiêu. Trong khi đó, khoai lang giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân. Do đó ngăn ngừa chứng táo bón, kích thích dịch vị, cải thiện tiêu hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, protein, carbohydrates và khoáng chất,… giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. Loại củ này cũng rất phù hợp với những người muốn ăn kiêng giảm cân.

Ăn đậu đỗ thay cơm trắng

Đậu đỗ là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp kiểm soát lượng đường huyết, đồng thời giúp giảm cân an toàn hiệu quả. Người bệnh có thể ăn kèm đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ với gạo trắng hoặc gạo lứt để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Các loại đỗ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng để thay thế cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày
Các loại đỗ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng để thay thế cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày

Khi tìm hiểu về vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Rất nhiều người đã loại bỏ hẳn cơm trắng ra khỏi thực đơn dinh dưỡng của mình. Thế nhưng quan niệm này là hết sức sai lầm. Bạn vẫn có thể sử dụng cơm trắng hoặc những loại thực phẩm làm từ gạo như bún, miến, phở, bánh cuốn, bánh ướt,… nhưng với liều lượng thích hợp dành cho người bệnh tiểu đường.

Bị tiểu đường nên ăn gạo mầm

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Bên cạnh những loại thực phẩm trên, người bệnh có thể sử dụng gạo mầm. Cũng giống như gạo lứt, loại gạo này là loại còn nguyên phôi, nhưng được chọn lọc và trải qua quá trình cấp nước tạo ẩm để nảy mầm phôi nguyên trong gạo. Sau đó được sấy khô và trở thành gạo mầm.

Gạo mầm mang đến cho con người nhiều tác dụng tốt, đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bản thân loại gạo này có chứa nhiều vitamin E, B1, B6, PP, canxi, magie,…. Trong đó phải kể đến gamma aminobutyric acid (GABA), có tác dụng bảo vệ thận, chống độc cho thận.

Lượng GABA có trong gạo mầm rất có ích cho những người bị stress, mất ngủ. Bởi hợp chất này có tác dụng giúp thư giãn thần kinh, tạo giấc ngủ sâu, giúp người bệnh ăn ngon ngủ tốt. Hơn thế nữa, gạo mầm có chứa lượng chất xơ cao gấp 3 lần các loại gạo khác. Chính vì vậy nó cũng có khả năng kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn những loại gạo trắng thông thường, giúp hạn chế tình trạng tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Nguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không cần quá lo lắng xem bệnh tiểu đường kiêng gì để làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Thế nhưng người bệnh cần sử dụng cơm trắng một cách cẩn thận theo những hướng dẫn của bác sĩ.

  • Bổ sung theo nhu cầu cơ thể

Việc xác định chính xác nhu cầu năng lượng của cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bệnh nhân có thể tự ước chừng bằng cách ăn ít hơn so với những bữa ăn trước đây. Sau khi ăn khoảng 2 giờ nên kiểm tra lại lượng đường huyết. Nếu giá trị này đạt trên 10mmol/l nghĩa là đường huyết của bạn đang tăng cao. Ở những bữa ăn sau bạn nên giảm khẩu phần ăn với cơm trắng lại.

Bạn nên sử dụng cơm trắng theo đúng thể trạng của mình
Bạn nên sử dụng cơm trắng theo đúng thể trạng của mình
  • Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng

Nếu là nữ giới với thể trạng bình thường, không phải lao động nặng, bạn nên ăn một chém cơm cho mỗi bữa chính. Nếu là nam giới, có nhu cầu hoạt động cơ thể cao hơn, bạn nên ăn khoảng 1.5 chén cơm trong mỗi bữa chính. Trường hợp nếu bạn làm những công việc nặng nhọc có thể ăn thêm nửa chán cơm nữa.

  • Ăn nhiều rau củ trước

Để không làm tăng đường huyết trong máu sau khi ăn, người bệnh có thể ưu tiên ăn rau củ trước sau đó mới ăn cơm và những thức ăn khác. Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thi tinh bột và đường trong cơ thể, giúp cho bệnh nhân có cảm giác no lâu, hạn chế việc ăn vặt.

  • Uống nhiều nước

Người bệnh cần uống nhiều nước, đây là cách tốt nhất để giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra bạn cũng cần phải duy trì chế độ ăn uống và tham gia các bài tập chữa tiểu đường hằng ngày ngay cả khi đường huyết đã ổn định, tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh trở lại.

  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ

Thông thường mỗi người chúng ta đều có 2-3 bữa ăn chính/ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị tiểu đường bạn nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Mỗi bữa đề ăn vừa phải, không nên ăn quá no hoặc để quá đói.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm”. Người bệnh nên hạn chế sử dụng cơm trắng để tránh làm gia tăng lượng đường huyết sau khi ăn. Thay vào đó hãy dùng nhiều loại thực phẩm ngũ cốc và củ quả để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp ổn định lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, làm giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?Sử dụng gạo lứt thay cơmSử dụng yến mạch mỗi ngàySử dụng hạt chia, hạt lanhKhoai lang cho bệnh nhân tiểu đườngĂn đậu đỗ thay cơm trắngBị tiểu đường nên ăn gạo mầmNguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?Sử dụng gạo lứt thay cơmSử dụng yến mạch mỗi ngàySử dụng hạt chia, hạt lanhKhoai lang cho bệnh nhân tiểu đườngĂn đậu đỗ thay cơm trắngBị tiểu đường nên ăn gạo mầmNguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?Sử dụng gạo lứt thay cơmSử dụng yến mạch mỗi ngàySử dụng hạt chia, hạt lanhKhoai lang cho bệnh nhân tiểu đườngĂn đậu đỗ thay cơm trắngBị tiểu đường nên ăn gạo mầmNguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?Sử dụng gạo lứt thay cơmSử dụng yến mạch mỗi ngàySử dụng hạt chia, hạt lanhKhoai lang cho bệnh nhân tiểu đườngĂn đậu đỗ thay cơm trắngBị tiểu đường nên ăn gạo mầmNguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhNgười bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng?Sử dụng gạo lứt thay cơmSử dụng yến mạch mỗi ngàySử dụng hạt chia, hạt lanhKhoai lang cho bệnh nhân tiểu đườngĂn đậu đỗ thay cơm trắngBị tiểu đường nên ăn gạo mầmNguyên tắc ăn uống phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường Bài viết […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?