Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe? Giải đáp chi tiết
Đạp xe là hoạt động thể thao tương đối đơn giản và phù hợp với hầu hết các lứa tuổi. Nó đem lại nhiều lợi ích về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho mọi người. Phải chăng việc đạp xe là an toàn và hữu ích đối với người bị thoái vị đĩa đệm? Có một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, đó chính là “Liệu thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe?” Hãy cùng bài viết tìm hiểu và giải đáp cho vấn đề này.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?
Có thể nói, đạp xe đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần hỗ trợ đẩy lùi nhiều nguy cơ bệnh tật. Xây dựng được thói quen đạp xe hằng ngày là thói quen tốt cho chính sức khỏe của người luyện tập và cũng góp phần bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, người bị thoát vị đĩa đệm cần thực hiện bài tập kéo giãn và tăng tính linh hoạt của cột sống một cách thích hợp, nhằm giảm áp lực lên các đĩa đệm, hạn chế lực co kéo thiếu cân bằng gây rách bao xơ và thoát vị nhân nhầy. Do đó, đạp xe cũng cần chú ý trong khâu lựa chọn xe và luyện tập để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Nhắc đến những lợi ích mà việc đạp xe mang lại cho người thoát vị đĩa đệm, một số điều chúng ta cần phải biết:
- Đạp xe giúp lợi dụng một cách hợp lý trọng lượng cơ thể kết hợp động tác với tay – chân (giúp kéo giãn cột sống) nhờ khoảng cách giữa tay lái và yên xe, giữa yên xe và bàn đạp. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại xe có kiểu dáng và kích thước phù hợp với cơ thể của người lái góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống.
- Đạp xe là một trong những phương pháp cải thiện tốt tính linh hoạt của cột sống. Chuyển động xoay eo một cách nhịp nhàng trong quá trình đạp xe chính là bài tập hữu hiệu nâng cao khả năng vận động, gia tăng sự dẻo dai và sức khỏe ở người thoát vị đĩa đệm.
- Động tác nghiêng lưng ở mức độ vừa phải khi đạp xe sẽ làm phân bổ tốt áp lực tác động lên các điểm dọc cột sống, giảm thiểu sự quá tải ở thắt lưng và hông. Từ đó, các cơ nâng đỡ dọc cột sống cũng được thư giãn, giúp giảm đau hiệu quả do hiện tượng căng cứng.
Bên cạnh đó, chính việc vận động làm thúc đẩy tốt hoạt động tuần hoàn của cơ thể. Máu được lưu thông, đưa oxy và dưỡng chất đi nuôi dưỡng mọi tế bào, ngăn chặn quá trình chuyển hóa kị khí tạo acid lactic gây đau thắt tại các nhóm cơ.
Ngoài ra, đạp xe giúp tinh thần người bệnh được cải thiện. Người bệnh sẽ cảm thấy như được giải tỏa mọi căng thẳng, thoải mái và trở nên tích cực hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc tham gia các hoạt động thể thao vừa sức sẽ khiến cơ thể tiết ra một lượng dopamin đáng kể – loại hormone gắn với cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy, có thể thấy rằng đạp xe ở người thoát vị đĩa đệm là hoạt động cần thiết và hữu ích.
Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Các chuyên gia y tế cũng đã đưa ra lời khuyên người bị thoát vị đĩa đệm nên đạp xe đúng cách. Nhưng thế nào là thích hợp và đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả? Dưới đây là những lưu ý hết sức quan trọng, có thể nói là lời giải đáp cụ thể nhất cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?”
- Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ điều trị thoát vị đĩa đệm để có được những lời khuyên phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
- Lựa chọn xe tập có kích thước phù hợp với chiều cao cũng như chiều dài sải tay của bạn. Chiếc xe quá cao hoặc quá thấp không những không đem lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể làm gia tăng các tổn thương ở cột sống cũng như nguy cơ chấn thương cho bạn.
- Tư thế đạp xe cũng hết sức quan trọng. Bạn cần lưu ý phân bố lực đồng đều, làm sao hạn chế tối đa việc chỉ dồn áp lực lên một số điểm như cánh tay, cổ tay hay thắt lưng, tránh gây khó chịu, đau đớn. Nên giữ thẳng cột sống và nghiêng người ở một góc 30-45 độ so với phương thẳng đứng. Như vậy, mông đặt trên yên và phần hông đẩy nhẹ ra phía sau sẽ giúp việc đạp xe trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
- Người bị thoát vị đĩa đệm cần sử dụng thêm đai hỗ trợ khi đạp xe. Đây là công cụ đắc lực đảm bảo tư thế chuẩn của cột sống, giảm chèn ép cũng như giảm đau. Sử dụng đai quá chật hay quá nặng sẽ gây chèn ép quá mức, khiến các cơ phải chịu áp lực lớn dẫn đến hiện tượng co cứng gây đau đớn. Một chiếc đai đeo vừa vặn sẽ giúp ổn định và hạn chế sự cong vẹo cột sống.
- Lựa chọn địa hình đạp xe cũng rất quan trọng đối với người thoát vị đĩa đệm. Nên chọn những cung đường bằng phẳng, thoáng đãng, không khí trong lành để giảm thiểu tối đa các nguy cơ chấn thương có thể gặp phải cũng như giữ được tâm trạng vui vẻ, thoải mái khi đạp xe.
- Duy trì thói quen đạp xe thường xuyên và trong khoảng thời gian phù hợp, tùy thuộc vào tình hình thể trạng. Cố đạp lâu, chở nặng, đạp quá sức làm ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của người bệnh.
Đạp xe một cách khoa học được xem là liệu pháp hỗ trợ tuyệt vời cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích cũng như cơ sở cần thiết để hiểu đúng và đủ, giải quyết tốt vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe?”
Nội dung chínhNgười bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNgười bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?Những lưu ý cần thiết ở người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớp – Trưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền […]
Xem chi tiết