Bệnh tiểu đường có lây không, lây qua đường nào? Cách cải thiện sức khỏe

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Thận – Tiết Niệu – MậtGiám đốc Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Căn bệnh này rất khó điều trị tận gốc đồng thời có những biến chứng nguy hiểm khiến nhiều người lo sợ. Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Lây qua những đường nào? Có cách nào để kiểm soát căn bệnh này hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Bệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh dễ lây nhiễm nhưng nó lại có yếu tố di truyền. Dưới đây là những con đường có thể lây nhiễm bệnh tiểu đường mà bạn cần quan tâm.

Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máu

Bệnh tiểu đường thường khiến cho lượng đường huyết tăng lên một cách bất thường. Vì vậy nhiều người cho rằng căn bệnh này cũng sẽ dễ bị lây nhiễm qua đường máu giống HIV/AIDS hay viêm gan. 

Bệnh tiểu đường không lây qua đường máu
Bệnh tiểu đường không lây qua đường máu

Tuy nhiên căn bệnh này không lây qua đường máu. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu như bạn nhận máu từ một người bị bệnh tiểu đường thì cũng sẽ không thể bị lây bệnh từ người đó được. Do đó với câu hỏi bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không thì câu trả lời là hoàn toàn KHÔNG.

Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chung

Bệnh tiểu đường có lây qua ăn uống không? Nhiều người tỏ ra e ngại khi ngồi ăn cùng mâm với người bị bệnh tiểu đường. Thế nhưng căn bệnh này không hề lây qua đường ăn uống. Còn nếu trong gia đình có nhiều người cùng bị tiểu đường thì đó có thể là do họ có thói quen ăn uống sinh hoạt giống nhau nên dễ bị mắc cùng một căn bệnh. 

Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dục

Vấn đề bệnh tiểu đường quan hệ có lây không được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng bởi căn bệnh này cũng không lây qua đường tình dục. Do đó nếu một trong hai người bị bệnh tiểu đường thì cũng có thể yên tâm không bị lây bệnh sang cho người còn lại. Còn nếu cả hai đều đã bị mắc bệnh thì bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý để không làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Tin vui cho các cặp đôi đó là bệnh tiểu đường không hề lây qua đường tình dục
Tin vui cho các cặp đôi đó là bệnh tiểu đường không hề lây qua đường tình dục

Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọt

Bệnh tiểu đường có lây qua đường nước bọt không? Các chuyên gia cho biết, bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây qua đường nước bọt.  Chính vì vậy kể cả khi có tiếp xúc gần với người bệnh (như ăn chung đũa thìa, hôn,…), bạn cũng hoàn toàn yên tâm.

Cuộc sống sinh hoạt của những người bị bệnh tiểu đường vẫn sẽ diễn ra như bình thường và không phải áp dụng biện pháp phòng tránh như nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác.

Khả năng di truyền bệnh tiểu đường từ bố mẹ sang con

Bệnh tiểu đường có di truyền không? Bệnh tiểu đường có lây từ mẹ sang con không là băn khoăn của không ít người. Nhiều bậc cha mẹ sợ rằng bản thân mình bị bệnh sẽ lây nhiễm sang cho con cái. Bởi nhiều thông tin cho rằng bệnh tiểu đường có khả năng di truyền sang cho các thế hệ sau. 

Thực tế cho thấy rất khó để biết được chính xác một người bị bệnh tiểu đường là do di truyền hay do quá trình ăn uống sinh hoạt của họ gây ra. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh dễ di truyền. Thế nhưng vẫn có xác suất xảy ra. Đặc biệt trong trường hợp nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh tiểu đường thì khả năng cao đứa trẻ được sinh ra cũng sẽ mắc căn bệnh này. 

Cần lưu ý là tỷ lệ di truyền của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là không giống nhau.  Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị tiểu đường tuýp 1 thì tỷ lệ người con bị di truyền căn bệnh này là 3%.

Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ này tăng lên 5%. Còn với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ di truyền thấp hơn so với tiểu đường tuýp 1. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, để phòng ngừa di truyền bệnh tiểu đường tuýp 1 cho con, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất từ 6 tháng trở lên.

Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền từ bố mẹ sang cho con cái
Bệnh tiểu đường có khả năng di truyền từ bố mẹ sang cho con cái

Tuy nhiên, với vấn đề tiểu đường có di truyền hay không, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm trước và sau khi sinh để từ đó có hướng giải quyết kịp thời.

Khả năng lây nhiễm bệnh qua đường nước tiểu

Tương tự như những thắc mắc bên trên, vấn đề bệnh tiểu đường có lây qua đường nước tiểu không thì câu trả lời là hoàn toàn không. Vì thế bạn có thể yên tâm nếu như sinh hoạt chung hay sử dụng chung nhà vệ sinh với những người bị bệnh tiểu đường. 

Thực tế, căn bệnh này không dễ bị lây nhiễm như những căn bệnh như HIV, viêm gan B,… bởi nó không phải là do virus hay vi khuẩn gây nên. Dưới góc độ y học hiện đại, tiểu đường là một căn bệnh được hình thành do rối loạn chuyển hóa glucid, protid và lipid khi cơ thể thiếu hụt hàm lượng insulin hoặc insulin kém chất lượng. Vì thế, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa chứ không phải là một căn bệnh truyền nhiễm.  

Người bị bệnh tiểu đường cần làm gì để cải thiện sức khỏe?

Để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chú ý chế độ ăn uống khoa học hợp lý

Đối với người bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý chế độ ăn uống như:

  • Nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
  • Hạn chế sử dụng các loại chất béo từ mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt có ga, hoa quả sấy, mứt, si rô,….
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, thủy hải sản, nội tạng động vật, da của gia cầm…
  • Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời hạn chế ăn cơm trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây,…
  • Người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và vận động nhẹ sau khi ăn.
  • Nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không được để cơ thể quá đói hoặc quá no.
  • Mỗi tuần, người bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 2 bữa cá để cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
  • Cuối cùng, bạn cần phải uống ít nhất 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các chỉ số đường huyết của bạn được cải thiện
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các chỉ số đường huyết của bạn được cải thiện

Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Để kiểm soát được bệnh tiểu đường, bạn cần duy trì các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,… khoảng 60 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không nên tham gia các bộ môn thể thao quá sức. 

Nói không với rượu bia và các chất kích thích

Các loại rượu bia, cafe, thuốc lá và chất kích thích cũng là những tác nhân làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể và khiến cho hàm lượng insulin hoạt động không hiệu quả. Do đó người bị bệnh tiểu đường cần nói “Không” với những loại đồ uống và các chất kích thích này. 

Kiểm soát tốt cân nặng mỗi ngày

Lời khuyên cho người bị bệnh tiểu đường đó là bạn nên giữ cân nặng ở mức vừa phải. Bởi việc tăng cân không kiểm soát sẽ khiến cơ thể tiết ra những chất chống lại insulin, làm bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Thêm vào đó người bệnh cũng dễ mắc phải nhiều căn bệnh khác như béo phì, máu nhiễm mỡ, tim mạch, huyết áp,… Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà bạn ăn kiêng hoặc nhịn ăn. Nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến cho sức đề kháng của bạn bị suy giảm. 

Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ

Bạn cần lưu ý là phải luôn theo dõi và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ. Các các sĩ khuyên những bệnh nhân bị tiểu đường là nên xét nghiệm chỉ số HbA1c thường xuyên 3 tháng 1 lần.

Nếu chỉ số này đạt < 7% thì có nghĩa là bạn đang sở hữu lượng đường huyết khá ổn. Ngược lại nếu thông số này vượt quá 7% thì bạn cần phải xây dựng lại chế độ ăn uống sinh hoạt của mình ngay lập tức. 

Người bệnh cần đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe định định kỳ
Người bệnh cần đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe định định kỳ

Giữ một tinh thần lạc quan

Nếu như không may mắc bệnh tiểu đường thì bạn cũng đừng quá lo lắng hay chán nản. Bởi căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc men, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Sức khỏe tinh thần không tốt sẽ khiến cho người bệnh dễ bị mất ngủ, chán ăn, uể oải,… Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bạn.

Như vậy, thay vì băn khoăn bệnh tiểu đường có lây không thì bạn nên chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng một chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, lành mạnh. 

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề bệnh tiểu đường có lây không. Thông qua những chia sẻ này, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh tiểu đường. Đây là một loại bệnh nguy hiểm nhưng lại không dễ lây nhiễm. Vì thế bạn nên trang bị cho bản thân cái nhìn đúng đắn về căn bệnh này, không nên xa lánh người bệnh mà hãy quan tâm, giúp đỡ họ nhiều hơn để họ có thể vượt qua được căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Giải đáp thắc mắc: Đường huyết bao nhiêu là cao?

Nội dung chínhBệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máuKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chungKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dụcKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọtKhả năng di truyền bệnh […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường và quan hệ vợ chồng được không? Lý giải cụ thể

Nội dung chínhBệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máuKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chungKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dụcKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọtKhả năng di truyền bệnh […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường xét nghiệm gì? Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường

Nội dung chínhBệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máuKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chungKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dụcKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọtKhả năng di truyền bệnh […]

Xem chi tiết
Bệnh tiểu đường chữa được không và chữa như thế nào? (Tư vấn mới nhất)

Nội dung chínhBệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máuKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chungKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dụcKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọtKhả năng di truyền bệnh […]

Xem chi tiết
Tại Sao Tiểu Đường Lại Khát Nước? Biện Pháp Khắc Phục

Nội dung chínhBệnh tiểu đường có lây không? Lây qua đường nào?Khả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua đường máuKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua ăn uống chungKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua quan hệ tình dụcKhả năng lây nhiễm bệnh tiểu đường qua nước bọtKhả năng di truyền bệnh […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?