14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Cách trị vảy nến dân gian là một phương pháp sử dụng các thảo dược tự nhiên để giảm triệu chứng của bệnh mà không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Các biện pháp này thường được truyền lại từ kinh nghiệm dân gian, chi tiết về cơ chế tác động và cách thực hiện được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Áp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?

Các cách trị vảy nến dân gian có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ: Nến áp dụng các cách trị bệnh vảy nến dân gian để cải thiện triệu chứng như mảng da đỏ, bong tróc, ngứa ngáy xuất hiện ít và không gây ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống.
  • Kết hợp với phương pháp điều trị chính: Khi người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ, có thể kết hợp thêm các liệu pháp dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp làm dịu các triệu chứng và cải thiện tình trạng da.
  • Khi không có tình trạng nhiễm trùng da: Các phương pháp trị liệu dân gian không nên áp dụng khi vùng da bị vảy nến có dấu hiệu nhiễm trùng (mủ, viêm, sưng đau), vì chúng có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp này, cần đến bác sĩ để điều trị kháng sinh hoặc các biện pháp chuyên khoa khác.
  • Không phản ứng tốt với thuốc Tây y: Một số người gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị vảy nến, do đó có thể lựa chọn các biện pháp dân gian như một lựa chọn thay thế để làm giảm triệu chứng một cách an toàn và nhẹ nhàng hơn.
  • Người bệnh muốn dùng phương pháp tự nhiên: Một số người bệnh ưu tiên sử dụng các phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc dân gian, không có tác dụng phụ của thuốc Tây.
Cách trị vảy nến dân gian áp dụng cho trường hợp nhẹ
Cách trị vảy nến dân gian áp dụng cho trường hợp nhẹ

14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốt

Dưới đây là thông tin về hiệu quả của 14 cách trị vảy nến dân gian phổ biến và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện của từng phương pháp:

Lá trầu không

Trong Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, giúp sát trùng và tiêu viêm, hỗ trợ loại bỏ các tế bào sừng tích tụ trên da do vảy nến. Các thành phần trong lá trầu không như eugenol, chavicol và alkaloid có khả năng kháng sinh tự nhiên, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và viêm da do bệnh gây ra.

Ngoài ra, lá trầu không còn giúp làm sạch vùng da bị vảy nến và loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.

Cách thực hiện:

  • Đắp bã lá trầu không: Chuẩn bị 7 – 10 lá trầu không và muối trắng. Rửa sạch lá trầu, giã nát cùng một ít muối. Sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Ngâm rửa với nước lá trầu không: Đun sôi lá trầu không với nước, sau đó sử dụng nước này để ngâm và rửa vùng da bị vảy nến.

Cách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanh

Trà xanh chứa hợp chất EGCG (Epigallocatechin Gallate) giúp giảm viêm, làm sạch da và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào sừng quá mức – đặc điểm chính của vảy nến.

Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong trà xanh không chỉ giúp da phục hồi mà còn bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây hại, hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh vảy nến từ bên trong.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và đun sôi với khoảng 2 lít nước.
  • Thêm một ít muối hạt để tăng hiệu quả sát khuẩn.
  • Pha nước đã đun với nước lạnh cho đến khi ấm và sử dụng để tắm, rửa vùng da bị vảy nến.
  • Dùng bã trà chà nhẹ lên da để loại bỏ vảy và tế bào chết​.
  • Thực hiện tắm hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, người bệnh có thể đun nước với 1 nắm lá trà xanh, lọc lấy nước và uống thay nước lọc trong ngày. Phương pháp này giúp tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể và giảm căng thẳng – một yếu tố làm kích hoạt bệnh vảy nến.

Dùng lá trà xanh trị vảy nến hiệu quả
Dùng lá trà xanh trị vảy nến hiệu quả

Nha đam

Nha đam (lô hội) được sử dụng để chữa vảy nến nhờ vào khả năng dưỡng ẩm, kháng viêm và hỗ trợ làm lành vết thương.

Cụ thể, trong gel nha đam chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng giúp giữ ẩm cho da, giảm khô nứt và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bong tróc da. Đặc biệt, các hợp chất polysaccharide trong lá này giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, nhờ đó làn da bị tổn thương hồi phục nhanh hơn.

Cách thực hiện:

  • Thoa đều gel nha đam lên da, massage nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút để gel thẩm thấu sâu hơn.
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả trị vảy nến tốt​.

Nghệ tươi

Hàm lượng lớn Curcumin trong nghệ tươi giúp giảm viêm da, hạn chế ngứa, từ đó hỗ trợ phục hồi nhanh các tổn thương da do vảy nến. Ngoài ra, nghệ còn giúp ngăn ngừa sẹo và chống lại sự lan rộng của các mảng vảy nến, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng trên các vùng da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nghệ tươi trực tiếp: Rửa sạch nghệ, giữ nguyên vỏ, thái lát mỏng. Đắp trực tiếp các lát nghệ lên vùng da bị vảy nến, giữ trong 20 phút.
  • Nước ép nghệ tươi: Giã nát nghệ tươi và vắt lấy nước cốt, thêm một chút muối để tăng khả năng sát khuẩn. Dùng tăm bông thấm nước nghệ và chấm nhẹ lên vùng da bị bệnh. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu, rửa lại sau 30 phút​.
Nghệ tươi có tác dụng giảm triệu chứng vảy nến
Nghệ tươi có tác dụng giảm triệu chứng vảy nến

Cách trị vảy nến dân gian với dầu dừa

Dầu dừa giàu axit béo, đặc biệt axit lauric giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm ngứa ngáy, khô da và bong tróc – những triệu chứng điển hình của vảy nến. Dầu dừa cũng giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa mất nước và giảm tác động của các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài, từ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da bị vảy nến bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ.
  • Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa đều lên vùng da bị vảy nến.
  • Áp dụng bôi dầu dừa 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng da liễu tốt nhất.

Cần lưu ý đảm bảo sử dụng dầu dừa nguyên chất, ép lạnh để giữ được tối đa các dưỡng chất.

Muối

Một trong những cách trị vảy nến dân gian được đánh giá hiệu quả tốt là dùng muối hạt. Muối có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm nhiễm tại vùng da đang bị bệnh. Bên cạnh đó, muối có khả năng làm mềm các mảng vảy cứng trên da, giúp chúng bong ra dễ dàng hơn, từ đó làm giảm sự dày lên và bong tróc của da.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan khoảng 1 – 2 thìa muối biển vào bồn tắm nước ấm.
  • Tắm sơ qua với nước sạch, sau đó ngâm mình trong bồn nước muối 20 phút.
  • Tắm lại bằng nước sạch một lần nữa và lau khô người nhẹ nhàng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để tránh khô da, kích ứng da.

Trong quá trình tắm nước muối, không chà xát mạnh vùng da bị vảy nến vì có thể gây tổn thương da và làm tình trạng nặng hơn.

Muối làm giảm sự dày lên và bong tróc của da
Muối làm giảm sự dày lên và bong tróc của da

Giấm táo – Cách trị vảy nến dân gian lành tính

Giấm táo chứa axit axetic có tính axit nhẹ, giúp cân bằng độ pH của da, tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm, đồng thời giảm viêm nhiễm trên vùng da bị vảy nến. Sử dụng đúng cách sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa và khó chịu do vảy nến gây ra.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2 (1 phần giấm với 2 phần nước).
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch giấm táo pha loãng, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến.
  • Để dung dịch giấm táo khô tự nhiên trên da sau khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước ấm.

Phương pháp này có thể thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng vảy nến hiệu quả.

Lá lốt

Lá lốt là cách trị vảy nến dân gian được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn nên được nhiều người bệnh áp dụng. Các thành phần trong lá lốt giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu thường gặp ở người bị vảy nến. Một số nghiên cứu cho thấy lá lốt có thể hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp làm lành các tổn thương và giảm sự bong tróc vảy.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 cây lá lốt hoặc một nắm lá lốt tươi.
  • Rửa sạch lá lốt, vò nát rồi cho vào nồi, thêm khoảng 2 lít nước sạch và đun sôi trong 5 phút.
  • Pha nước lá lốt với nước sạch để tắm, đảm bảo nước ấm vừa phải.
  • Ngâm mình trong nước lá lốt khoảng 20 phút, kết hợp xoa nhẹ nhàng vùng da bị vảy nến.
  • Tắm lại bằng nước sạch và lau khô người nhẹ nhàng và thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần.
Lá lốt giúp làm lành các tổn thương và giảm sự bong tróc vảy
Lá lốt giúp làm lành các tổn thương và giảm sự bong tróc vảy

Cách trị vảy nến dân gian bằng lá khế chua

Theo ghi chép Y học cổ truyền, lá khế còn giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thận, từ đó giúp điều trị vảy nến từ bên trong​. Kết hợp cùng các chất chống oxy hóa và khoáng chất như sắt, kẽm và magie trong lá khế giúp làm mềm lớp da sừng, giảm ngứa ngáy và bong tróc da do vảy nến gây ra.

Cách thực hiện:

  • Đắp lá khế giã nát: Rửa sạch lá khế, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó giã nát cùng muối hạt. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Tắm nước lá khế: Đun sôi lá khế với nước trong 15 phút, sau đó pha loãng với nước lạnh vừa đủ ấm và dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị vảy nến.
  • Uống nước lá khế: Rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối loãng rồi đun sôi với nước trong 20 phút. Uống nước lá khế đun 3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh.

Hành hoa

Hành hoa được sử dụng để chữa vảy nến nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng làm dịu các triệu chứng ngứa, bong tróc. Các hợp chất trong hành hoa như flavonoid và quercetin giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng da. Đồng thời, hành hoa giúp làm mát và giải độc cơ thể từ bên trong, hỗ trợ quá trình điều trị vảy nến hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

  • Ngâm nước hành hoa: Rửa sạch 200g hành hoa, cắt khúc, đun sôi với nước. Sau đó, để nguội bớt và ngâm vùng da bị vảy nến trong 15 phút.
  • Uống nước hành hoa: Đun 100g hành hoa với 200ml nước trong 5 phút, để nguội bớt và uống.
  • Ăn hành hoa: Chần sơ 100g hành hoa trong nước sôi và ăn cả cái lẫn nước. Có thể kết hợp hành hoa với các món ăn như cháo hoặc mì để dễ ăn hơn.
Sử dụng hành hoa để chữa vảy nến tại nhà
Sử dụng hành hoa để chữa vảy nến tại nhà

Yến mạch

Yến mạch chứa avenanthramide, một chất chống viêm mạnh mẽ giúp giảm ngứa và kích ứng da. Đồng thời các vitamin và khoáng chất như B1, B5, sắt và magie có tác dụng nuôi dưỡng da, giúp tái tạo và bảo vệ da khỏi bong tróc do vảy nến. Nhờ những tác động này, yến mạch là cách trị vảy nến da đầu dân gian hiệu quả và an toàn được nhiều người bệnh áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Tắm nước yến mạch: Cho 1 chén yến mạch vào bồn nước ấm và ngâm mình trong 15 phút mỗi ngày.
  • Đắp bột yến mạch: Trộn yến mạch với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó đắp lên vùng da bị vảy nến trong 15 phút, rồi rửa sạch.

Cách trị vảy nến dân gian bằng cây lược vàng

Nghiên cứu Y học hiện đại đã phát hiện thành phần flavonoid và steroid trong cây lược vàng có tác dụng giảm viêm, ngứa và kích ứng da. Một số hoạt chất khác như vitamin C, vitamin E trong loại cây này cũng giúp thúc đẩy tốc độ làm lành thương tổn, ngăn ngừa hình thành sẹo cho da.

Cách thực hiện:

  • Uống nước cốt lược vàng: Rửa sạch 5 – 6 lá lược vàng, giã nhuyễn để lấy nước cốt. Uống nước này 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Đắp lá lược vàng lên da: Rửa sạch  5 lá lược vàng, giã nhuyễn cùng với muối, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến trong 20 phút.
  • Thoa rượu lược vàng: Ngâm lược vàng trong rượu từ 20 ngày, sau đó dùng rượu này thoa lên vùng da bị tổn thương 3 lần mỗi ngày để giảm viêm và ngứa​.

Cây muồng trâu

Hợp chất trong cây muồng trâu như anthraquinone có khả năng ức chế các phản ứng viêm, phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm trên da. Đồng thời sử dụng các phương pháp ngâm rửa từ lá muồng trâu đúng cách cũng thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương trên da, kiểm soát các triệu chứng của vảy nến tái phát dai dẳng khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Đắp lá muồng trâu: Giã nát lá muồng trâu và đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến trong 45 phút rồi rửa với nước.
  • Tắm nước lá muồng trâu: Chuẩn bị một lượng vừa đủ lá muồng trâu. Đem đun lá với nước, dùng nước này để tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương mỗi ngày.
Cây muồng trâu giúp kiểm soát các triệu chứng của vảy nến
Cây muồng trâu giúp kiểm soát các triệu chứng của vảy nến

Cách trị vảy nến dân gian với cây vòi voi

Các hoạt chất như alcaloid trong cây giúp làm giảm ngứa, viêm da và bong tróc, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, do cây vòi voi chứa một số chất độc, việc sử dụng cần thận trọng, đặc biệt không nên dùng phần rễ và hoa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá cây vòi voi và 2 thìa giấm ăn.
  • Rửa sạch lá, giã nát, trộn với giấm, sao nóng hỗn hợp cho đến khi lá chuyển màu xanh đậm.
  • Dùng khăn mỏng bọc hỗn hợp và đắp lên vùng da bị vảy nến trong khoảng 30 phút.

Áp dụng cách trị vảy nến dân gian bao lâu có tác dụng?

Nhìn chung, để đánh giá hiệu quả của các cách trị vảy nến dân gian, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong ít nhất 4 – 6 tuần. Trên thực tế, thời gian chính xác có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Đối với các trường hợp nhẹ, có thể thấy cải thiện sau vài tuần áp dụng đều đặn. Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hơn, thời gian có thể kéo dài hơn, thậm chí vài tháng.
  • Loại phương pháp được sử dụng: Một số phương pháp có thể mang lại hiệu quả nhanh hơn so với các phương pháp khác. Ví dụ, đắp lá trầu không hoặc tắm muối có thể giúp giảm ngứa và bong tróc vảy nhanh chóng, trong khi việc sử dụng dầu dừa hoặc cây lược vàng có thể cần thời gian dài hơn để thấy được sự cải thiện rõ rệt.
  • Tần suất và tính kiên trì: Nếu không thực hiện thường xuyên hoặc bỏ dở giữa chừng, có thể không thấy được sự cải thiện hoặc bệnh có thể tái phát.
  • Cơ địa của mỗi người: Mỗi người có một cơ địa khác nhau, do đó khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Bài viết đã trình bày chi tiết 14 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Việc áp dụng các phương pháp này cần được thực hiện thận trọng, kết hợp với sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, người bệnh có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem Thêm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh

Nội dung chínhÁp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốtLá trầu khôngCách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanhNha đamNghệ tươiCách trị vảy nến dân gian với dầu dừaMuốiGiấm táo – Cách trị vảy nến dân gian […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Ngứa Không? Cách Làm Giảm Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Nội dung chínhÁp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốtLá trầu khôngCách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanhNha đamNghệ tươiCách trị vảy nến dân gian với dầu dừaMuốiGiấm táo – Cách trị vảy nến dân gian […]

Xem chi tiết
Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Bệnh có di truyền không?

Nội dung chínhÁp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốtLá trầu khôngCách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanhNha đamNghệ tươiCách trị vảy nến dân gian với dầu dừaMuốiGiấm táo – Cách trị vảy nến dân gian […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhÁp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốtLá trầu khôngCách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanhNha đamNghệ tươiCách trị vảy nến dân gian với dầu dừaMuốiGiấm táo – Cách trị vảy nến dân gian […]

Xem chi tiết
Người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần tránh những gì?

Nội dung chínhÁp dụng cách trị vảy nến dân gian trong trường hợp nào?14 cách trị vảy nến dân gian đơn giản và hiệu quả tốtLá trầu khôngCách trị vảy nến dân gian bằng lá trà xanhNha đamNghệ tươiCách trị vảy nến dân gian với dầu dừaMuốiGiấm táo – Cách trị vảy nến dân gian […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?