Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế cụ thể và phù hợp với từng thể bệnh

Phác đồ điều trị vảy nến của Bộ Y tế là “kim chỉ nam” trong quá trình chữa vảy nến theo phương pháp Tây y. Căn cứ vào tình trạng vảy nến của bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, từng bước đẩy lùi triệu chứng của căn bệnh da liễu này.

Phác đồ điều trị vảy nến

Vảy nến là một căn bệnh mãn tính chưa được xác định chính xác nguyên nhân và cũng chưa có thuốc điều trị đặc thù, chưa có phương pháp điều trị triệt để. Do đó những ai mắc bệnh phải chung sống với nó cả cuộc đời.

Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị vảy nến bộ y tế sẽ giúp hạn chế, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà căn bệnh này gây ra. Bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ kiếm soát thành công sẽ cao hơn. Trường bệnh nặng, diễn tiến sang mãn tính sẽ gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu.

Biểu hiện lâm sàng

Vảy nến có các biểu hiện lâm sàng xuất hiện chủ yếu trên da, nhất là các vùng da đầu hoặc vùng da hay phải gặp ma sát như cùi chỏ, đầu gối, xương cùng, đầu ngón tay, khuỷu tay, mông…

  • Vảy nến thể thông thường bao gồm: Vảy nến thể giọt, vảy nến thể đồng tiền và vảy nến thể mảng.
  • Vảy nến thể đặc biệt bao gồm: Thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân hoặc bàn tay, thể đỏ da toàn thân, thể móng-khớp, thể mủ, viêm đầu chi liên tục và vảy nến niêm mạc.

Các tổn thương có thể xuất hiện thành từng mảng nhỏ, kích thước các vảy dao động từ vài mm tới vài cm hoặc lan rộng toàn thân.

Triệu chứng đặc trưng là các sẩn hoặc mảng sẩn màu đỏ tươi, phân định ranh giới rõ, trên có vảy da màu trắng bạc. Các vảy có thể tự bong ra, bên dưới là những đốm máu nhỏ li ti.

Đánh giá bề mặt da bị thương tổn – BSA (Body Surface Area)

Để đánh giá, xác định diện tích bị vảy nến từ đó tiến hành biện pháp điều trị phù hợp, dùng đơn vị đo bằng lòng bàn tay kể cả năm ngón tay của bệnh nhân.

Một lòng bàn tay = 1% diện tích bề mặt cơ thể

Đánh giá ảnh hưởng tâm lý xã hội

Bên cạnh việc đánh giá diện tích bề mặt da mắc vảy nến, bác sĩ cần đánh giá ảnh hưởng tâm lý xã hội, tác động của bệnh tới tâm lý và đời sống của người bệnh theo các mức từ thấp tới cao.

Người bị vảy nến thường khá tự ti
Người bị vảy nến thường khá tự ti

Sau khi thực hiện các bước đánh giá cần thiết, bác sĩ cần trao đổi với bệnh nhân về phác đồ điều trị vảy nến phù hợp và bắt đầu tiến hành.

Hai giai đoạn điều trị vảy nến

Vảy nến là căn bệnh mãn tính, phát triển theo từng đợt nhưng có khả năng trầm trọng hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và không khí hanh khô. Bệnh sẽ kéo dài tới suốt đời nhưng hầu như không gây ra những biến chứng nguy hiểm ngoại trừ thể vảy nến đỏ da toàn thân và thể khớp.

Phác đồ điều trị vảy nến được chia làm hai giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn lại thực hiện và phối kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.

  • Giai đoạn tấn công: Trong giai đoạn này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc kết hợp cả hai nhằm loại bỏ các thương tổn xuất hiện trên da.
  • Giai đoạn duy trì: Sau khi đã giải quyết các vảy nến, tăng cường sức khỏe cho làn da, bước tiếp theo là duy trì sự ổn định, hạn chế, không để bệnh bùng phát trở lại từ đó giúp người bệnh có một cuộc sống bình thường.

Các phương pháp điều trị vảy nến

Sau khi phát hiện các triệu chứng của vảy nến, xác định được mức độ tổn thương trên da:

  • Nếu diện tích tổn thương < 30% bề mặt da thì tiến hành điều trị tại chỗ.
  • Nếu diện tích tổn thương >30% bề mặt da hoặc phương thức điều trị tại chỗ không cho kết quả khả quan hoặc tình trạng vảy nến gây ra ảnh hưởng tâm lý sâu sắc cho người bệnh thì tiến hành điều trị toàn thân.

Điều trị tại chỗ

Nhóm thuốc điều trị tại chỗ thông thường chủ yếu là thuốc bôi ngoài da. Đối với căn bệnh vảy nến, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

Dithranol và Anthralin

  • Bôi 1 lần/ngày.
  • Điều trị tấn công hoặc điều trị duy trì.
  • Trong 2 tuần đầu bôi Anthralin hàng ngày, nồng độ 0,1-0,3%. Sau khi bôi thuốc 10-20 phút thì rửa sạch.
  • Có hiệu quả tốt nhất với dạng vảy nến thể mảng, nhất là những trường hợp chỉ có một vài mảng thương tổn có kích thước lớn.
  • Chống chỉ định với trường hợp: Da đỏ toàn thân, vảy nến thể mủ.
  • Chú ý không tắm nước nóng sau khi bôi thuốc trong khoảng 1 tiếng.
Biệt dược chứa Anthralin chữa vảy nến
Biệt dược chứa Anthralin chữa vảy nến

Salicylic axit 2%, 3%, 5%

  • Bôi 1-2 lần/ngày
  • Giúp bạt sừng, bong vảy, chống lại hiện tượng á sừng nhưng không có tác dụng với biểu hiện thâm nhiễm nền cứng cộm của vảy nến.
  • Lưu ý không nên bôi toàn thân vì có thể gây độc, tăng men gan.
  • Có thể kết hợp Salicylic axit với corticoid sẽ vừa bạt sừng vừa chống viêm một cách hiệu quả.

Calcipotriol

  • Là một dẫn chất của vitamin D3 có dạng thuốc mỡ.
  • Bôi 2 lần/ngày, liều tối đa không quá 100mg/tuần.
  • Tránh bôi toàn thân, bôi dưới 30% diện tích da trên cơ thể.
  • Công dụng: Ức chế tăng sinh tế bào sừng đồng thời kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng.
  • Calcipotriol có thể kết hợp với corticoid để điều trị tấn công (bôi 1 lần/ngày).
  • Không bôi thuốc vào vùng mặt, mắt, miệng. Bôi xong thì rửa sạch tay.
  • Thuốc dạng mỡ dùng để chữa vảy nến ở thân mình, dạng gel để chữa vảy nến da đầu.
  • Lưu ý: Thuốc có thể gây tăng canxi huyết, gây ra vệt dát thâm kéo dài.

Goudron

  • Thuốc khử oxy, có nguồn gốc từ một số cây gỗ có nhựa hoặc than đá.
  • Có dạng chất lỏng, bột nhão hoặc mỡ; màu nâu sẫm hoặc đen.
  • Loại thuốc này không chỉ được dùng để điều trị vảy nến mà còn dùng trong điều trị Eczema.
  • Công dụng: Tan nhiễm cộm, chữa trị tổn thương trên da.
  • Lưu ý: Mùi thuốc hơi hắc, nồng. Thuốc có màu đen nên dễ dây bẩn ra quần áo. Nếu bôi trong thời gian dài có thể gây viêm nang lông.

Vitamin A

  • Bôi 1 lần/ngày.
  • Dùng độc lập hoặc kết hợp với corticoid.
  • Điều trị vảy nến thể mảng.
  • Tác dụng phụ: Kích ứng gây đỏ da, bong tróc da mức độ nhẹ.

Kẽm oxit

  • Có thể kết hợp với các loại thuốc bôi giúp bạt sừng, bong vảy.
  • Công dụng: Xoa dịu vùng da bị tổn thương, giảm kích ứng.

Mỡ corticoid

  • Biệt dược phổ biến: Tempovate, Diprosone, Sicorten, Lorinden, Flucinar, Synalar, Eumovate, Betnovate…
  • Dùng điều trị tấn công.
  • Tác dụng điều trị nhanh, bôi sạch nhưng dễ tái phát sau khi ngừng thuốc.
  • Dùng kéo dài hoặc bôi thuốc trên diện rộng sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Nổi trứng cá, teo da, giãn mạch, rạn da…, đặc biệt là tình trạng nhờn thuốc.

Hướng dẫn bôi thuốc corticoid trị vảy nến:

  • Bôi corticoid loại nhẹ và vừa thuộc nhóm IV, V, VI, VII.
  • Bôi một đợt từ 20-30 ngày sau đó nghỉ.
  • Bôi thuốc corticoid và một loại thuốc khác theo các đợt xen kẽ.
  • Không bôi thuốc trên diện rộng hoặc kéo dài.

Điều trị toàn thân

Với các trường hợp vảy nến có tình trạng nghiêm trọng, lớp vảy dày hay vảy xuất hiện trên diện rộng, phương pháp điều trị tại chỗ không cho kết quả khả thi thì các biện pháp điều trị toàn thân sẽ được áp dụng.

Quang trị liệu

Phương pháp này có tên Tiếng Anh là Photo Chemotherapy, viết tắt là PUVA trị liệu. Đây là một phương pháp trị vảy nến nổi tiếng trên thế giới. Được Parrish và Fitzpatrick đưa ra từ năm 1974.

Cụ thể phác đồ điều trị vảy nến bằng quang trị liệu tiến hành theo một trong 3 cách sau:

  • Chiếu tia cực tím sóng A (UVA) bước sóng 320-400nm (nanomet). Thực hiện 3 lần/tuần hoặc 2 ngày chiếu 1 lần.
  • Chiếu tia cực tím sóng B (UVB) bước sóng 290-320nm. Ngày nay, phương pháp này dần được thay thế bằng UVB dải hẹp (311nm, UVB-Narrow Band).
  • Chiếu PUVA, tức Psoralen phối hợp với UVA. Người bệnh uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen. Sau 2 tiếng thì chiếu tia cực tím sóng A, liều UVA tăng dần từ 0,5 đến 1 J/cm2.

Công dụng của quang trị liệu là: Chống phân bào, hiệu quả miễn dịch giảm số lượng và giảm hoạt hóa lympho T, ức chế tổng hợp AND của lympho, ức chế tế bào sừng… từ đó làm sạch tổn thương nhanh chóng.

Quang trị liệu là một phương pháp đạt hiệu quả khá cao trong chữa vảy nến
Quang trị liệu là một phương pháp đạt hiệu quả khá cao trong chữa vảy nến

Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, không phải bôi thuốc, tương đối an toàn, ít độc hại.

Trong giai đoạn tấn công tiến hành 3 lần chiếu/tuần trong 1 tháng còn trong giai đoạn duy trì thì 1 lần chiếu/tuần trong 2 tháng.

Tác dụng phụ có thể xảy ra: Buồn nôn, đỏ da, ngứa ngáy, nổi phỏng nước…

Thuốc điều trị toàn thân

Các thuốc điều trị toàn thân thường có dạng uống hoặc tiêm. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh gồm:

Methotrexat (MTX)

Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, chất đối kháng axit folic có khả năng ức chế tăng sinh tổng hợp axit nucleic. Nhờ vậy nó có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào thượng bì, chống viêm giảm hóa ứng động của bạch cầu đa nhân.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp vảy nến thể mảng lan tỏa, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân, diện tích vảy nến chiếm hơn 50% diện tích cơ thể.

Nên dùng thuốc cho người khỏe mạnh hơn 50 tuổi, không có tiền sử bệnh lý. Không nên chỉ định cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc các trường hợp vảy nến ở mức độ nhẹ và vừa.

Liều 7,5mg mỗi tuần chia làm 3 lần uống cách nhau 12 giờ hoặc tiêm bắp 1 lần 10mg/tuần.

  • Tuần 1 uống liều test: 2 viên MTX x 2,5 mg, cách nhau 12 giờ, 7 giờ sáng uống 1 viên, 7 giờ tối uống 1 viên, thử công thức máu.
  • Tuần 2: Uống 3 viên MTX 2,5 mg, uống đảm bảo cách nhau 12 giờ. Ví dụ: Sáng thứ 2 (7h) uống 1 viên, tối thứ 2 (19h) uống 1 viên, sáng thứ 3 (7h) uống 1 viên, các ngày khác trong tuần không uống thuốc.

Chú ý theo dõi chức năng và hoạt động của gan trong quá trình sử dụng thuốc.

Retinoid

Là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng điều chỉnh quá trình sừng hóa. Được sử dụng với các bệnh nhân mắc vảy nến ở mức độ nặng.

Biệt dược: Tigason, Soriatan.

Công dụng: Điều hòa tăng trưởng và biệt hóa tế bào, làm chậm tăng sản biểu bì đồng thời bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng.

Chỉ định với các bệnh nhân mắc: Vảy nến thông thường diện rộng, vảy nến khớp, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể mụn, mủ.

Liều lượng:

  • Liều khởi đầu 10mg/ngày sau tăng dần lên 20-25mg/ngày.
  • Sau 1-2 tuần, đánh giá kết quả điều trị để điều chỉnh tăng hoặc giảm liều cho phù hợp.
  • Dùng thuốc kéo dài 1-12 tháng căn cứ vào tình trạng bệnh lý. Giảm liều nếu vào giai đoạn điều trị duy trì.

Tác dụng phụ: Viêm kết mạc, khô mắt, khô da, khô miệng, rụng tóc, ngứa, viêm môi…

Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì thành phần thuốc có thể gây quái thai. Đảm bảo người bệnh không có thai trước, trong và sau khi dùng thuốc 2-3 tháng.

Cyclosporin

Biệt dược Samdim mun, Samdimmun neoral. Cyclosporin có khả năng ức chế miễn dịch chọn lọc, giảm hoạt tính của lympho T ở cả thượng bì và chân bì vùng da bị vảy nến.

Chỉ định: Dùng cho các bệnh nhân mắc vảy nến thể nặng, vảy nến thể mụn mủ, vảy nến khớp.

Chống chỉ định: Với bệnh nhân đang có bệnh ác tính, chức năng thận có vấn đề, cao huyết áp…

Liều dùng:

  • Từ 2,5mg/kg/ngày đến 5mg/kg/ngày. Uống chia làm 2 lần.
  • Nếu dùng thuốc sau 4 tuần có tín hiệu chuyển biến tích cực thì duy trì thêm 6 tuần. Nếu sau 6 tuần áp dụng liều 5mg/kg/ngày mà không có kết quả thì ngừng thuốc.

Một số loại thuốc điều trị toàn thân khác

  • Các vitamin B12, vitamin C, vitamin A, Biotin, vitamin H3.
  • Thuốc kháng histamine tổng hợp.
  • Các bài thuốc trị vảy nến theo y học dân tộc.
Vitamin B12 được dùng trong phác đồ chữa vảy nến
Vitamin B12 được dùng trong phác đồ chữa vảy nến

Lưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế

Song song với việc thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị, bác sĩ chuyên khoa cũng như bệnh nhân cần lưu ý ghi nhớ một số vấn đề dưới đây:

  • Trong suốt quá trình chữa trị, bác sĩ cần giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, các giai đoạn điều trị và phương pháp điều trị cụ thể được áp dụng.
  • Bác sĩ không hứa hẹn sẽ chữa khỏi hoàn toàn vảy nến, thuyết phục bệnh nhân “chung sống” với căn bệnh mãn tính này.
  • Người bệnh cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa da liễu ở các bệnh viện lớn, có uy tín.
  • Khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ cần tránh để thuốc dây vào vùng da bình thường, mắt, mũi hay miệng và rửa tay sạch sau khi bôi thuốc.
  • Tuyệt đối thực hiện đúng theo hướng dẫn về thời gian, liều lượng uống thuốc hàng ngày mà bác sĩ đã kê đơn, không tự ý dùng thuốc.
  • Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, người bệnh bị vảy nến cần tránh căng thẳng thần kinh, không uống cà phê, rượu hay bia.

Như vậy phác đồ điều trị vảy nến bao gồm nhiều thông tin, nhiều bước từ xác định tình trạng bệnh tới sử dụng thuốc. Căn cứ vào thực tế bệnh lý thì bác sĩ chuyên khoa mới có thể áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

THAM KHẢO NGAY: Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học như thế nào?

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh

Nội dung chínhPhác đồ điều trị vảy nếnBiểu hiện lâm sàngHai giai đoạn điều trị vảy nếnCác phương pháp điều trị vảy nếnLưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da liễu mãn tính phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Ngứa Không? Cách Làm Giảm Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Nội dung chínhPhác đồ điều trị vảy nếnBiểu hiện lâm sàngHai giai đoạn điều trị vảy nếnCác phương pháp điều trị vảy nếnLưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Vảy nến là một bệnh da liễu tự miễn mãn tính, gây ra các mảng da đỏ, vảy trắng […]

Xem chi tiết
Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Bệnh có di truyền không?

Nội dung chínhPhác đồ điều trị vảy nếnBiểu hiện lâm sàngHai giai đoạn điều trị vảy nếnCác phương pháp điều trị vảy nếnLưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến, […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhPhác đồ điều trị vảy nếnBiểu hiện lâm sàngHai giai đoạn điều trị vảy nếnCác phương pháp điều trị vảy nếnLưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không? Các chuyên gia cho rằng, vảy nến là một […]

Xem chi tiết
Người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần tránh những gì?

Nội dung chínhPhác đồ điều trị vảy nếnBiểu hiện lâm sàngHai giai đoạn điều trị vảy nếnCác phương pháp điều trị vảy nếnLưu ý khi điều trị vảy nến theo phác đồ của bộ y tế Càng gần đến ngày hè, càng nhiều người thắc mắc rằng bị vảy nến có tắm biển được không? […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?