Vảy Nến Hồng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Vảy nến hồng hay vảy nến phấn hồng là một rối loạn ra, được phát hiện lần đầu vào năm 1860. Tới nay, nó trở thành một bệnh da liễu khá phổ biến, nhà là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được căn bệnh này với các bệnh lý da liễu khác. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi một số thông tin dưới đây.
Vảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Vảy nến hồng là tình trạng phát ban thông thường ngoài da, xuất hiện ở vùng ngực, cánh tay, đùi, cổ, hoặc thậm chí lan ra toàn thân…. Tuy nhiên, căn bệnh này ít xuất hiện trên mặt.
Các nốt phát ban màu hồng, có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khác nhau, kích thước giao động từ 0,1 – 20cm, có ranh giới rõ ràng. Trên bề mặt da bị tổn thương thường xuất hiện vảy phấn. Vảy nến hồng có thể khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, nhưng không gây đau đớn.
Về vấn đề bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không, thầy thuốc ưu tú Lê Phương từ Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết đây là bệnh da liễu lành tính nên không gây các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể tự khôi phục sau 2-10 tuần. Tuy nhiên, bệnh khiến làn da xấu xí, sần sùi, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc.
Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồng
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo nghiên cứu mới nhất, căn bệnh này có liên quan tới virus thuộc họ herpes, được gọi là herpesvirus-6 và / hoặc 7 (HHV-6, HHV-7). Đây là virus phổ biến gây ra các bệnh ngoài da ở người, nhưng không phải chủng gây mụn rộp. ngoài ra, bệnh còn có thể do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hoặc liên quan tới một số yếu tố như:
- Chấn thương da: Các vết trầy xước, côn trùng cắn, vết cắn,… bị nhiễm trùng dẫn tới bệnh.
- Yếu tố di truyền: Có tới 10% dân số thế giới mang gen di truyền vảy nến hồng nhưng chỉ 2-3% trong số đó mang gen thực sự phát bệnh. Do đó, nếu bố mẹ hoặc người thân mắc vảy nến, nguy cơ mắc bệnh của con cái cũng sẽ cao hơn.
- Yếu tố môi trường: Môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng, nhiều hóa chất, chất tẩy rửa mạnh…. là những nguy cơ khiến bệnh bùng phát.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện tới tâm lý căng thẳng, stress kéo dài hoặc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Triệu chứng vảy nến hồng là gì?
Hầu hết những người mắc vảy nến hồng đều xuất hiện các mảng ban hồng có vảy ngoài da. Ngoài ra, tùy thuộc vào thể bệnh, các triệu chứng cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
- Thể mảng bám: Thể bệnh phổ biến nhất, chiếm từ 70-80% số ca mắc. Bệnh nhân xuất hiện các tổn thương từ 2-10cm ở các vùng nếp gấp như khủy tay, đầu gốc, các mảng có màu đỏ, vảy trắng.
- Vảy nến hồng thể giọt: Thường gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Các tổn thương thường xuất hiện trên bụng, lưng, hay cánh tay, có kích thước từ 2-20cm, có ranh rới rõ ràng. Khi da bị căng, các tổn thương này nhạt màu hơn.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Đây là thể bệnh hiếm nhưng nguy hiểm bởi mức độ nặng, khó điều trị. Toàn thân người bệnh bị bao phủ bởi các mảng đỏ, có vảy trắng.
- Thể mủ: Vùng da bị tổn thương có màu trắng, người bệnh bị sốt cao, đau rát nhiều. Nguyên nhân do bội nhiễm vi khuẩn gây nên.
Điều trị vảy nến hồng thế nào?
Các bác sĩ điều trị có thể nhận biết bệnh bằng cách quan sát thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm máu hoặc sinh thiết da.
Người bệnh có thể điều trị vảy nến phấn hồng theo nhiều phương pháp khác nhau như Tây y, áp dụng mẹo dân gian hay thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, cần dựa vào tình trạng của bản thân cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn sao cho phù hợp.
Điều trị vảy nến hồng theo Tây y
Bệnh vảy nến phấn hồng thường kéo dài từ 8-10 tuần. Để giúp giảm ngứa, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc hoặc quang trị liệu.
Sử dụng thuốc
Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để đẩy lùi triệu chứng:
- Các loại thuốc bôi không kê đơn, chẳng hạn như kem dưỡng da calamine hoặc oxit kẽm
- Thuốc kháng histamin, thường được dùng cho dị ứng, trong một số dạng cũng điều trị phát ban và ngứa
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể được kê đơn corticosteroid giúp giảm ngứa, sưng hoặc thuốc acyclovir giúp chống virus gây mụn rộp nhằm ức chế nguyên nhân gây bệnh.
Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ bởi việc tự ý sử dụng thuốc hay dùng thuốc không đúng với yêu cầu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhờn thuốc, kháng thuốc, biến chứng về gan, thận, tim,…
Quang trị liệu:
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sử dụng liệu pháp quang trị liệu để đẩy lùi bệnh. Cụ thể các bác sĩ sẽ sử dụng tia cực tím nhằm loại bỏ các vùng phát ban đỏ trên da. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại những rủi ro, có thể để lại điểm tối trên da sau khi điều trị.
Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trị
Áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, không ảnh hưởng xấu tới người bệnh. Một số phương pháp dân gian hiệu quả phải kể tới:
- Sử dụng giấm táo: Dùng giấm táo pha loãng với nước, bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng nha đam: Dùng nha đam tươi loại bỏ vỏ bên ngoài rồi lấy gel bôi lên da thường xuyên nhằm giảm triệu chứng bệnh.
- Sử dụng lá trầu không: Chuẩn bị lá trầu không, rau răm, bèo hoa dâu, muối bột, đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước nguội bớt, dùng để tắm.
Việc áp dụng các mẹo dân gian giúp giảm đáng kể triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp chữa bệnh tận gốc mà chỉ tác động tới triệu chứng bên ngoài. Do đó, với những trường hợp bệnh đã chuyển nặng, không thể phụ thuộc vào các phương pháp này.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng
Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng, để bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh nên sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị do các bác sĩ chuyên khoa đưa ra như: Thời gian, liều lượng của thuốc, thời gian tái khám, những điều nên kiêng cữ,…
- Tùy thuộc vào từng cơ địa và thể trạng của mỗi người mà bạn sẽ có phác đồ điều trị riêng và thời gian khỏi bệnh cũng không giống nhau. Do đó bạn phải thật kiên trì trong suốt thời gian điều trị.
- Người bệnh chú ý vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, tránh sử dụng các loại mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa mạnh gây hại cho da.
- Không gãi ngứa hoặc chà xát quá mạnh lên da, điều này có thể khiến làn da của bạn dễ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng.
- Người bệnh nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da như kem dưỡng ẩm, dầu dừa, dầu oliu,… để hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc.
- Người bệnh bị vảy nến hồng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, omega 3, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bạn nên tích cực uống nhiều nước, ít nhất khoảng 2 – 3 lít/ngày, có thể sử dụng thêm nước hoa quả, canh rau củ,… Việc bổ sung nhiều nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do bệnh vảy nến gây ra.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu bia thuốc lá,….
Nếu đang gặp các biến chứng của vảy nến hồng, chịu đựng những khó chịu do bệnh gây ra, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp, tránh để lâu gây ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống.
XEM THÊM:
Nội dung chínhVảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồngTriệu chứng vảy nến hồng là gì?Điều trị vảy nến hồng thế nào?Điều trị vảy nến hồng theo Tây y Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trịLưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồngTriệu chứng vảy nến hồng là gì?Điều trị vảy nến hồng thế nào?Điều trị vảy nến hồng theo Tây y Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trịLưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồngTriệu chứng vảy nến hồng là gì?Điều trị vảy nến hồng thế nào?Điều trị vảy nến hồng theo Tây y Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trịLưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồngTriệu chứng vảy nến hồng là gì?Điều trị vảy nến hồng thế nào?Điều trị vảy nến hồng theo Tây y Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trịLưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy nến hồng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây vảy nến phấn hồngTriệu chứng vảy nến hồng là gì?Điều trị vảy nến hồng thế nào?Điều trị vảy nến hồng theo Tây y Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trịLưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến hồng […]
Xem chi tiết