Vảy Phấn Hồng Gibert
Vảy phấn hồng gibert là gì? Đây có phải là một dạng vảy nến tiêu biểu không? Phải chăng những mảng vảy nến xuất hiện trên da có màu hồng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay căn bệnh da liễu này và những triệu chứng đặc trưng từ đó tiến hành chữa trị một cách hiệu quả căn bệnh vảy nến hồng gibert.
Vảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Vảy phấn hồng gibert hay còn có tên gọi khác là vảy nến hồng gibert là một dạng tổn thương da cấp tính. Trong tiếng Anh, căn bệnh này được gọi là Pityriasis rosea of Gibert. Tên gọi này bắt nguồn từ tên của người đầu tiên phát hiện và mô tả bệnh là ông Gibert.
Căn bệnh này khá lành tính và có thể tự khỏi sau một thời gian. Vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh là trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai thì bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nhất định nếu không được điều trị kịp thời.
Theo số liệu thống kê, vảy phấn hồng gibert xuất hiện chủ yếu ở nhóm đối tượng trẻ tuổi, cụ thể là từ 10 đến 35 tuổi. Trong đó, số lượng phụ nữ mắc bệnh cao hơn, chiếm 58-60%.
Vảy nến phấn hồng gibert có nguy hiểm không? – Theo các chuyên gia da liễu, vảy nến là căn bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian tuy nhiên nếu đối tượng mắc là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai thì bệnh vẩy phấn hồng gibert có thể gây ra một số biến chứng như:
- Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn và cơ thể suy nhược.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non, con sinh ra có thể trạng yếu ớt.
Dù mức ảnh hưởng của vảy nến phấn hồng gibert tới sức khỏe của người bệnh không quá nghiêm trọng nhưng những biểu hiện của nó sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật.
Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibert
Hiện nay, y học chưa xác định rõ căn nguyên gây bệnh vảy phấn hồng gibert. Tuy nhiên, dựa trên dịch tễ học và hình ảnh lâm sàng, các chuyên gia nhận định đây là một bệnh truyền nhiễm.
Cụ thể, ở vùng Transvaal (Nam Phi) từng có một dịch bệnh khiến bệnh nhân tăng vọt bất thường. Có 2-4 người cùng một gia đình hoặc học chung một trường có biểu hiện mắc bệnh. Ở Australia cũng đã xác nhận sự liên quan giữa những người mắc bệnh.
Một số nghiên cứu khác thì chỉ ra rằng căn bệnh vảy nến phấn hồng gibert là do một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể là virus Epstein-Barr – một loại virus thuộc họ Herpès, HHP6 hay HHP7.
Lại có giả thuyết cho rằng vảy nến gibert có liên quan với một số loại thuốc như: barbioturiques, isotretinoin, ketotifen, metronidazon, griseofulvi…
Khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng bệnh có khả năng phát thành dịch nhỏ vào mùa xuân và mùa thu.
Triệu chứng của vảy phấn hồng gibert
Trong giai đoạn đầu, bệnh vảy nến hồng gibert thường không có biểu hiện rõ rệt. Điều này khiến người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như: Dị ứng tiếp xúc, viêm da cơ địa…
Do đó, bạn cần nắm rõ tất cả những biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện sớm tình trạng nhiễm bệnh của bản thân.
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi kèm cảm giác đau nhức đầu.
- Xuất hiện các vùng tổn thương trên da, đặc biệt là ở vùng lưng, ngực, bụng và cổ.
- Tổn thương thường có hình tròn, bầu dục tương tự hình huy hiệu.
- Vùng da tổn thương khác biệt rõ với vùng da khỏe mạnh. Đường kính từ 2-10cm.
- Mép xung quanh các vẩy có màu hồng tươi, ở giữa màu nhạt hơn và nhăn nheo.
- Có cảm giác ngứa rát tại các vẩy nến hồng gibert.
Đặc biệt, các tổn thương xuất hiện trên da theo trình tự từ lớn tới nhỏ. Theo đó, một đám da lớn có biểu hiện sau đó khoảng 1-2 tuần sẽ xuất hiện các đám da nhỏ hơn có màu đỏ, sẩn, nề tương tự các nốt ban mề đay, đôi khi có vảy khô màu xám phủ lên.
Sau khoảng thời gian phát bệnh, các tổn thương sẽ sắp xếp trên da tạo thành các đường song song giống như hình cây thông.
Ngoài ra người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và ăn uống không ngon miệng. Những triệu chứng kể trên kéo dài từ 5 đến 10 ngày nhưng có trường hợp biểu hiện kéo dài hơn 2 tháng.
Chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibert
Chẩn đoán lâm sàng
Nếu các tổn thương điển hình xuất hiện như trong phần triệu chứng đề cập bên trên thì khá dễ nhận biết vảy nến phấn hồng. Tuy nhiên, nếu không thấy xuất hiện triệu chứng tiêu biểu là các vảy màu hồng tươi thì chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa căn bệnh này với một số bệnh lý da liễu khác.
Do đó cần phân biệt vảy hồng gibert với các biểu hiện ngoài da dưới đây:
- Viêm da dầu: Thường xuất hiện ở vùng da đầu, ngực, má hoặc lưng. Xuất hiện vảy mỡ, vảy vụn, chân lông sẩn.
- Giang mai 2: Có nổi hạch, tổn thương ăn sâu vào niêm mạc và xét nghiệm huyết thanh giang mai cho kết quả dương tính.
- Nhiễm độc da do dị ứng thuốc: Cần tiến hành xét nghiệm inVitro.
- Vảy nến thể chấm giọt: Xuất hiện vảy trắng xà cừ.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Thông thường để xác định mắc bệnh vảy nến hồng gibert, bác sĩ chuyên khoa đa phần dựa trên chẩn đoán lâm sàng. Trong vài trường hợp đặc biệt nếu cần chẩn đoán cận lâm sàng thì sẽ tiến hành:
- Phân tích mô bệnh học không đặc hiệu
- Hóa mô miễn dịch, các tế bào dương tính với TCD4
- Xét nghiệm tìm nấm âm tính
Nếu phát hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc vảy nến phấn hồng gibert, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về da liễu nhằm tiến hành điều trị, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng gibert
Thông thường các dấu hiệu của bệnh kéo dài không quá 12 tuần vì vậy người bệnh có thể hoàn toàn khỏi bệnh mà không cần tiến hành điều trị.
Tuy nhiên trong thực tế, triệu chứng bệnh phổ biến là cảm giác ngứa, rát gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Do đó để hạn chế cảm giác này, người bệnh có thể tham khảo việc sử dụng một số loại thuốc.
Nguyên tắc điều trị
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Hạn chế những yếu tố gây kích ứng da như hoạt động gây đổ mồ hôi nhiều, mặc quần áo làm bằng chất liệu len, dạ.
- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc gây kích ứng, có khả năng gây ra biến chứng như chàm, bội nhiễm.
- Kết hợp dùng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống trong trường hợp bệnh có biểu hiện nặng.
Thuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng gibert
Cách chữa bệnh vảy phấn hồng gibert cơ bản là điều trị triệu chứng, dùng thuốc bôi ngoài da, tại phần da bị tổn thương, xuất hiện các vảy phấn kèm cảm giác ngứa rát.
- Dùng kem làm dịu da và dưỡng ẩm: Khi được hỗ trợ, da lấy lại sự cân bằng, giữ được độ ẩm cần thiết sẽ đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và sẩn rát.
- Thuốc bôi chứa steroid: Các loại thuốc chứa dẫn xuất của corticoid là Betamethasone và Hydrocortisone sẽ giảm cảm giác sưng, ngứa và tình trạng viêm trên da.
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này làm giảm thiểu các phản ứng dị ứng tiêu biểu là ngứa ngáy.
Nếu tình trạng bệnh xuất hiện nhiều tổn thương trên da hoặc dùng thuốc bôi ngoài da không cho hiệu quả thì cần kết hợp điều trị bệnh vẩy phấn hồng gibert với:
- Erythromycin: Liều 1-2g/ngày x 14 ngày với người lớn; 25-40 mg/kg/ngày với trẻ em.
- Acyclovir: 800 mg x 4 lần/ngày trong vòng 1 tuần.
- Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Chiếu 5 ngày/tuần trong 1-2 tuần.
- Corticoid đường uống: Dùng điều trị với thể nặng, tổn thương lan tỏa trên diện rộng hay xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày.
Để điều trị bằng phương pháp Tây y, người bệnh nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám chi tiết đồng thời tái khám theo lịch nhằm theo dõi tiến triển của bệnh cũng như hiệu quả của quá trình điều trị.
Trong suốt quá trình chữa vảy phấn hồng gibert, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây nhằm đạt kết quả tốt nhất.
- Lựa chọn các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm.
- Nếu được chỉ định dùng các loại thuốc corticoid, người bệnh cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, lưu ý quan trọng là không dùng thuốc này trong thời gian dài hoặc bôi lên một vùng da rộng.
- Dùng thuốc kháng histamine có thể thấy chóng mặt, buồn ngủ do đó người bệnh nên hạn chế lái xe hoặc điều khiển máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.
Chữa vảy nến phấn hồng gibert bằng dân gian
Nhằm xoa dịu các cảm giác khó chịu trên da do vảy phấn hồng gibert gây ra, người bệnh có thể tìm hiểu và áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
- Giấm táo: Dùng giấm táo pha loãng với chút nước sạch rồi bôi lên vùng da nổi vảy.
- Lá trầu không: Trầu không có đặc tính kháng khuẩn do đó người bệnh có thể đun sôi lấy nước trầu không để tắm hoặc vệ sinh da hàng ngày.
- Nha đam: Dùng gel nha đam tươi bôi trực tiếp lên vùng da mắc bệnh.
- Bột yến mạch: Theo một số nghiên cứu khoa học, bột yến mạch có tác dụng xoa dịu vùng da bị kích ứng.
- Cây muồng trầu: Dùng đọt non của cây muồng trầu cùng rau răm, lá trầu không đun sôi, cho thêm vài hạt muối trắng rồi pha thành nước tắm.
- Nước muối: Pha loãng muối tinh với nước sạch rồi bôi lên vùng bị vảy nến phấn hồng gibert.
Cần lưu ý là sau khi sử dụng các thành phần kể trên để thoa lên da, người bệnh cần làm sạch da với nước sạch, tránh để da bị viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt là không bôi lên vùng da có vết thương hở, hạn chế gãi ngứa gây xước xát da.
Nên ăn gì, không nên ăn gì khi bị vảy nến hồng gibert?
Các biểu hiện bệnh lý ngoài da có thể bị đẩy lùi một cách hiệu quả nếu người bệnh biết cách kết hợp giữa quá trình điều trị và ăn uống hàng ngày.
Ăn gì khi bị vảy nến phấn hồng gibert?
Khi mắc bệnh da liễu, làn da của bạn sẽ trở nên yếu ớt, thiếu sức sống đồng thời sức đề kháng của cơ thể cũng phải tăng cường làm việc dẫn tới kiệt quệ. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tăng cường ăn một số nhóm thực phẩm dưới đây:
- Trái cây giàu vitamin: Các loại vitamin C và E có tác dụng rất tốt cho làn da vì vậy bạn cần tăng cường ăn bơ, đu đủ, cà rốt… nếu đang gặp vấn đề với làn da.
- Các loại rau xanh: Đây cũng là một nguồn vitamin dồi dào. Cụ thể, người mắc vảy nến nên ăn các loại rau họ cải, đặc biệt là bina, cải xanh, cải xoăn.
- Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá trích là đại diện tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này. Các chất béo lành mạnh của chúng có khả năng chống viêm, xoa dịu các triệu chứng của da khi bị kích ứng.
- Các loại hạt: Người bị vảy nến nói riêng và các bệnh da liễu nói chung có thể ăn thêm hạt điều, hạnh nhân…
- Trà thảo mộc: Tinh chất trong các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà xanh sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy xuất hiện trên da.
Mặc dù các nhóm thực phẩm kể trên có tác dụng tốt cho những bệnh nhân bị vảy nến nhưng người bệnh cũng không nên quá lạm dụng chúng mà cần sử dụng điều độ hàng ngày.
Không nên ăn gì khi bị vảy hồng gibert?
Da có thể bị kích ứng thêm nếu người bệnh chủ quan, không ghi nhớ một số loại thực phẩm phải tránh xa nếu bị vảy nến.
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt ngựa… trong nhóm thịt đỏ chứa axit arachidonic có khả năng khiến các biểu hiện của bệnh vảy nến phấn hồng gibert trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa có thể gây dị ứng đồng thời nó còn chứa thành phần casein protein khiến biểu hiện viêm phát triển.
- Đồ ăn cay nóng: Những ai có vấn đề về da luôn phải hạn chế ăn các loại gia vị hoặc món ăn cay nóng, chứa quá nhiều ớt hay tiêu vì chúng gây kích ứng da một cách mạnh mẽ.
- Gluten: Loại protein này chứa nhiều trong ngũ cốc. Một số bệnh nhân đã chia sẻ rằng các triệu chứng bệnh giảm nhiều khi họ hạn chế các món từ ngũ cốc.
- Đồ uống có chứa cồn: Bia, rượu khiến cơ thể bị kích ứng, da nóng ran lên khiến các vùng da bị tổn thương phải chịu tác động mạnh.
Như vậy chỉ cần lưu ý một số điều nho nhỏ trong quá trình ăn uống hàng ngày là bạn đã có thể hỗ trợ đẩy lùi vảy phấn hồng gibert một cách hiệu quả.
Mong rằng những thông tin trong bài viết tổng hợp về bệnh vảy phấn hồng gibert sẽ giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về căn bệnh đặc biệt này từ đó phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nếu bị mắc bệnh.
Nội dung chínhVảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibertTriệu chứng của vảy phấn hồng gibertChẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibertChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngCách chữa bệnh vảy phấn hồng gibertNguyên tắc điều trịThuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibertTriệu chứng của vảy phấn hồng gibertChẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibertChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngCách chữa bệnh vảy phấn hồng gibertNguyên tắc điều trịThuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibertTriệu chứng của vảy phấn hồng gibertChẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibertChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngCách chữa bệnh vảy phấn hồng gibertNguyên tắc điều trịThuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibertTriệu chứng của vảy phấn hồng gibertChẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibertChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngCách chữa bệnh vảy phấn hồng gibertNguyên tắc điều trịThuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhVảy phấn hồng gibert là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng gibertTriệu chứng của vảy phấn hồng gibertChẩn đoán bệnh vảy phấn hồng gibertChẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngCách chữa bệnh vảy phấn hồng gibertNguyên tắc điều trịThuốc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng […]
Xem chi tiết