Chữa vẩy nến bằng đông y và những lưu ý khi sử dụng
Chữa vẩy nến bằng đông y là một trong 3 phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Bên cạnh điều trị bằng Tây y và theo các mẹo dân gian, đây được cho là phương pháp khá lành tính, an toàn và mang lại hiệu quả. Vậy có những cách chữa vẩy nến bằng đông y nào, cụ thể ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Quan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông y
Trong Đông y, vảy nến còn có tên gọi là tùng bì tiễn, ngân tiêu bệnh hay bạch xác sang. Bệnh lý này có căn nguyên do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn mà sinh bệnh.
Vảy nến biểu hiện rõ các triệu chứng vào mùa đông. Khi đó, lớp da thường bị khô, thiếu độ ẩm dẫn tới nứt nẻ và bong tróc. Vị trí vảy nến xuất hiện thường là tứ chi, lưng, bụng, da đầu hoặc lan rộng toàn thân.
Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây huyết táo khiến làn da bị suy yếu, không được cung cấp đủ dưỡng chất từ đó hình thành các lớp tế bào chết – các vảy nến trên da.
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị vảy nến triệt để nhưng nếu áp dụng các bài thuốc Đông y một cách phù hợp, người bệnh có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh phát triển, giảm thiểu sự khó chịu và ngứa ngáy xuất hiện trên da từ đó ngăn chặn sự ảnh hưởng của bệnh tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Đối với Đông y, sau khi xác định chính xác tình trạng mắc vảy nến của bệnh nhân, lương y sẽ kết hợp các vị thuốc để lấy lại cân bằng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho làn da.
Nhiều bệnh nhân lựa chọn chữa vẩy nến bằng Đông y không chỉ vì khả năng điều trị bệnh mà phương pháp này không ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống nội tạng, đặc biệt là gan, thận ngược lại còn hỗ trợ hoạt động của chúng, giúp quá trình bài tiết của cơ thể thuận lợi hơn.
Bài thuốc chữa vảy nến bằng đông y
Phương pháp chữa bệnh theo Đông y là sự đúc rút kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý từ hàng nghìn năm nay của thế hệ trước kết hợp với sự học hỏi, chỉnh sửa và bổ sung của những thế hệ sau.
Trong Đông y, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau như: Những bài thuốc từ thảo dược, châm cứu, xoa bóp hay bấm huyệt… Dựa vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, các thầy thuốc sẽ đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả.
Bài thuốc uống chữa vảy nến
Khi tình trạng vảy nến đã trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để đẩy lùi các triệu chứng dai dẳng và khó chịu xuất hiện trên da.
Những bài thuốc Đông y là sự nghiên cứu và kết hợp các loại thảo dược khác nhau. Trong đó, mỗi vị thảo dược có công dụng nhất định.
Đông y chia vảy nến thành hai thể là: Phong huyết nhiệt và phong huyết táo. Vì vậy, các bài thuốc cũng được chia thành hai dạng.
Chữa vảy nến thể phong huyết nhiệt
- Bài thuốc số 1: Thành phần: Hòe hoa sống (40g), sinh địa (40g), thăng ma (12g), thạch cao (40g), thổ phục linh (40g), tử thảo (12g), ké đầu ngựa (20g), chích thảo (4g), địa phu tử (12g). Đem thuốc sắc lấy nước, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc số 2: Thành phần: Hòe hoa (20g), sinh địa (20g), cam thảo đất (16g), cây cứt lợn (12g), thổ phục linh (16g), thạch cao (20g), ké đầu ngựa (16g). Đun thuốc âm ỉ, lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa vảy nến thể phong huyết táo
Bài thuốc số 1: Thành phần: Huyền sâm, kim ngân hoa, sinh địa, ké đầu ngựa, hà thủ ô, vừng đen mỗi thứ 12g. Mỗi ngày sắc một thang lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Thành phần: Hà thủ ô (20g), khương hoạt (16g), đương quy (20g), thổ phục linh (40g), oai linh tiên (12g), huyền sâm (12g), sinh địa (16g), ké đầu ngựa (16g). Sắc thuốc lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng đều đặn trong khoảng 1-2 tháng để có tác dụng tốt nhất.
- Bài thuốc số 3: Thành phần: Lá kinh giới (12g), bồ công anh (12g), rau má (12g), cây trinh nữ (12g), ké đầu ngựa (12g), bạc sau (12g), xích đồng (12g), thổ phục kinh (12g), hạ khô thảo (12g), vỏ gạo (12g), kim ngân hoa (12g), khổ sâm (12g), đơn đỏ (12g), xác ve sầu (12g). Mỗi thang thuốc chia làm hai ngày, một ngày đun uống chia làm hai lần.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt cũng là những phương pháp đặc thù trong Đông y. Theo đó, bằng việc tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, lương y sẽ từng bước lấy lại sự cân bằng của cơ thể, đẩy mạnh khả năng tự điều trị của cơ thể để hạn chế các triệu chứng vảy nến phát triển.
Cụ thể, để điều trị bệnh vẩy nến theo phương pháp Đông y, lương y sẽ dùng tay xoa bóp, tác động vào các huyệt đạo như: Khúc trì, thần môn, nội quan, túc tam lý, tam âm giao và phi dương.
Việc thực hiện xoa bóp, bấm huyệt chữa vảy nến bắt buộc phải được các thầy thuốc, lương y có tay nghề thực hiện, người bệnh tuyệt đối không được tự tìm hiểu và tiến hành.
Châm cứu điều trị vảy nến
Với phương pháp châm cứu, thầy thuốc sử dụng các kim châm nhỏ để tác động vào huyệt đạo. Theo một báo cáo trên Archives of Internal Medicine, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu giúp kiểm soát các cơn đau mãn tính, điều hòa hệ thống miễn dịch từ đó hỗ trợ điều trị các biểu hiện của bệnh vảy nến.
Quá trình tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trọng yếu trên cơ thể rất nguy hiểm do đó người bệnh cần thăm khám và được các bác sĩ, lương y có tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm tiến hành.
Những lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y
Để chữa vẩy nến bằng phương pháp y học cổ truyền đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý một số lưu ý dưới đây:
- Tìm hiểu thông tin, lựa chọn địa chỉ phòng khám Đông y uy tín, có bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm.
- Thực hiện đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi các vị thuốc hoặc liều lượng.
- Kiên trì thực hiện đúng, đủ liệu trình chữa bệnh, không nên bỏ dở giữa chừng.
- Ngay khi thấy biểu hiện khác thường như đau đầu, chóng mặt, xây xẩm mặt mày hoặc rối loạn tiêu hóa trong quá trình uống thuốc thì cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với lương y.
Ngoài ra, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị vảy nến, người bệnh không nên bỏ qua những thông tin hữu ích về các nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong thực đơn hàng ngày.
Vảy nến là một hiện tượng bệnh lý da liễu vì vậy việc tăng cường ăn các nhóm thực phẩm hỗ trợ cho hoạt động của làn da là rất cần thiết.
Theo đó, người mắc vảy nến nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:
- Rau xanh: Cải xoăn, rau bina, rau cải Thụy Sỹ, húng tây, thì là…
- Hoa quả giàu vitamin: quả bơ, anh đào…
- Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá mòi…
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó…
Một số nghiên cứu đã cho thấy chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E, beta-carotene và selenium có trong những thực phẩm kể trên cải thiện đáng kể tình trạng vảy nến.
Có nhóm thực phẩm nên ăn thì cũng có nhóm thực phẩm không nên ăn hoặc hạn chế ăn trong sinh hoạt hàng ngày. Với những người bệnh bị vảy nến, dưới đây là những thực phẩm cần ăn ít hoặc kiêng khem hoàn toàn:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, đồ đóng hộp…
- Thức ăn nhanh: Khoai tây chiên, gà rán…
- Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò…
- Sản phẩm bơ sữa: Sữa tươi, bơ lạt, pho-mát…
Những loại thực phẩm kể trên sẽ khiến hiện tượng viêm nhiễm gia tăng và cảm giác ngứa ngáy ngày càng trầm trọng.
Không chỉ ăn uống mà người đang chữa vẩy nến bằng Đông y còn cần ghi nhớ một số lời khuyên như:
- Hãy giảm cân: Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy những người bị béo phì có khả năng mắc bệnh vảy nến cao hơn và khi mắc bệnh thì các triệu chứng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Những lớp mỡ dưới da chứa một số protein có khả năng kích hoạt tình trạng viêm.
- Hạn chế bia rượu: Mặc dù mối liên hệ giữa rượu, bia, đồ uống có cồn với bệnh vảy nến chưa được chứng minh rõ ràng nhưng hãy uống ít nếu bạn mắc bệnh da liễu này. Những người bệnh uống nhiều rượu, bia có kết quả điều trị không mấy khả quan. Khi họ uống ít lại thì tình hình được cải thiện rõ ràng.
Nếu lựa chọn chữa vảy nến bằng Đông y, người bệnh cũng nên lưu ý về những ưu nhược điểm của phương pháp này.
Các bài thuốc trong Đông y sở hữu khá nhiều thế mạnh như: Thành phần bài thuốc chủ yếu có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên khá lành tính, dễ tìm kiếm và ít tác dụng phụ, có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Không chỉ chữa trị các biểu hiện của vảy nến mà bài thuốc hay các phương pháp Đông y còn hỗ trợ hoạt động của lục phủ ngũ tạng, lấy lại cân bằng cho cơ thể, thanh lọc cơ thể, thải bỏ chất độc khiến sức khỏe tăng lên.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chữa trị theo Đông y còn tồn tại một số nhược điểm như: Nguồn gốc thuốc chưa được đảm bảo, thuốc phát huy hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, phương pháp Đông y không cho hiệu quả nhanh chóng mà cần thời gian đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
Như vậy với bài viết này người bệnh đã có thể nắm được toàn bộ những thông tin về cách chữa vảy nến theo Đông y cũng như những lưu ý trong suốt quá trình điều trị.
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT HỮU ÍCH
Nội dung chínhQuan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông yBài thuốc chữa vảy nến bằng đông yBài thuốc uống chữa vảy nếnXoa bóp, bấm huyệtChâm cứu điều trị vảy nếnNhững lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi […]
Xem chi tiếtNội dung chínhQuan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông yBài thuốc chữa vảy nến bằng đông yBài thuốc uống chữa vảy nếnXoa bóp, bấm huyệtChâm cứu điều trị vảy nếnNhững lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi […]
Xem chi tiếtNội dung chínhQuan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông yBài thuốc chữa vảy nến bằng đông yBài thuốc uống chữa vảy nếnXoa bóp, bấm huyệtChâm cứu điều trị vảy nếnNhững lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi […]
Xem chi tiếtNội dung chínhQuan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông yBài thuốc chữa vảy nến bằng đông yBài thuốc uống chữa vảy nếnXoa bóp, bấm huyệtChâm cứu điều trị vảy nếnNhững lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi […]
Xem chi tiếtNội dung chínhQuan niệm và nguyên tắc chữa vảy nến trong Đông yBài thuốc chữa vảy nến bằng đông yBài thuốc uống chữa vảy nếnXoa bóp, bấm huyệtChâm cứu điều trị vảy nếnNhững lưu ý khi chữa vảy nến theo đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi […]
Xem chi tiết