Top 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Lá Bàng Hiệu Quả, An Toàn
Có rất nhiều cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng được dân gian lưu truyền. Tuy nhiên, cách chữa này vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm. Cùng tìm hiểu về hiệu quả của phương pháp chữa bệnh dân gian này và tham khảo 5 cách chữa phổ biến nhất từ lá bàng qua bài viết dưới đây.
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có tốt không?
Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước kích thước nhỏ, mọc sâu dưới da. Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp y tế hiện đại, với những trường hợp tổ đỉa mức độ nhẹ, người bệnh thường ưa chuộng các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian vừa an toàn, vừa lành tính. Một trong những mẹo dân gian phổ biến nhất hiện nay là sử dụng lá bàng để chữa tổ đỉa.
Theo y học cổ truyền, lá bàng có tính mát, có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Đồng thời, chữa bệnh ngoài da bằng lá bàng còn có thể giúp hỗ trợ chữa lành các tổn thương da và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các thành phần như flavonoid, tanin, phytosterol… có trong lá bàng có tác dụng ức chế sự hoạt động của một số vi khuẩn, vi nấm và một số tác nhân gây bệnh ngoài da khác. Đồng thời chúng cũng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da diễn ra nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, hoạt chất tanin trong lá bàng còn giúp làm săn se niêm mạc da rất hiệu quả để làm dịu các kích ứng, hỗ trợ điều trị mụn rộp, mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra. Một số thành phần chống oxy hóa có trong lá bàng cũng giúp thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới và tăng cường hoạt động bảo vệ da.
Với những đặc tính vượt trội trên, phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng nhận được rất nhiều lời khen từ phía bệnh nhân. Với những nguyên liệu dễ kiếm, phương pháp này giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả chữa bệnh cao. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là cơ địa mỗi người.
Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 5 cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay:
Lau rửa bằng nước lá bàng để chữa tổ đỉa
Với cách này, người bệnh chỉ cần thực hiện theo các thao tác sau:
- Chọn khoảng 10 – 15 lá bàng bánh tẻ và 2 thìa muối biển.
- Rửa sạch lá bàng với nước và ngâm 10 phút với nước muối pha loãng.
- Cho lá bàng và muối vào máy xay. Xay nhuyễn cùng 1 lít nước sạch.
- Đun sôi hỗn hợp từ 3 – 5 phút với lửa nhỏ để các hoạt chất trong lá bàng hòa tan với nước.
- Để nguội rồi cho vào chai bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Trước khi dùng làm ấm lại là được. Lưu ý không bảo quản nước lá bàng quá 1 tháng.
- Dùng gạc thấm nước thuốc rồi lau rửa vết thương giúp sát khuẩn, loại bỏ mủ viêm hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng bã của lá bàng đắp vào vết thương sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh dứt điểm.
Bôi dịch ép lá bàng để chữa bệnh tổ đỉa
Cách làm này giúp cho các dược chất có trong lá bàng thấm sâu và cho tác dụng điều trị tại vùng da bị tổn thương tốt hơn.
Bạn có thể thực hiện cách chữa bệnh này theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 5 -7 lá bàng non và một chút muối hạt.
- Rửa sạch lá bàng và ngâm nước muối loãng tương tự cách chữa thứ nhất.
- Vớt ra để ráo nước rồi cho vào cối giã cùng một chút muối hạt để tăng tính sát khuẩn.
- Vắt, ép lấy dịch nước cốt lá bàn, bỏ phần bã.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa rồi thấm khăn mềm, lau khô nhẹ nhàng.
- Dùng tăm bông hoặc bông y tế thấm nước cốt lá bàng lên các tổn thương da do bệnh tổ đỉa.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, sau khi bôi thuốc không cần rửa lại bằng nước sạch.
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng nhờ cách đắp trực tiếp
Giã lá bàng để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa cũng là một mẹo được rất nhiều người áp dụng. Tương tự như cách bôi dịch ép lên da, với phương pháp này, các dược chất trong lá bàng cũng có thể thấm sâu vào trong da. Nhờ đó mà hiệu quả cải thiện các triệu chứng tổ đỉa như mụn nước, ngứa rát sẽ được tăng cao hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá bàng non cùng với một chút muối hạt.
- Ngâm rửa lá bàng với nước muối pha loãng tối thiểu 10 phút như những cách chữa trên.
- Vớt ra, rồi cho lá bàng vào trong cối hoặc máy xay để xay (giã) nhuyễn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa rồi đắp trực tiếp hỗn hợp lá bàng đã giã lên trên.
- Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi lấy ra và dùng nước sạch rửa lại, lau khô.
Chữa tổ đỉa bằng cách ngâm nước lá bàng
Đây được xem là phương pháp sử dụng lá bàng hiệu quả mà đơn giản nhất trong 5 cách liệt kê trong bài viết này. Ngâm rửa bằng nước sắc lá bàng không chỉ giúp làm sạch da mà còn giúp giảm ngứa, sát khuẩn và tăng quá trình tái tạo da mới.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bàng tươi, 1 chút muối hạt
- Rửa sạch lá bàng, ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút thì vớt ra, để ráo nước.
- Vò nhẹ lá bàng và cho vào ấm đun cùng 2 lít nước đến khi sôi già.
- Đổ nước lá bàng ra thau để nguội bớt.
- Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổ đỉa ở chân hoặc tay
- Ngâm phần cơ thể bị tổn thương trong nước sắc lá bàng đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại và lau khô da.
- Thực hiện ngày 2 lần, liên tục trong nhiều ngày.
Dùng lá bàng xông hơi để chữa tổ đỉa
Có rất nhiều bệnh lựa chọn cách chữa tổ đỉa bằng xông hơi lá bàng trong nhiều tuần và đều có được hiệu quả rất đáng kể. Đây là cách vừa giúp sát khuẩn kháng viêm, vừa có tác dụng làm sạch da và hỗ trợ cho quá trình tái tạo, phục hồi da. Nhờ vậy làn da có thể dễ dàng hấp thu được nhiều dưỡng chất từ những sản phẩm chăm sóc da khác.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá bàng loại bánh tẻ, rửa sạch lá sau đó ngâm cùng với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút.
- Tiếp theo, chúng ta đun một nồi nước sôi khoảng 2 lít, cho phần lá bàng đã chuẩn bị vào đun kỹ thêm 20 phút nữa. Như vậy các hoạt chất trong lá bàng có thể dễ dàng tiết ra ngoài.
- Sau đó, bạn lấy nước ra để xông hơi, chú ý để mặt, tay, chân cách nồi nước khoảng an toàn để không làm bỏng.
- Trùm khăn bông mềm lên trên đầu và nồi nước để da được hấp thu các hoạt chất một cách tối đa.
Một số lưu ý khi dùng lá bàng điều trị tổ đỉa
Chữa tổ đỉa bằng lá bàng có thể phát sinh rủi ro nếu bạn thiếu cẩn trọng hoặc thực hiện sai quy trình. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và mau chóng khỏi bệnh, khi chữa tổ đỉa bằng lá bàng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thay thế các phương pháp chữa bệnh từ bác sĩ.
- Chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, trên da chưa xuất hiện các tổn thương hở, nhiễm trùng hay lở loét.
- Các mẹo chữa bệnh chỉ áp dụng ngoài da, không được uống.
- Trước khi dùng lá bàng chữa tổ đỉa, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và lau khô để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Trong quá trình áp dụng, nếu có bất thường phát sinh, cần ngừng ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là 5 cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù được coi là an toàn và lành tính, nhưng các phương pháp này vẫn chỉ là những mẹo dân gian, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Vậy nên trước khi sử dụng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
XEM THÊM:
Nội dung chínhChữa tổ đỉa bằng lá bàng có tốt không?Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản tại nhàLau rửa bằng nước lá bàng để chữa tổ đỉaBôi dịch ép lá bàng để chữa bệnh tổ đỉaChữa tổ đỉa bằng lá bàng nhờ cách đắp trực tiếpChữa tổ đỉa bằng cách ngâm nước […]
Xem chi tiếtNội dung chínhChữa tổ đỉa bằng lá bàng có tốt không?Cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản tại nhàLau rửa bằng nước lá bàng để chữa tổ đỉaBôi dịch ép lá bàng để chữa bệnh tổ đỉaChữa tổ đỉa bằng lá bàng nhờ cách đắp trực tiếpChữa tổ đỉa bằng cách ngâm nước […]
Xem chi tiết