[Giải Mã] Hiệu Quả Của Phương Pháp Chữa Tổ Đỉa Bằng Đông Y

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Đông y cho rằng, bệnh tổ đỉa hình thành do nhiệt, độc, thấp, phong kết lại gây tổn thương khí huyết, sinh ra bệnh. Chữa tổ đỉa bằng Đông y cần kết hợp bài thuốc uống song song với thuốc ngâm rửa và bôi ngoài da để triệt tiêu hoàn toàn nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Hãy tìm hiểu một số bài thuốc chữa tổ đỉa bằng Đông y được chọn lọc về tính an toàn và hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Quan niệm của Đông y về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa, hay còn gọi là chàm tổ đỉa là một bệnh da liễu phổ biến, đặc trưng bởi các tổn thương dưới dạng mụn nước li ti, tập trung chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Khác với các trường hợp dị ứng da, vùng da bị tổ đỉa không xuất hiện ban đỏ nhưng lại gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Theo quan điểm của Đông y, tổ đỉa được chia thành 2 dạng: Tổ đỉa ở chântổ đỉa ở tay. Tổ đỉa ở chân được gọi là Thấp cước khí, tổ đỉa ở tay được gọi là Nga trưởng phong. Nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa nói chung là do tà nhiệt, độc tà, phong và thấp kết hợp lại ở bì phu bàn tay, bàn chân sinh ra các mụn nước nhỏ. Hiện tượng này làm ảnh hưởng đến quá trình vận hòa khí huyết, khiến bì phu (da) bàn tay, bàn chân không được nuôi dưỡng đúng cách, dẫn đến tình trạng khô ráp, bong tróc và nứt nẻ.

Đông y quan niệm tổ đỉa do phong, thấp, tà, nhiệt kết hợp sinh ra
Đông y quan niệm tổ đỉa do phong, thấp, tà, nhiệt kết hợp sinh ra

Thấp nhiệt kết hợp với phong gây ra mụn nước. Độc tà hóa táo sinh phong gây nên triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Thấp nhiệt tà lâu ngày hóa nùng khiến các mụn nước sinh mủ, sưng loét.

Như vậy, để chữa bệnh tổ đỉa, Đông y vận dụng nguyên tắc thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp, trừ tà nhằm điều hòa khí huyết bên trong và triệt tiêu các triệu chứng bên ngoài.

Tìm hiểu một số bài thuốc chữa tổ đỉa bằng Đông y

Nguyên tắc dùng thuốc của Đông y thường dựa vào vị trí và thời điểm phát bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì sử dụng kết hợp thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da cho 1 liệu trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dưới đây những bài thuốc bạn có thể áp dụng cho từng vị trí mắc bệnh:

Thể Nga trưởng phong (tổ đỉa ở tay)

Đây là thể bệnh đặc trưng ở vùng da ngón tay và lòng bàn tay. Đặc điểm của thể bệnh này là các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy dữ dội nhưng không đỏ, đau rát. Nếu dùng kim chích vỡ các nốt mụn sẽ thấy dịch trong suốt, hơi dính chảy ra. Các nốt mụn bị chích vỡ sau đó có dấu hiệu teo, khô và bong vảy. Lưỡi của bệnh nhân mắc thể Nga trưởng phong có thể sẽ bị đỏ, ít rêu và mạch phù hoạt.

Phương pháp chữa trị: Thanh nhiệt, khu phong

Bài thuốc uống

  • Bài thuốc 1: Liên kiều (12g), Tỳ giải (12g), Xương truật (12g), Huyết dụ (12g), Xuyên khung (12g), Hoàng bá (12g), Đương quy (12g), Bạch thược (12g), Kinh giới (16g), Thương nhĩ tử (16g), Sinh địa (16g), Ích mẫu (16g), Cỏ nhọ nồi (16g), Ý dĩ 15g. Sắc uống ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc 2: Đương quy, Bạch thược, Liên kiều, Thương truật, Xuyên khung, Hoàng bá mỗi thứ 12g, Kinh giới (16g), Sinh địa (16g). Ngày sắc 1 thang, chia làm 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: Sinh địa, Ích mẫu, Kinh giới, Ý dĩ, Cỏ nhọ nồi, Ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, Tỳ giải và Hoàng bá mỗi thứ 12g. Ngày sắc 1 thang, chia làm 3 lần uống.
Đông y gọi bệnh tổ đỉa ở tay là thể Nga trưởng phong
Đông y gọi bệnh tổ đỉa ở tay là thể Nga trưởng phong

Bài thhuốc ngâm rửa:

  • Bài thuốc 1: Dùng là móng tay hoặc tổ mộc, sắc đặc. Ngâm rửa hằng ngày.
  • Bài thuốc 2:  Hoàng cầm (12g), Thương nhĩ (12g), Thương truật (12g), Phù bình (12g) và Khổ sâm (12g), Hương phụ (10g). Sắc và ngâm rửa hằng ngày. Bài thuốc này thường dùng cho người có nhiều mụn nước.
  • Bài thuốc 3: Bán chi liên 60g, sắc với nước. Ngâm tay khoảng 15 phút khi còn ấm. Bài thuốc này thường dùng cho người có tổn thương da sưng đỏ, loét.

Bài thuốc bôi ngoài: 

  • Bài thuốc 1: Dùng cây mỏ quả nấu thành cao. Thoa lên vùng da bị tổ đỉa 2 lần/ ngày.
  • Bài thuốc 2: Ô tặc cốt, Thanh đại, Bằng sa và Phèn phi với một lượng nhất định theo tỷ lệ bằng nhau. Tán thành bột mịn rồi rắc vào vùng da bị bệnh. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sắc tô mộc, lau khô da.

Thể Thấp cước khí (tổ đỉa ở chân)

Ở thể Thấp cước khí các tổn thương da tương tự thể Nga trưởng phong, chỉ khác vị trí ở lòng bàn chân và kẽ ngón chân. Những mụn nước gây ngứa rát trên da xuất hiện thành từng đám. Khi vỡ, chúng sẽ tạo thành sẹo và để lại các lỗ trên da.

Phương pháp chữa: Thanh nhiệt trừ thấp, khu phong.

Thể Thấp cước khí theo Đông y
Thể Thấp cước khí theo Đông y

Bài thuốc uống:

  • Bài thuốc 1: Thổ phục linh (40g), Ké đầu ngựa (16g), Tỳ giải (16g), Ý dĩ (16g). Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Cây cứt lợn (12g), Kinh giới (12g), Kim ngân (12g) và Cam thảo đất (12g), Hy thiêm, Sinh địa, Ý dĩ, Ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, Thổ phục 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống.

Bài thuốc ngâm rửa: Các bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài dùng tương tự thể Nga trưởng phong.

Chữa tổ đỉa bằng Đông y có tốt không? Cần lưu ý những gì?

Chữa tổ đỉa bằng thuốc Đông y không chỉ làm giảm các triệu chứng ngoài da như ngứa, rát, đau nhức, mà còn tác động và đẩy lùi căn nguyên của bệnh (phong, thấp, nhiệt, độc tà). Chính vì vậy, cách chữa này mang lại hiệu quả toàn diện hơn, vừa điều trị triệu chứng vừa kiểm soát bệnh tiến triển và ngăn ngừa tái phát.

Ngoài ra, phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng đông y còn có ưu điểm lành tính, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng, ít gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Đông y chữa tổ đỉa
Tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Đông y chữa tổ đỉa

Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Đông y tốt nhất, lưu ý người bệnh một số điểm sau:

  • Tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và thời gian điều trị của bác sĩ. Các bài thuốc đông y thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài.
  • Trong quá trình sử dụng các thuốc ngâm rửa và bôi ngoài da, bạn nên lưu ý tránh cào gãi, chà xát mạnh gây vỡ mụn nước hoặc làm nặng hơn các tổn thương da, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Với những trường hợp tổn thương da bùng phát mạnh mẽ, gây lở loét nặng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc Tây y trong thời gian ngắn trước mắt để kiểm soát triệu chứng. Sau đó mới dùng thuốc Đông y để điều trị triệt để bệnh.
  • Những đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú muốn sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh tổ đỉa thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như hóa chất độc hại, xà phòng, chất tẩy rửa, chất dị ứng…
  • Giữ gìn vệ sinh da, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Cẩn trọng khi lựa chọn mỹ phẩm, dầu gội đầu, dầu xả, sữa rửa mặt, giày dép… trong quá trình điều trị.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh luôn giữ vùng da bị tổ đỉa khô ráo, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước.
  • Trường hợp phải tiếp xúc, người bệnh không nên tiếp xúc quá lâu, bởi nước có thể làm ẩm lớp sừng tổ đỉa, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm.
  • Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đồng thời hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ tanh, thủy hải sản, đồ lên men, đậu nành, đậu phộng. Kiêng tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích.
  • Với những người có cơ địa dị ứng thời tiết nên giữ ấm cho cơ thể mỗi khi ra ngoài trong thời tiết giao mùa.
  • Luôn để tinh thần vui vẻ, thoải mái bằng cách cân đối lại công việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Chữa tổ đỉa bằng Đông y được đánh giá là giải pháp có độ an toàn, lành tính cao, tác động toàn diện đến cả triệu chứng và căn nguyên của bệnh. Tuy nhiên phương pháp này có tác dụng chậm, cần nhiều thời gian và tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

XEM THÊM:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]

Nội dung chínhQuan niệm của Đông y về bệnh tổ đỉaTìm hiểu một số bài thuốc chữa tổ đỉa bằng Đông yThể Nga trưởng phong (tổ đỉa ở tay)Thể Thấp cước khí (tổ đỉa ở chân)Chữa tổ đỉa bằng Đông y có tốt không? Cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên […]

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp] 2022

Nội dung chínhQuan niệm của Đông y về bệnh tổ đỉaTìm hiểu một số bài thuốc chữa tổ đỉa bằng Đông yThể Nga trưởng phong (tổ đỉa ở tay)Thể Thấp cước khí (tổ đỉa ở chân)Chữa tổ đỉa bằng Đông y có tốt không? Cần lưu ý những gì? Bài viết được tham vấn chuyên […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?