Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp] 2022
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, chữa thế nào, bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người khi chẳng may mắc phải căn bệnh dai dẳng khó trị này. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia, TTƯT.BS Lê Phương, Nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông, Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 sẽ giải đáp những thắc mắc này của độc giả.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Có tự khỏi được không?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ khu trú ở bàn tay, bàn chân, kẽ và rìa các ngón tay, chân. Các mụn nước này không tự vỡ mà thường tự xẹp đi, sau đó gây bong tróc da để lộ lớp da bên dưới màu hồng, xung quanh có nhiều vảy. Người mắc bệnh tổ đỉa sẽ cảm thấy ngứa rát, càng gãi, các mụn nước càng xuất hiện nhiều, càng ngứa nhiều.
Trả lời cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không, TTƯT.BS Lê Phương cho biết: “Tổ đỉa hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị ngay từ sớm. Nếu để bệnh trở thành mãn tính, dai dẳng thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn sẽ thấp hơn rất nhiều.”
Bên cạnh đó, bác sĩ Lê Phương còn cho biết, hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện đúng và sớm loại trừ nguyên nhân đó, khả năng chữa khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn so với chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Điều quan trọng hơn nữa là người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo lý thuyết, với những trường hợp tổ đỉa cấp tính, bệnh có thể kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi mà không cần điều trị nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, người bệnh bị tổ đỉa rất dễ bị tái phát bệnh thường xuyên do cơ địa hoặc môi trường. Bệnh thường tiến triển thành mãn tính, dai dẳng và khó điều trị.
Điều trị tổ đỉa bao lâu thì hết?
Với các dạng tổ đỉa cấp tính do nguyên nhân từ bên ngoài, bệnh có thể khỏi sau 2 – 4 tuần khi loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh. Một số trường hợp dị ứng nặng hơn, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc chống dị ứng, chống nhiễm trùng… thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Nếu bệnh ở giai đoạn mãn tính, đã tái phát nhiều lần, cần sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cơ địa đáp ứng thuốc
- Mức độ tuân thủ hướng điều trị
- Chế độ chăm sóc, kiêng khem trong thời gian điều trị
- Nguyên nhân gây bệnh
Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa
Có 3 phương pháp để điều trị bệnh tổ đỉa: Đông y, Tây y và sử dụng thuốc nam. Tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của bệnh, bạn có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp này theo các liệu trình điều trị khác nhau.
Thuốc điều trị bệnh tổ đỉa
Với Tây y, bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau để ngăn chặn sự phát triển của bệnh và hạn chế tái phát. Bao gồm:
– Điều trị tại chỗ: Mục đích chống bội nhiễm và ngăn chặn sự lây lan của các mụn nước. Các thuốc trị tổ đỉa được sử dụng như:
- Bạc nitrat, Cồn BSI 1 – 3%, hồ nước: dùng khi tổn thương là mụn nước đơn thuần, chưa rỉ nước, chữa vỡ.
- Dung dịch Milian: dùng cả khi tổn thương da có rỉ nước.
- Thuốc mỡ, kem bôi chứa corticoid như Flucinar, Dermovate, Eumovate… hoặc dạng kết hợp với kháng sinh, chống nấm để điều trị nhiễm khuẩn (nếu có).
– Điều trị toàn thân:
- Thuốc kháng sinh, kháng Histamin H1, thuốc chống nấm, chống viêm corticoid…
- Thuốc điều trị rối loạn thần kinh giao cảm (cho bệnh nhân tổ đỉa do ra nhiều mồ hôi tay chân, dễ bị stress…)
- Các vitamin A, C, E, PP… giúp thúc đẩy quá trình hồi phục da và tăng cường sức đề kháng.
– Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng tia cực tím bước sóng ngắn và trung bình (UVC, UVB) cho những trường hợp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Các phương pháp điều trị theo Tây y có ưu điểm cho hiệu quả điều trị nhanh, cải thiện triệu chứng tốt. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát và người bệnh thường phải phụ thuộc vào thuốc để “chung sống” với bệnh cả đời.
Điều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam
Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm trong dân gian. Các công thức được lưu truyền từ nhiều đời nay có thể kể đến:
- Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa với nước lá trầu không, chè xanh, lá lốt, lá bàng….
- Uống nước lá lốt.
- Bôi rượu tỏi
- Đắp lá lốt, rau răm..
Các mẹo dân gian chữa tổ đỉa có ưu điểm lành tính, chi phí rẻ. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, cấp tính nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Những trường hợp nặng hơn, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp điều trị chính thống khác.
Chữa tổ đỉa bằng đông y
Điều trị tổ đỉa bằng Đông y vẫn là phương pháp được nhiều người lựa chọn hơn cả bởi đảm bảo sự an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, đặc biệt là có khả năng loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa tái phát.
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh tổ đỉa có sự kết hợp giữa thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da. Tùy thuộc vào vị trí, thời điểm phát bệnh và tình trạng bệnh sẽ có bài thuốc khác nhau. Người bệnh nếu muốn điều trị bằng phương pháp này nên đến các phòng khám, trung tâm Đông y để được chẩn trị, bốc thuốc một cách phù hợp nhất.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?” Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chínhBệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Có tự khỏi được không?Điều trị tổ đỉa bao lâu thì hết?Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉaThuốc điều trị bệnh tổ đỉaĐiều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc namChữa tổ đỉa bằng đông y Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y […]
Xem chi tiết