Tổ Đỉa
Tổ đỉa là một tình trạng viêm da đặc biệt với triệu chứng điển hình là những mụn nước nhỏ phát triển ở ngón tay, bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy dữ dội. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng căn bệnh này thường có xu hướng dai dẳng, gây mất mỹ quan, khó chịu cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần sớm nắm bắt các triệu chứng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tổ đỉa là gì? Bệnh có lây không?
Tổ đỉa (tiếng anh là Dyshidrosis) là một dạng bệnh viêm da đặc biệt. Có biểu hiện là những mụn nước nhỏ, kích thước từ 1-2mm, chứa chất lỏng hình thành trên lòng bàn tay và ngón tay hoặc bàn chân. Những mụn nước này thường tồn tại trên da khoảng 3 tuần, gây ngứa dữ dội, thậm chí cản trở cho việc vận động của người bệnh. Khi mụn nước khô, chúng tạo thành vảy trên da gây mất thẩm mỹ.
Theo bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, tổ đỉa không phải căn bệnh lây không quá nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Bệnh này cũng không bị lây nhiễm. Do đó, người thân hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần cách ly.
Triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình thường gặp
Các triệu chứng bệnh tổ đỉa thường xuất hiện theo đợt, có thể kéo dài trong vài tuần. Ngay khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy ngay những bất thường trên da là biểu hiện điển hình của tổ địa. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:
- Xuất hiện mụn nước: Da người bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, ăn sâu vào biểu bì da, sờ thấy cứng chắc. Tình trạng này xuất hiện ở kẽ ngón tay, chân, lòng bàn tay, mu bàn tay. Một số mụn liên kết với nhau tạo thành từng đám bọng nước.
- Nhiễm khuẩn mụn nước: Mụn tổ đỉa có thể sưng đỏ hoặc chuyển sang màu đục, đi kèm với nó là hiện tượng sưng hạch bạch huyết và sốt kéo dài.
- Ngứa, nóng rát: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, càng gãi càng khó chịu bởi cơn ngứa không dứt, vết thương sưng tấy, đau, nóng rát nghiêm trọng hơn.
- Da khô, có vảy: Khi mụn nước xẹp xuống, khô lại sẽ đóng thành vảy trên da. Lớp vảy này sau khi bong tróc có thể để lại điểm dày sừng vàng đục gây mất thẩm mỹ.
- Móng tay, móng chân thay đổi hình dáng: Mụn tổ đỉa khiến móng tay, móng chân người bệnh bị ảnh hưởng, hạch bạch huyết sưng lên gây biến dạng theo thời gian.
Khi nào cần gặp bác sĩ? Ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu bệnh dai dẳng, khó chữa, thậm chí còn dẫn tới tình trạng tổ đỉa bội nhiễm phức tạp hơn.
Đặc biệt, cần thăm khám ngay khi thấy các biểu hiện như:
- Các mụn nước xuất hiện trên da ngày càng dày đặc.
- Hiện tượng sưng hạch bạch huyết và sốt cao kéo dài.
- Luôn luôn thấy ngứa ngáy, cơn ngứa không có xu hướng thuyên giảm.
Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị sau này thì ngay khi thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện trên da, nguyên nhân có thể là do tổ đỉa hay một bệnh lý nào khác thì người bệnh cần trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân bệnh cần chú ý
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính phải kể tới:
- Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy có tới 50% các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa là do di truyền. Theo đó, nếu gia đình một người có người mắc tổ đỉa hoặc các bệnh da liễu, tỷ lệ mắc bệnh của người đó cũng cao hơn những người khác.
- Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Người bị dị ứng với các chất như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc với các yếu tố này cũng có thể bị kích ứng da, dẫn tới bệnh.
- Do nhiễm khuẩn: Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn vi khuẩn như đất, nước bẩn sẽ có nguy cơ khiến da bị viêm nhiễm, tổn thương, từ đó dẫn tới bệnh.
- Do cơ địa: Tổ đỉa có thể là biến chứng các bệnh như hen suyễn, viêm thận, viêm gan,… Ngoài ra, sức đề kháng yếu, ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng có thể tạo điều kiện hình thành bệnh.
- Rối loạn thần kinh giao cảm: Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa là do quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân. Tình trạng này xuất hiện do do rối loạn thần kinh giao cảm. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng các loại thuốc điều trị có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, từ đó khiến dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, nguyên nhân gây tổ đỉa có thể xuất hiện do căng thẳng kéo dài, phơi nhiễm với một số hóa chất, hoặc vệ sinh tay chân không đúng cách.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Như đã nói, bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng tái phát liên tục, gây ngứa ngáy, khó chịu. Điều này gây tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ cũng như hoạt động hằng ngày của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh thường xuyên cào, gãi lên da và chăm sóc da không đúng cách, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Nhiễm trùng: Dù nằm sâu trong lớp biểu bì và rất khó vỡ nhưng việc cào mạnh và chà sát lên da có thể khiến các mụn tổ đỉa vỡ gây chảy dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng gây ra các mụn sưng đau, khiến người bệnh nóng rát, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nặng.
- Biến dạng móng: Mụn nước ở ngón chân, ngón tay có thể khiến móng bị biến dạng, nứt nẻ.
- Gây tâm lý tự ti: Do các mụn nước gây mất thẩm mỹ, tổ đỉa bệnh học có thể khiến người bệnh tự ti gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp hằng ngày.
Bệnh tổ đỉa và cách chữa hiệu quả
Để giảm nguy cơ bội nhiễm da và cải thiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần tiến hành điều trị chàm tổ đỉa trong thời gian sớm nhất. Nếu xử lý và chăm sóc đúng cách, tổn thương da có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 3 – 4 tuần. Với căn bệnh này, người bệnh có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau như chữa bằng Tây y, Đông y hay mẹo dân gian. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa, bệnh nhân nên có lựa chọn phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một căn bệnh da liễu nên đa phần các triệu chứng xuất hiện ngoài da. Hiện nay, không có phương pháp xét nghiệm nào được áp dụng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm khác để loại trừ các căn bệnh da liễu có triệu chứng tương tự với tổ đỉa.
Vì vậy để xác định chính xác tình trạng mắc tổ đỉa, người bệnh cần tới ngay các phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa da liễu để thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như sau:
- Corticosteroid: Các loại kem và thuốc mỡ corticosteroid có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các mụn nước.
- Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramine, Loratadine: Có tác dụng đẩy lùi các nguyên nhân gây bệnh.
- Nước muối sinh lý hoặc dung dịch: Giúp làm sạch vùng da bị tổ đỉa, hạn chế lây lan sang các vùng lân cận.
- Tiêm Triamcinolone: Loại thuốc này được tiêm trực tiếp đến vùng tổn thương trên da từ đó giúp tác động phục hồi từ bên trong.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Giúp chống nhiễm khuẩn do bệnh, nhất là khi mụn nước bong ra.
Việc kê đơn thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân gây cũng như cơ địa của mỗi người, do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ đề ra, không được bỏ dở giữa chừng, không được lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian tại nhà
Sử dụng các thảo dược tự nhiên điều trị tổ đỉa cũng là cách đang được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi phương pháp này giúp đẩy lùi mụn nước, làm lành vùng da tổn thương một cách an toàn, hiệu quả. Một số mẹo dân gian chữa tổ đỉa thường gặp phải kể tới:
- Chữa bằng lá lốt: Người bệnh dùng khoảng 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát. Sau đó chắt lấy nước uống 3 lần/ ngày. Tiếp tục lấy phần bã đun sôi với nước, dùng ngâm tay chân trong vòng 15 phút.
- Chữa bằng tỏi: Dùng khoảng 2 củ tỏi, bóc vỏ, ngâm với 300ml rượu trắng trong vòng 1 tuần. Dùng rượu tỏi xoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, để nguyên trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa bằng rau răm: Dùng khoảng 50g rau răm, rửa sạch, thêm ½ thìa muối trắng giã nát. Dùng hỗn hợp rau răm đã giã chà xát lên phần da bị tổ đỉa. Thực hiện 2 lần/ ngày giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Khi áp dụng các mẹo dân gian chữa tổ đỉa cần lưu ý, các biện pháp này dù an toàn nhưng dược tính không cao do đó chỉ phù hợp với các ca bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã nặng, ở giai đoạn mãn tính, áp dụng các mẹo dân gian không giúp đẩy lùi dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Do đó, bệnh vẫn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Chữa tổ đỉa bằng Đông y
Chữa bệnh tổ đỉa bằng YHCT hiện đang là phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn, không gây tác dụng lại mang tới kết quả điều trị tối ưu, không tái phát.
Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết, YHCT quan niệm tổ đỉa là bệnh do nhiệt tà hay độc tà, phong thấp kết lại ở bì phu bàn tay, bàn chân. Do đó, nếu chỉ sử dụng các loại thuốc bôi ngoài cũng chỉ giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chống ngứa ngáy, bội nhiễm nhưng sẽ không chữa dứt điểm, bệnh chắc chắn sẽ tái phát sau đó.
Để chữa bệnh tổ đỉa, Đông y sử dụng những thảo dược tự nhiên giúp thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp nhằm điều hòa khí huyết. Khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ, các triệu chứng trên da cũng từ từ biến mất, không có cơ hội tái phát.Tổ đỉa ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng có thể đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh bằng các thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Theo bác sĩ Lê Phương, bệnh nhân tổ đỉa nên hạn chế những thực phẩm dễ gây kích ứng hay cản trở quá trình trao đổi chất và thải độc của cơ thể. Ngoài ra, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhằm tái tạo tổn thương trên da. Cụ thể:
Bị tổ đỉa nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm nhiều kẽm như ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu…
- Trái cây, rau củ giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, cam quýt…
- Thực phẩm giàu vitamin E
Bị tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
- Hải sản, thực phẩm có mùi tanh
- Đồ ngọt, chứa nhiều đường
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Thịt gà, tôm cua đồng,…
Phòng tránh bệnh tổ đỉa như thế nào?
Bệnh tổ đỉa rất dễ tái phát nếu không có biện pháp ngăn chặn hợp lý. Để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này, mỗi người cần chú ý một số điểm sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Việc giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là khu vực bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, chân, giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ da. Tuy nhiên, cần tránh các sản phẩm xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Tránh xa các yếu tố dị nguyên: Nên tránh xa các yếu tố như lông thú, bụi bẩn, phấn hoa,…. bởi đây là những thủ phạm dẫn tới tổ đỉa ở nhiều người. Để làm được việc này, mỗi người cần thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, hạn chế đề chó mèo vào nhà hay ngủ chung giường.
- Thận trọng khi làm việc trong môi trường chứa hóa chất độc hại: Nếu thường xuyên phải làm việc trong môi trường chứa hóa chất như thợ sơn, công nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,… cần trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ nhằm tránh tiếp xúc với các hóa chất gây hại. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa: Nên hạn chế tiếp xúc xà phòng, nước rửa chén, thuốc tẩy,… bởi đây là những yếu tố có thể gây kích ứng da, dẫn tới bệnh tổ đỉa. Bạn nên đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất này.
Bệnh tổ đỉa có thể chữa dứt điểm nếu nhanh chóng phát hiện và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng, bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị phù hợp, tránh để lâu, bệnh biến chứng, khó điều trị.
Nội dung chínhTổ đỉa là gì? Bệnh có lây không?Triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình thường gặpNguyên nhân bệnh cần chú ý Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Bệnh tổ đỉa và cách chữa hiệu quảPhương pháp chẩn đoán bệnh tổ đỉaĐiều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTổ đỉa là gì? Bệnh có lây không?Triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình thường gặpNguyên nhân bệnh cần chú ý Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Bệnh tổ đỉa và cách chữa hiệu quảPhương pháp chẩn đoán bệnh tổ đỉaĐiều trị bệnh tổ đỉa bằng Tây y Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian […]
Xem chi tiết